ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 75)

dụng vốn ngân sách nhà nước tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

2.7.1. Kết quả đạt được

Huyện Năm Căn đã được đánh dấu móc vơ cùng phấn khởi khi năm 2014 thị trấn Năm Căn được công nhận trở thành đô thị loại 4. Từ đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện tiếp tục nỗ lực phấn đấu vươn lên trở thành thị xã. Từ những yếu tố quan trọng đó đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy Năm Căn tiếp tục xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo thành trung tâm tổng hợp các đầu mối giao thơng giao lưu hàng hóa, có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh Cà Mau và các khu vực lân cận. Chính vì vậy, việc đầu tư từ ngân sách nhà nước tại huyện Năm Căn trong những năm qua đến nay cũng đã đạt được những kết quả nhất định với những cây cầu, con đường được xây dựng mới, nhiều hạ tầng đã được nâng cấp và cịn có giá trị sử dụng trong nhiều năm.

- Hệ thống mạng lưới đường bộ không ngừng tăng lên cả về chất lượng và số lượng, có 6/8 xã, thị trấn đã có đường ơ tơ về trung tâm xã. Trên địa bàn huyện Năm Căn, có 02/8 xã được cơng nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Hàm Rồng và xã Hàng Vịnh, thì tiêu chí về giao thơng đúng vị trí thứ 2 trong 19 tiêu chí, qua đó có thể thấy được tầm quan trọng trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

- Hạ tầng giao thơng đường bộ phát triển thì hiệu quả mà nó mang lại khơng chỉ là lưu thơng rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, bên cạnh đó cịn mang lại một

số lợi ích xã hội khác cho người dân địa phương như: số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia tăng lên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tăng lên, tăng thu nhập từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện; sức khỏe của người dân được nâng cao không phải phụ thuộc vào thủy triều khi có ốm đau….và đặc biệt là trẻ em được đến trường trên những con đường mới được xây dựng không phải đi xuồng, ghe hoặc lầy lội vào mùa mưa.

2.7.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ vẫn cịn hạn chế như:

- Cơng tác huy động vốn đóng góp trong nhân dân chưa được rõ ràng, chưa cụ thể trong phương thức huy động nên tình trạng nợ vốn đối ứng trong dân vẫn cịn và chưa có biện pháp xử lý do công tác huy động chủ yếu là trên tinh thần tự giác, tự nguyện.

- Công tác quản lý đầu tư, sử dụng vốn và đầu tư vào các dự án đường bộ cũng còn bất cập như:

+ Tình trạng đầu tư dàn trải, phân bổ vốn đầu tư, công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư còn bất cập, nhiều dự án được phân bổ vốn nhưng chưa có quyết định đầu tư trong khi đó có dự án được duyệt đầu tư nhưng lại chưa có nguồn vốn để thực hiện. Điều này dẫn đến phân bổ vốn cho nhiều cơng trình gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thiếu vốn.

+ Cơng tác đấu thầu thì một số nhà thầu tham gia bỏ thầu với mức thấp để trúng thầu nhưng khi thực hiện lại không thể làm được gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng cơng trình. Điển hình dự án xây dựng đường ơ tơ về trung tâm xã Hiệp Tùng, nhà thầu trúng thầu đã không thực hiện dự án sau khi trúng thầu và hiện nay cơng trình vẫn chưa hồn thành theo kế hoạch.

+ Chất lượng quy hoạch, khảo sát thiết kế chưa đúng với thực tế, cịn sai sót ở nhiều cơng trình khi thi cơng phải sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thiết kế dẫn đến tăng chi phí quyết tốn vượt q dự tốn. Nhất là trên địa bàn huyện Năm Căn do hệ thống sơng ngịi chằng chịt và thủy triều dâng cao thì khâu khảo sát thiết kế rất quan

trọng, khi thực hiện các dự án đường ô tô về trung tâm xã đã phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế, nâng cao độ thơng thuyền cho các cây cầu vì khi thủy triều dâng cao thuyền không qua được cầu.

- Tình trạng nợ đọng vốn thanh toán trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ cịn nhiều. Theo số liệu bảng 2.6 qua các năm đều có nợ đọng vốn chưa thanh tốn điển hình năm 2014 nợ chưa thanh toán là 4.899.207.000 đồng trong khi đó vốn đầu tư giao thông đường bộ là 23.593.755 đồng.

- Cơng tác thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư cũng còn nhiều hạn chế như: do trình độ, chun mơn nghiệp vụ của cơng chức cấp xã cịn yếu kém, thiếu trình tự thủ tục nên việc quyết tốn kéo dài; mặt khác, do đề án sắp xếp vị trí việc làm nên cán bộ cơng chức cấp huyện ít dẫn đến thanh toán, quyết toán vốn đầu tư chậm so với quy định.

Theo Báo cáo quyết toán XDCB năm 2015 (phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Năm Căn) trong năm có 129 dự án hồn thành đề nghị quyết tốn; số dự án hồn thành đề nghị quyết tốn 31.411.139.000 đồng với 80 dự án, giá trị được phê duyệt quyết tốn là 31.101.759.999 đồng, phải nộp hồn ngân sách là 309.379.000 đồng; số dự án đã nộp quyết toán nhưng thời gian phê duyệt chậm (từ 6 tháng) là 09 dự án, các dự án đã hoàn thành đề nghị quyết chậm thời gian (từ 6 tháng) là 40 dự án tập trung ở các xã, thị trấn.

