Đầu tư giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 60)

2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO

2.3.3.1. Đầu tư giao thông nông thôn

Với dân số trung bình cuối năm 2014 là 65.589 người, phân loại theo khu vực thành thị 19.240 người và khu vực nông thôn là 46.349 người (niên giám thống kê huyện Năm Căn, 2014); như vậy, dân số ở khu vực nông thôn chiếm 70,66% dân số trung bình tồn huyện, việc phát triển giao thơng nơng thơn sẽ góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thơng hàng hố, xố đói giảm nghèo. Nhận thấy được điều đó, Đảng và Nhà nước ln đề ra chủ trương, đường lối, chính sách để xây dựng phát triển giao thông nông thôn với phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, có sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước. Đối với đường giao thông tại huyện Năm Căn thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm chiếm khoảng 80% các dự án, các dự án cịn lại là do khơng có nhà dân nên nhà nước đầu tư 100%.

Bảng 2.10: Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện Năm Căn

Đơn vị: Ngàn đồng

Nguồn huy động

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Năm 2014 Năm 2015 Mức huy động Tỷ lệ % Mức huy động Tỷ lệ % Mức huy động Tỷ lệ % Dân đóng góp 1.039.496 20 1.824.982 20 0 0 0 0 Ngân sách địa phương hỗ trợ 3.638.237 70 8.499.927 80 10.836.090 100 6.537.672 2.790.231 Nguồn khác 519.749 10 0 0 0 0 Tổng cộng 5.197.482 100 10.624.909 100 10.836.090 100 6.537.672 2.790.231

Qua số liệu bảng 2.10 cho thấy tình hình huy động vốn sử dụng đầu tư phát triển giao thông đường bộ ở địa phương không cao, mức huy động thực tế có thay đổi theo tình hình ở xã, ấp, nhưng bình qn mức huy động vốn dân đóng góp là 20% giá trị cơng trình, cịn lại nhà nước đầu tư. Việc huy động vốn dân nhân đóng góp gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay một số cơng trình vẫn cịn nợ NSNN có nhiều ngun nhân như: do dân khơng có điều kiện đóng góp; hoặc do cơng trình thực hiện xong dân cố tình khơng đóng góp…Từ năm 2014 đến nay cơng tác huy động vốn dân đóng góp thực hiện chuyển đổi qua hình thức xây dựng mặt bằng đất đen, nên cơng trình thực hiện qua nhà dân nào thì nhà đó phải thực hiện mặt bằng đất đen cho đơn vị thi cơng.

Kết quả đạt được: Có 2/8 xã thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn nơng thơn mới, có đường giao thơng nối liền từ ấp đến trung tâm xã; năm 2012, xã Đất Mới khánh thành và đưa vào sử dụng cầu treo bắc qua sông 7 Háp từ đây người dân không phải di chuyển bằng phà nên yên tâm lưu thông mỗi khi thủy triều dâng.

2.3.3.2. Đầu tư giao thông đường đô thị

Tốc độ đơ thị hố của Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng ngày càng nhanh vì vậy để có thể đáp ứng được nhu đầu đi lại ngày càng cao của cư dân đô thị cũng như theo kịp tốc độ phát triển của các đơ thị lớn thì đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị cần phải đi trước một bước.

Để đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và xuất phát từ thực tiễn hàng năm nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tại huyện Năm Căn cũng được quan tâm đáng kể.

Bảng 2.11: Chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị tại huyện Năm Căn

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chi đầu tư xây dựng

giao thông đô thị 4.921.225 5.411.279 12.882.950 16.630.594 7.854.548

Tốc độ tăng hàng năm 0 9.95% 138.07% 29.08% 0

Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Năm Căn Biểu đồ 2.5: So sánh đầu tư hạ tầng đường bộ theo khu vực

0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 18000000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chi đầu tư xây dựng mới GTĐB đô thị

Chi đầu tư xây dựng mới GTĐB nông thôn

Qua số liệu bảng 2.11 và biểu đồ 2.5 cho thấy vốn đầu tư hàng năm của NSNN chi đầu tư khu vực đơ thị tập trung vào giải quyết tình trạng xuống cấp của bề mặt đường, tình trạng ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến và thủy triều dâng và đặc biệt là tình trạng tắc đường tại các nút giao thông mỗi khi vào giờ cao điểm tan trường. Chính vì vậy, NSNN chi đầu tư xây dựng giao thơng đô thị tại địa phương thay đổi qua các năm, năm 2013, năm 2014 thì NSNN thực hiện chi giao thơng đơ thị là cao nhất tập trung vì mục tiêu phấn đấu thị trấn Năm Căn đạt đô thị loại 4 và huyện Năm Căn trở thành thị xã. Đối với đầu tư xây dựng mới giao thông đường bộ khu vực nông thôn được đầu tư nhiều ở năm 2011, năm 2012 nhiều hơn khu vực đô thị là do thời gian này tập trung xây dựng các tuyến đường nối liền từ các ấp đến trung tâm các xã để tiến tới xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Ngày 29.8.2012, tại ấp Trường Đức, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đã diễn ra lễ khởi công xây dựng cầu Năm Căn, cây cầu cuối cùng trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Cầu Năm Căn có tổng chiều dài 3.390m (chiều dài cầu là 890m) và 2 đường dẫn 2.500m. Đường dẫn sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng sử dụng, nền đường rộng 12m, mặt 11m. Cầu có tổng kinh phí xây dựng trên 650 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Ngày 07/02/2015, cầu Năm Căn được khánh thành thông xe kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.

