1.3.1. Các nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng là giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào q trình tái sản xuất xã hội.
Đứng trên góc độ tồn nền kinh tế thì vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn vốn đầu tư trong nước: Là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm của chính phủ được huy động vào q trình tái sản xuất của xã hội. Biểu hiện
cụ thể của nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm: nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân.
+ Nguồn vốn nhà nước: Bao gồm nguồn vốn của NSNN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn NSNN: Đây chính là nguồn để đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước dùng để đầu tư cho các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh mà khơng hạch tốn trực tiếp được hiệu quả kinh tế, khơng có khả năng thu hồi vốn hoặc khả năng thu hồi vốn rất thấp, các thành phần Nhà nước không hoặc khơng được đầu tư. Vốn NSNN cịn để đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Nguồn vốn này là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi trực tiếp. Bên cạnh đó, nguồn vốn này cịn phục vụ cho cơng tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Thơng qua nguồn vốn tín dụng đầu tư, nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược.
+ Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và tích lũy từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động khác ...
+ Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp, các hợp tác xã.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngồi bao gồm tồn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngồi có thể huy động vào q trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngồi trên phạm vi rộng hơn đó là dịng lưu chuyển vốn quốc tế. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngồi như sau:
+ Vốn tài trợ phát triển chính thức: Nguồn này bao gồm Viện trợ phát triển chính thức và các hình thức tài trợ khác. Trong đó nguồn viện trợ phát triển chính thức chiếm tỷ trọng chủ yếu.
+ Vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế. + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .
+ Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
1.3.2. Vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước
Theo cấp ngân sách, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương.
- Nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương thuộc NSNN do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước (gọi chung là bộ) quản lý, thực hiện. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN.
- Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương thuộc NSNN do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) và các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (ngân sách cấp huyện) và các phường, xã quản lý (ngân sách cấp xã). Nguồn vốn này chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư NSNN hàng năm của cả nước.
Theo tính chất kết hợp nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm nguồn ngân sách tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.
- Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN do các cơ quan trung ương và địa phương chịu trách nhiệm quản lý.
- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là loại vốn NSNN thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp mang tính chất đầu tư như duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa các cơng trình giao thơng, nơng nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các chương trình quốc gia, dự án nhà nước.
Theo nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được chia thành vốn có nguồn gốc trong nước và vốn có nguồn gốc ngước ngồi.
- Vốn NSNN có nguồn gốc trong nước: Là loại vốn NSNN nhưng dành để chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu để đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, nguồn vốn này được hình thành từ vốn vay trong dân cư và vay các tổ chức trong nước. Nguồn hình thành của loại vốn này là từ thuế và các nguồn thu khác của nhà nước như cho thuê tài sản ...
- Vốn đầu tư từ NSNN có nguồn gốc từ vốn ngồi nước: Cũng là vốn NSNN nhưng chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính thức. Đây là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển theo hai phương thức: Viện trợ khơng hồn lại và viện trợ có hồn lại (tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguồn vốn vay này được hình thành từ việc vay thương mại, thuê mua tài sản ...
1.3.3. Đặc điểm vốn ngân sách trong phát triển giao thông đường bộ
Hạ tầng giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải nói riêng và của kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung; sự phát triển của hạ tầng giao thơng đường bộ góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế, là tiền đề thúc đẩy các ngành khác phát triển do đó vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cũng có những đặc điểm riêng so với vốn đầu tư phát triển các ngành khác:
- Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phải đảm bảo về mặt vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy nhanh q trình tái sản xuất, tiết kiệm chi phí cho xã hội và tài nguyên của đất nước.
- Vốn đầu tư để thực hiện phát triển giao thông đường bộ được cân đối trong phạm vi ngân sách do đó cần phải chú ý đến đặc điểm nào nhằm tăng cường hạ tầng giao thông đường bộ đạt hiệu quả tối đa mà không ảnh hưởng đến nguồn vốn NSNN để phát triển các ngành khác.
- Hạ tầng giao thơng đường bộ có vị trí cố định, phân bổ khắp các vùng miền của đất nước và có giá trị rất lớn. Vì vậy vốn đầu tư phát triển giao thơng đường bộ từ NSNN không chỉ chú trọng tới nhu cầu đi lại hiện tại mà còn phục vụ nhu cầu lưu thơng hàng hố ngày càng tăng trong tương lai cho nên cần phải có kế hoạch sử dụng vốn phù hợp như: cần xem xét các ngành mũi nhọn, tính tốn lựa chọn các tuyến đường…
- Vốn đầu tư cho xây dựng các cơng trình hạ tầng giao thông đường bộ thường phát sinh trong thời gian dài, nhiều cơng trình phải đầu tư 10 năm mới có thể đi vào sử dụng, sử dụng nhiều loại cơng việc có tính chất, đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy cần phải có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn thích hợp để tránh thất thốt lãng phí nguồn vốn NSNN.
- Hiệu quả sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả xã hội còn được đánh giá cao hơn ở nhiều cơng trình như các cơng trình xây dựng giao thơng nơng thơn… Hiệu quả sử dụng vốn là rất khó đo lường trực tiếp và thường được đo lường thông qua hiệu quả của các ngành kinh tế khác.
1.3.4. Vai trị của vốn ngân sách trong phát triển giao thơng đường bộ
Trong bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào thì vốn NSNN đều đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là lĩnh vực địi hỏi lượng vốn rất lớn do đó đây là lĩnh vực mà tư nhân rất hạn chế tham gia đầu tư. Vì vậy nguồn vốn nhà nước càng có một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ:
- Vốn ngân sách nhà nước đóng vai trị nền tảng, quyết định đến sự hình thành hệ thống hạ tầng giao thơng đường bộ. Đây là nhiệm vụ nền tảng của bất cứ
quốc gia nào xuất phát từ nhiệm vụ và vai trò của nhà nước trong việc cung cấp hàng hố cơng cộng.
- Vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trị chủ đạo để thu hút các nguồn vốn khác thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và ngồi nước. Chỉ khi có nguồn vốn nhà nước tham gia vào trong các dự án mới tạo được niềm tin tối đa cho các nhà đầu tư để từ đó họ bỏ vốn ra để đầu tư đặc biệt với nguồn vốn nước ngồi, có thể thấy rõ vai trò quan trọng của vốn NSNN trong việc thu hút vốn ODA khi mà vốn NSNN là một nguồn vốn đối ứng quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng…
- Ngân sách nhà nước đóng vai trị điều phối trong việc hình thành hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Ngân sách nhà nước sẽ tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.