NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 32)

bộ sẽ là cơng cụ kích cầu rất hiệu quả, bằng chứng là các cơng trình giao thơng đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác như sắt, thép…từ đó tăng đóng góp vào GDP và tạo thêm việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho một bộ phận người lao động.

Như vậy, vốn đầu tư từ NSNN vào phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của bất cứ quốc gia nào.

1.4. Nội dung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước vốn ngân sách nhà nước

1.4.1. Đầu tư vào hạ tầng giao thơng đường bộ theo chu kì của dự án

Chu kì của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hoạt động.

Chu kì dự án đầu tư có thể được minh họa bằng sơ đồ 1.1 dưới đây:

Cũng như các dự án đầu tư phát triển thơng thường thì chu kì của dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cũng trải qua các giai đoạn như hình 1.1:

- Ý đồ về dự án đầu tư: Đây là bước rất quan trọng vì là sự khởi đầu cho bất cứ một dự án đầu tư nào đặc biệt là đối với các dự án có mục tiêu xã hội cao như các dự án hạ tầng giao thông đường bộ, xác định ý tưởng cho dự án phải được dựa trên các cơ chế chính sách phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của cả nước nói chung và của hệ thống hạ tầng giao thơng đường bộ nói riêng cũng như nhu cầu cấp thiết của dự án.

- Chuẩn bị đầu tư:

+ Soạn thảo dự án: Trên cơ sở có ý đồ đầu tư thì nhà đầu tư sẽ tiến hành lập dự án cũng như tiến hành nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi. Sau giai đoạn này sẽ có một dự án hồn chỉnh để trình lên cơ quan có thẩm quyền xin cấp vốn NSNN.

+ Thẩm định dự án: Sau khi dự án đã được lập hồn chỉnh, để dự án có thể được cấp vốn đầu tư thì cần phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án vì NSNN là có hạn khơng thể đầu tư dàn trải. Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là phải tiến hành thẩm định khía cạnh tài chính kết hợp với thẩm định khía cạnh xã hội của dự án, khơng thể xem nhẹ khía cạnh xã hội như đối với các dự án tư nhân.

- Thực hiện đầu tư: Các dự án sau khi được tiến hành thẩm định nếu có tính khả thi sẽ được cấp vốn đầu tư và tiến hành thực hiện đầu tư. Trong quá trình thi cơng cơng trình cần phải thường xun giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện xây dựng cơng trình và phải báo cáo tiến độ thường xuyên cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho cơng trình hồn thành đúng theo kế hoạch phát triển chung của cả nước cũng như đảm bảo cho cơng trình được hoàn thành với chất

Ý đồ về dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Vận hành các kết quả đầu tư Ý đồ về dự án đầu tư

lượng tốt nhất có thể nhưng với chi phí thấp nhất. Kết thúc giai đoạn này thì cơng trình đã được hồn thành và có thể bắt đầu được đưa vào sử dụng. Sản phẩm ở đây là các con đường mới, cây cầu mới…

- Vận hành kết quả đầu tư: Đây là giai đoạn cuối cùng của bất kì dự án đầu tư nào, sau khi cơng trình đã được hoàn thành sẽ được bàn giao cho các cơ quan có trách nhiệm khai thác cơng trình. Trong giai đoạn này ở một số cơng trình có thể tiến hành thu phí sử dụng cơng trình đối với các phương tiện sử dụng nhằm bù đắp một phần chi phí cho nhà nước.

- Ý đồ về dự án mới: Nền kinh tế phát triển không ngừng và hạ tầng giao thông đường bộ cũng phải phát triển cùng với nền kinh tế để có thể hỗ trợ tối đa cho nhau trong mục tiêu phát triển chung của quốc gia; do đó, sau mỗi một cơng trình hồn thành thì lại xuất hiện các kế hoạch chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển chung.

1.4.2. Đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo lĩnh vực đầu tư

- Đầu tư và xây dựng mới đường bộ: Đây là nội dung chủ yếu của đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ và nó chiếm một tỷ trọng vốn lớn trong tổng số vốn nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, thơng thường nó chiếm trên 80% tổng số vốn hàng năm. Đầu tư mới và xây dựng mới nhằm nâng cao tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân cũng như nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân. Đầu tư xây dựng mới hạ tầng giao thông đường bộ là chiến lược phát triển trong nhiều năm để có thể là tiền đề và động lực cho việc phát triển các ngành khác, phát triển mỗi vùng và địa phương, nâng cao đời sống của các địa phương.

- Đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng đường bộ: Đây là công việc xuất phát từ thực trạng giao thông đường bộ của nước ta. Sau nhiều năm sử dụng, các cơng trình giao thơng đường bộ bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn cịn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu cùng với đó là do dự thiếu vốn đầu tư của nhà nước nên không thể xây dựng mới trong một thời gian ngắn do đó hàng năm nhà nước cần phải chi một lượng vốn nhất định để có thể duy trì hoạt động của hệ thống hạ tầng giao thông

đường bộ. Đây là một giải pháp tốt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông đường bộ nhưng vẫn tiết kiệm được các nguồn lực, điều này là rất quan trọng trong tình trạng thiếu vốn nhưng vẫn cịn có q nhiều mục tiêu đầu tư cấp bách khác.

1.4.3. Đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo khu vực đầu tư

- Đầu tư vào giao thông nông thôn: Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Giao thông đi lại chủ yếu ở nông thôn là giao thông đường bộ bao gồm các con đường bên trong các xã nối liền với các đường quốc lộ; các con đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nông thôn nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng đường bộ liên hồn nhằm phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố và nâng cao dân trí của khu vực nông thôn. Trên cơ sở Nhà nước cùng nhân dân cùng làm thì đây là chủ trương thích hợp của Đảng trong điều kiện nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và chủ yếu người dân sống bằng nghề nông.

- Đầu tư vào giao thông đô thị: Song song với đầu tư vào phát triển vào khu vực nơng thơn nhằm mục đích xã hội là chủ yếu thì đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị lại nhằm phát triển kinh tế văn hố ở khu vực đơ thị đặc biệt là ở các thành phố lớn vì đây là những đầu tàu trong nền kinh tế, hàng năm ở các khu vực đơ thị đóng góp vào GDP của cả nước nhiều hơn so với khu vực nông thôn. Hơn nữa khu vực đô thị cũng là bộ mặt của đất nước nhằm thu hút các nguồn vốn trong nước lẫn ngoài nước. Thực trạng hạ tầng giao thông đô thị của nước ta trong thời gian chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển là do một số nguyên nhân như tỉ lệ đất để xây dựng hạ tầng giao thông đô thị thấp, dân cư ở các đô thị tăng quá nhanh do sự di dân từ các vùng khác, sự phát triển nhanh của các phương tiện giao thông do đời sống của người dân ngày càng cao…Do vậy, đầu tư vào hạ tầng giao thông đô thị cần phải được nhà nước đầu tư hơn nữa.

Vị trí địa lý nước ta trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi một vùng lãnh thổ lại có những điều kiện về địa hình, tự nhiên, khí hậu….khác nhau do đó mục tiêu phát triển cũng khác nhau. Do đó hàng năm nhà nước cũng sẽ có sự ưu tiên khác nhau với mỗi vùng lãnh thổ nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng xã hội và mục tiêu phát triển chung của xã hội.

1.5. Các nhân tố tác động đến sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Các nhân tố ảnh hưởng này tác động đến hiệu quả vốn đầu tư. Do đó, các nhân tố này tồn tại dọc theo suốt thời gian của quá trình đầu tư: từ khi có chủ trương đầu tư, trong q trình thực hiện đầu tư và đặc biệt là cả quá trình khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư được hình thành.

1.5.1. Các nhân tố về kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn NSNN được sử dụng cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nó ảnh hưởng cả đến cơng tác huy động và sử dụng vốn.

- GDP phát triển: Hạ tầng giao thông đường bộ phát triển tạo điều kiện giao lưu hàng hóa giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế phát triển, giao lưu hàng hóa ngày càng nhiều, thu nhập của người dân tăng. Ngồi ra, hạ tầng giao thơng phát triển các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tiết kiệm được chi phí từ đó lợi nhuận đạt được cao góp phần đóng góp trực tiếp đến mức tích luỹ của NSNN cho đầu tư. Nếu nền kinh tế phát triển mạnh thì các khoản thu NSNN ngày càng lớn và đây là điều kiện để nhà nước có thể thực hiện đầu tư lại vào phát triển giao thông đường bộ để nâng cao phát triển của nền kinh tế.