- Cầu Đầm Cùng bắc qua sông Bảy Háp nối liền huyện Cái Nước và Năm Căn thuộc địa phận tỉnh Cà Mau. Cầu được khởi công ngày 05/01/2009 do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - Bộ Giao thông Vận Tải làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 351 tỷ đồng. Điểm đầu cầu Đầm Cùng thuộc xã Trần Thới, huyện Cái Nước, điểm cuối thuộc địa phận xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Cầu có quy mơ 2 làn xe, chiều rộng bề mặt 12m, chiều dài tuyến 2050 m, trong đó chiều dài cầu 668 m và đường hai đầu cầu dài 1380m, quy mô vĩnh cửu sử dụng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu Đầm Cùng là một trong hai cây cầu cuối cùng trên Quốc lộ 1A từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau. Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Đầm Cùng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của phà Đầm Cùng, phà cuối cùng trên Quốc lộ 1A. Ngày 30/01/2012 tại ấp Đầm Cùng xã Trần Thới huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức khánh thành cầu Đầm Cùng.

- Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi qua địa bàn hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển cũng được thơng xe kỹ thuật có tổng chiều dài 51,3 km, có bề rộng nền đường 7,5m, bề rộng mặt đường là 6m.

Bảng 2.12: So sánh hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ huyện Năm Căn giai đoạn 2004 – 2015

Năm Đơn vị Đường quốc lộ Đường huyện Đường đô thị Đường xã 2004 Km 0.3 20.05 8.09 110.23 2015 Km 0.8 37.803 14.35 230.03

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Năm Căn

Qua số liệu bảng 2.12 cho thấy hệ thống mạng lưới đường bộ không ngừng tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Từ khi được thành lập từ năm 2004 thì tồn huyện chỉ có 138.67 km đường bộ, sau 10 năm xây dựng và phát triển thì năm 2015 thì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ tăng lên 144.313 km so với năm 2004. Điển hình là đường huyện và đường xã, hệ thống giao thông đường xã trước đây chủ yếu là đường thủy, hoặc đường đất đen rất khó khăn trong việc lưu thông do phải lệ thuộc vào thủy triều, mùa mưa thì lầy lội, hiện nay các con đường giao thông đã được xây dựng từ xã đến các ấp trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thơng từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2.3.4. Phân tích đầu tư hạ tầng giao thơng đường bộ theo vùng lãnh thổ

Do tính chất, cũng như tình hình thực tế tại địa phương, huyện Năm Căn không thực hiện đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo vùng, lãnh thổ.

2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Năm Căn giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Năm Căn

Nền kinh tế muốn phát triển lâu dài và bền vững, đòi hỏi phải tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Nhưng đi liền với đó, cơng tác thanh tra, giám sát tài chính đối với vốn đầu tư sử dụng NSNN là rất cần thiết và cũng là vấn đề bức xúc, nóng bỏng và rất phức tạp hiện nay. Do vậy, địi hỏi cơng tác thanh tra, giám sát tài chính phải giám sát những đồng vốn của NSNN làm sao có hiệu quả cao, góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kết quả thanh tra lĩnh vực đầu tư XDCB giai đoạn 2011 - 2015 đã phát hiện nhiều sai phạm làm thất thốt, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN, các dạng sai phạm chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thơng đường bộ điển hình:

- Năm 2012, qua thanh tra, kiểm tra đề nghị thu hồi nộp hoàn NSNN do sử dụng khơng hết dự tốn được giao xây dựng 2 cơng trình giao thơng nơng thơn với số tiền 325.657.800 đồng; nguyên nhân là do đơn vị tư vấn, thiết kế (phòng Kinh tế - Hạ Tầng) thiếu khảo sát thực tế dẫn đến lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không đúng với thực tế thi công (thừa).

- Năm 2013, qua thanh tra, kiểm tra đề nghị nộp hồn NSNN do cơng trình giao thông nông thôn thi công thiếu so với thiết kế được duyệt với số tiền 193.962.400 đồng; nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu kiểm tra, giám sát khi cơng trình hồn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng, mặt khác ban giám sát cộng đồng chưa làm tốt vai trị, trách nhiệm của mình trong việc giám sát thi cơng cơng trình.

