PHÂN TÍCH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VỀ HẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 70 - 75)

thông đường bộ tại huyện Năm Căn

Bất cứ một hoạt động đầu tư phát triển nào cũng đều phải đặt kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư lên trên hết và điều đó cũng đúng với đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn NSNN, với nguồn vốn hạn hẹp thì kết quả và hiệu quả càng được nhà nước đặt lên hàng đầu.

- Chỉ tiêu thứ nhất khi nói đến hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ được thể hiện ở năng lực vận tải của ngành giao thông đường bộ, đây là thước đo chính xác nhất hiệu quả của hoạt động đầu tư. Với mỗi con đường hay mỗi cây cầu mới được xây dựng đều làm cho hạ tầng giao thông đồng bộ hơn, khoảng cách các nơi ngày càng thu hep, thời gian đi lại cũng giảm. Điều này sẽ thúc đẩy lưu thơng hàng hố, vận chuyển hành khách bằng đường bộ phát triển.

Bảng 2.15: Khối lượng hành khách và hàng hoá được vận chuyển qua đường bộ tại huyện Năm Căn

Năm Hành khách Hàng hoá

Vận chuyển (người) Vận chuyển (tấn)

2011 90.132 768 2012 99.115 922 2013 120.179 1.203 2014 170.270 1.498 2015 200.850 1.786

Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Năm Căn

Qua số liệu bảng 2.15 cho thấy số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ tăng lên qua các năm, đặc biệt là khối lượng hàng hóa chủ yếu được vận chuyển bằng bộ. Kết quả đó là sự

quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương, cố gắng đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo thông suốt các tuyến đường từ huyện đến xã, từ xã đến ấp.

- Chỉ tiêu thứ hai khi hạ tầng giao thông đường bộ phát triển thì hiệu quả mang lại khơng chỉ tạo điều kiện giao thông thuận tiện, thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực với nhau…mà còn nâng cao mức sống của dân cư như; mức gia tăng sản phẩm trên địa bàn, mức gia tăng thu nhập…

Bảng 2.16: Thu nhập bình quân đầu người tại huyện Năm Căn

Đơn vị: Triệu đồng

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thu nhập bình quân

đầu người 23,283 26,806 29,093 31,952 42,250 Tốc độ tăng hàng năm 0 15.13% 8.53% 9.82% 32.22%

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Năm Căn

Qua số liệu bảng 2.16 một lần nữa khẳng định vai trò và hiệu quả của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Theo số liệu thống kê thì thu nhập bình quân đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau ở từng năm. Tăng mạnh nhất là năm 2015, do hệ thống giao thông đường bộ ở địa phương đã hồn thiện cùng với các cơng trình trọng điểm được đưa vào hoạt động như cầu Năm Căn, thơng xe kỹ thuật đường Hồ Chí Minh nên việc đi lại của người dân thuận lợi cũng như trong kinh doanh do lượng khách tham quan, du lịch tăng.

- Chỉ tiêu thứ ba là sự gia tăng số doanh nghiệp và lao động có việc làm: Đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Năm Căn nói riêng.

Bảng 2.17: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo xã, thị trấn

Đơn vị: Doanh nghiệp

Địa danh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thị trấn Năm Căn 55 58 63 84 87 Xã Hàm Rồng 8 10 10 11 9

Xã Hiệp Tùng 4 5 8 8 8 Xã Đất Mới 3 5 4 4 2 Xã Lâm Hải 17 19 20 20 16 Xã Hàng Vịnh 10 13 13 21 20 Xã Tam Giang 5 6 6 7 7 Xã Tam Giang Đông 2 2 3 2 2 Tổng số 104 118 127 157 151

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Năm Căn

Bảng 2.18: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện Năm Căn phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: Doanh nghiệp

TT Ngành

Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thủy sản 20 23 27 29 26 2 Khai khoáng - - - - - 3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 10 13 11 10 5 4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi

nước, nước nóng và điều hịa khơng khí - - - - 5 5 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nước thải - - - - - 6 Xây dựng 9 11 13 15 14 7 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô xe

máy và xe có động cơ khác 56 59 64 91 89 8 Vận tải, kho bãi 4 6 6 4 6 9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1 1 1 1 2 10 Thông tin và truyền thông - - - - - 11 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm - - - - - 12 Hoạt động kinh doanh bất động sản - - - - - 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và cơng

14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ - - - 1 -

15

Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

- - - - -

16 Giáo dục và đào tạo - - - - - 17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội - - - - - 18 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí - - - - - 19 Hoạt động dịch vụ khác 4 5 5 6 3

20

Hoạt động làm th cơng việc gia đình trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

- - - - -

21 Hoạt động các tổ chức và cơ quan quốc tế - - - - -

Tổng số 104 118 127 157 151

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Năm Căn

Qua số liệu bảng 2.17, 2.18 cho thấy về tổng thể số doanh nghiệp đang hoạt động không ngừng tăng lên qua các năm và tập trung nhiều ở các xã có giao thơng đường bộ thuận lơi như: Thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Lâm Hải, xã Hàng Vịnh; tuy nhiên, để đánh giá đúng và rõ vai trò của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tác động làm cho số danh nghiệp ở một số xã tăng thì phải nhìn nhận từ năm 2012 khi có dự án xây dựng đường ơ tơ về trung tâm các xã tạo điền kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất như xã: Hàng Vịnh, Tam Giang; đối với xã Tam Giang Đông và xã Hiệp Tùng hiện đang thực hiện cũng đã hoàn thành nghiệm thu một số hạng mục.

Các doanh nghiệp đang hoạt động ở địa phương tập trung chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đây là những nguồn nguyên liệu tại chỗ và là thế mạnh của huyện; bên cạnh đó các kinh doanh bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô xe máy dịch vụ vận tải, kho bãi có chiều hướng tăng.

Bảng 2.19: Số lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Năm Căn phân theo ngành kinh tế

TT Ngành

Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thủy sản 185 178 247 179 150 2 Khai khoáng - - - - - 3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 990 985 518 525 501 4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi

nước, nước nóng và điều hịa khơng khí - - - - 33 5 Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý

rác thải, nước thải - - - - - 6 Xây dựng 125 119 340 288 112 7 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mơ tơ xe

máy và xe có động cơ khác 296 286 291 395 314 8 Vận tải, kho bãi 48 44 47 19 36 9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 10 7 4 5 9 10 Thông tin và truyền thông - - - - - 11 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm - - - - - 12 Hoạt động kinh doanh bất động sản - - - - - 13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

nghệ - - - - -

14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ - - - - -

15

Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

- - - - -

16 Giáo dục và đào tạo - - - - - 17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội - - - - - 18 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí - - - - - 19 Hoạt động dịch vụ khác 54 48 27 24 10

20

Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

- - - - -

21 Hoạt động các tổ chức và cơ quan quốc tế - - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Năm Căn

Qua số liệu bảng 2.19 cho thấy tuy hệ thống giao thông đường bộ phát triển, các doanh nghiệp tăng về số lượng lẫn quy mơ thì số lao động phải tăng, tuy nhiên thì số lao động giảm qua các năm đây cũng là một vấn đề khó khăn của huyện Năm Căn. Các doanh nghiệp có tăng nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động, hoặc sử dụng lao động tại chỗ (gia đình) nên lực lượng lao động nhàn rỗi nhiều phải di chuyển lên các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai để lao động và sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)