- Kinh tế vĩ mô ổn định: Hạ tầng giao thông đường bộ phát triển là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trong vùng, thúc đẩy giao thương với các vùng khác và hội nhập quốc tế của vùng. Mặt khác, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ sẽ giúp cho vùng có thể tối ưu hóa các nguồn lực, phát huy tiềm lực của từng đô thị trong sản xuất trong sản

xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, nền sản xuất hàng hóa sẽ phát triển hơn nữa thơng qua hệ thống trao đổi và phân phối sử dụng mạng lưới giao thông đường bộ trong vùng và liên tỉnh làm tăng sản phẩm trong vùng. Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ hợp lý cịn đem lại những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội như: tác động giảm đói nghèo ở vùng sâu, vùng xa do phát triển buôn bán thương mại, trao đổi hàng hóa có lợi thế so sánh, nâng cao đời sống người dân, tạo cơ hội tiếp cận thị trường, tăng thu nhập…từ đó kinh tế ổn định và góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Thị trường vốn phát triển: Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận, khi hạ tầng giao thông đường bộ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể thực hiện tiêu thụ sản phẩm cũng như việc đảm bảo các yếu tố đầu vào đúng lúc, đúng nơi, giảm tồn kho giảm chi phí quản lý và chi phí bảo quản, qua đó giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian quay vịng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tăng thu NSNN: Phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ có ý nghĩa rất quan trọng góp phần cải thiện mơi trường đầu tư của vùng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư. Có thể nói rằng hạ tầng giao thơng đường bộ là một mắc xích rất quan trọng trong hệ thống nền kinh tế, việc tăng cường phát triển giao thông đường bộ sẽ thúc đẩy sử phát triển của các ngành kinh tế có liên quan từ đó tăng thu ngân sách như: khi xây mới hay nâng cấp sửa chữa hệ thống giao thơng đường bộ thì phải cần các yếu tố đầu vào là máy móc, sắt, thép, xi măng, đá, nhựa đường và sức lao động…những yếu tố này lại đặt ra cơ hội cho các ngành chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp xi măng, giáo dục…phát triển để đáp ứng. Khi các doanh nghiệp hoạt động liên tục giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân cũng như doanh nghiệp từ đó gián tiếp đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Hạ tầng giao thơng đường bộ được bố trí xây dựng và phát triển rộng khắp ở tất cả các vùng và địa phương trong cả nước do đó hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình… của mỗi vùng và địa phương khác nhau. Vì vậy, mỗi cơng trình hạ tầng giao thơng đường bộ tại mỗi địa phương lại có các đặc điểm khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nơi.

1.5.3. Các nhân tố về chính trị, pháp luật

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.

- Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển từ đó làm tăng thu ngân sách nhà nước, đây được coi là nguồn thu quan trọng để nhà nước có thể yên tâm đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Đối với các nhà đầu tư nước ngồi thì yếu tố này lại càng quan trọng, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bỏ vốn ra hỗ trợ nếu như họ cảm thấy họ có thể thu lại được hiệu quả từ các nguồn vốn đó.

- Một cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng như hoàn thiện cơ chế đấu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của hạ tầng giao thông đường bộ. Hơn nữa việc quản lý tốt sẽ tạo tiền đề cho nhà nước đầu tư vào các dự án trọng điểm thích hợp với mỗi thời kì phát triển của đất nước cũng như các địa phương có thể tự chủ khai thác nguồn vốn NSNN cho sự phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ của địa phương mình.

1.5.4. Các chính sách của nhà nước và trình độ quản lý

- Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách cơng nghiệp, chính sách thương mại, chính sách đầu tư... và các chính sách làm cơng cụ điều tiết vĩ mơ và vi mơ như: Chính sách tài khóa (cơng cụ chủ yếu là chính sách thuế và chi tiêu của Chính phủ), chính sách tiền tệ (cơng cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền), chính sách tỷ giá hối đối, chính sách khấu hao... Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo

điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)