- Ngồi ra, qua thanh tra cịn phát hiện rất nhiều sai phạm như:

+ Công tác khảo sát thiết kế chưa phù hợp với thực tế dẫn đến thay đổi thiết kế làm phát sinh chi phí, do địa phương có hệ thống sơng ngịi chằng chịt việc thiết kế cao độ thơng thuyền phải tính đến những tháng cuối năm thủy triều dâng cao, tuy nhiên khi đưa vào thi công hầu hết phải nâng cao độ thông thuyền;

+ Cơng tác quyết tốn cơng trình đã hồn thành nghiệm thu vẫn cịn chậm, nguyên nhân là do năng lực cán bộ cịn hạn chế, bố trí cơng việc chưa phù hợp với chun mơn được đào tạo; mặt khác, do cán bộ phịng Tài chính - Kế hoạch cịn hạn chế phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên công tác thẩm tra, quyết toán chưa kịp thời;

+ Tình trạng phổ biến các dự án chậm tiến độ phải kéo dài là do công tác chuẩn bị xây dựng và đền bù giải phóng mặt bằng khơng kịp thời, chủ yếu là xác định giá trị tài sản đền bù và thực hiện chính sách hỗ trợ đền bù không đúng chế độ.

2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến chi đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Năm Căn

2.5.1. Các nhân tố về kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2015, huyện Năm Căn không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, bên cạnh vốn bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh thì vốn đối

ứng của địa phương cũng góp phần khơng nhỏ trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện.

- Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, để đạt được như vậy là do kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, giao lưu hàng hóa trong vùng và các vùng lân cận khơng qua nhiều khâu vận chuyển tiết kiệm được chi phí, thu nhập tăng dẫn đến tiêu dùng tăng góp phần đóng vào ngân sách địa phương.

- Do giao thông thuận tiện thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ phát triển, đây là ngành được khuyến khích thực hiện vì thu được lợi nhuận cao mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 2.13: Tổng sản phẩm xã hội theo giá thực tế tại huyện Năm Căn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

- Tổng sản phẩm xã hội

theo giá thực tế 1.508,290 1.750,240 1.900,260 2.089,849 2.771,140

+ Ngư, lâm, nông

nghiệp 751.388 899.793 919.980 966.657 1.081.040

+ Công nghiệp, xây

dựng 530.068 560.051 626.250 689.232 1.120.000

+ Dịch vụ 226.834 290.396 354.030 433.960 570.100

Tốc độ tăng hàng năm 0 16.04% 8.57% 9.97% 32.6%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Năm Căn

Qua số liệu bảng 2.13 cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, khi hệ thống hạ tầng giao thông phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tổng sản phẩm xã hội ở địa phương có sự chuyển rõ rệt theo từng giai đoạn đặc biệt là năm 2015 thì tốc độ tăng là 32.6% vì hoạt động giao thông thuận tiện giao thông nối liền các xã, ấp, khóm, thúc đẩy nhân dân địa phương mạnh dạn phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất và hoạt động giao lưu phát triển mạnh hơn nên hàng hóa đa chủng loại và thành phần cũng như giá cả…

Bảng 2.14: Chỉ số phát triển Tổng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2011 phân theo ngành kinh tế (Năm trước = 100) tại huyện Năm Căn

Đơn vị: %

Nội dung Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nông nghiệp và lâm nghiệp 114,10 95,81 158,72 44,43 Thủy sản 105,54 100,96 106,37 101,65 Công nghiệp khai thác mỏ

Công nghiệp chế biến, chế tạo 102,59 108,62 116,49 116,46 Sản xuất và phân phối điện khí đốt,

nước và sản xuất nước đá 119,47 118,08 118,84 95,90 Xây dựng 101,52 112,92 106,76 187,48 Thương nghiệp; sửa chữa xe có động

cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân 118,01 120,28 121,23 112,74 Khách sạn và nhà hàng 140,72 117,32 119,02 113,70 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 144,03 111,69 109,25 109,89 Các ngành dịch vụ khác 128,77 104,98 114,25 113,92

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Năm Căn

2.5.2. Đặc điểm tự nhiên của địa phương

Huyện Năm Căn về vị trí địa lý có 2 phía giáp biển là phía đơng giáp Biển Đơng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan nên giao thơng thuận lợi đường thủy lẫn đường bộ.

Khí hậu thời tiết mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo, nên nhiệt độ quanh năm cao, nhiệt độ trung bình 26,90C. Trong năm, khí hậu phân chia làm 2 mùa khác biệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, biển tương đối lặng, thời tiết tốt, thuận lợi cho khai thác biển, nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, du lịch… Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, mùa mưa thỉnh thoảng xuất hiện áp thấp gần bờ, giơng, lốc, gió xốy cấp 7 - cấp 8, ảnh hưởng đối với nghề khai thác biển, đi lại khó khăn...

Đất đai của huyện Năm Căn là vùng đất trẻ với phù sa bồi đắp tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản và trồng rừng.

Từ năm 2004 đến nay huyện Năm Căn không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)