2.7.3. Nguyên nhân

2.7.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông đường bộ luôn cần số lượng lớn trong khi thực trạng hạ tầng đường bộ của địa phương vẫn còn kém nên nhu cầu vốn để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ càng cao mà điều kiện NSNN có giới hạn nên gây ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch, lập đầu tư.

- Tuy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển nhưng vẫn còn phụ thuộc vốn đầu tư phát triển vào cấp trên phân bổ.

- Tốc độ phát triển phương tiện vận tải nhiều và nhanh, tình trạng chở quá tải xuất hiện; mặt khác, do là huyện nối liền đi tham quan khu du lịch khai long, đất

mũi thuộc huyện Ngọc Hiển nên phương tiện lưu thông qua địa bàn huyện là rất nhiều khiến cho các tuyến đường xuống cấp nhanh chóng.

- Do vị trí địa lý: Tuy có vị trí địa lý thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy, tuy nhiên nền đất của huyện Năm Căn là vùng đất trẻ, nền thấp nên có hiện tượng bồi lở và lún cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian sử dụng các cơng trình hạ tầng giao thông đường bộ.

- Do yếu tố về con người: Số biên chế giao cho các phòng, ban chun mơn ít, gắn với vị trí việc làm nhưng phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là cơ quan Thanh tra nhà nước, vì qua thanh tra, kiểm tra mới phát hiện được những ưu điểm, hạn chế để có biện pháp xử lý kịp thời tránh thất thoát NSNN.

2.7.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì đầu tư vào hạ tầng giao thơng đường bộ cũng còn hạn chế do một số nguyên nhân chủ quan như:

- Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư: Việc nâng cao tính tự chủ trong quản lý đầu tư và xây dựng cho địa phương là tốt nhưng cũng gây ra khó khăn cho cơng tác kế hoạch do các địa phương nhất là đối với kế hoạch vốn vượt mức cho phép của NSNN.

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, công tác thanh tra và thanh toán vốn đầu tư cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ cịn nhiều hạn chế nên tình trạng lãng phí, thất thốt vẫn cịn ở nhiều cơng trình. Mặc dù, đã có những sự thay đổi về quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án trong việc quản lý sử dụng vốn đầu tư nhưng thực tế nhiều chủ đầu tư và ban quản lý dự án vẫn khơng làm trịn trách nhiệm kiểm tra về chất lượng và tiến độ thi cơng cơng trình, nhiều cơng trình khơng đảm bảo thời gian theo kế hoạch.

- Công tác lập và thẩm định khơng bám sát với tình trạng thực tế nhất là tình hình thị trường nguyên vật liệu hoặc từ khi có kế hoạch đến khi thực hiện cơng trình thời gian dài dẫn đến yếu tố trượt giá (tăng) nên nhiều cơng trình khi tiến hành xây dựng vốn thực hiện đã vượt xa so với dự tốn ban đầu, gây khó khăn cho cơng tác thanh tốn vốn cũng như kế hoạch chung của địa phương.

- Công tác huy động vốn đối ứng trong nhân dân chủ yếu trên tinh thần tự giác nên việc huy động chưa cao, cũng gây khó khăn trong việc thi công do nhà thầu không đủ vốn để thực hiện hoặc thực hiện không đồng bộ như cấp vốn đến đâu làm đến đó, đoạn thực hiện đoạn khơng thực hiện đến khi cơng trình hồn thành thì phải nâng cấp, sửa chữa.

- Tình trạng nợ đọng vốn trong đầu tư vào hạ tầng các cơng trình giao thơng vẫn còn là do:

+ Chưa xem xét cân đối kỹ lưỡng tổng các nguồn vốn có thể khai thác khi đầu tư.

+ Chất lượng khảo sát, thiết kế ban đầu khơng chính xác, chưa xác định đầy đủ các yếu tố có liên quan dẫn đến phát sinh nhiều khối lượng ngoài thiết kế dự tốn.

+ Trình tự thẩm định, phê duyệt dự án, thanh quyết tốn cịn rườm rà, kéo dài.

+ Do nhà thầu bỏ thầu thấp để được trúng thầu, nhưng khi thực không đủ vốn để thực hiện hoặc do thiếu năng lực tài chính sử dụng vốn cơng trình này thực hiện cho cơng trình khác.

- Do trình độ chun mơn tay nghề của đội ngũ quản lý và đội ngũ kĩ thuật thi cơng cơng trình trong lĩnh vực đầu tư chưa cao, chưa thể đáp ứng được yêu cầu cơng việc; mặt khác, trình độ lực lượng lao động thi cơng các cơng trình khơng đảm bảo nên tình trạng hỏng hóc, kém chất lượng xảy ra nhiều mà để khắc phục được các phát sinh đó tốn kém khá nhiều chi phí.

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong xây dựng chưa cao, một phần là do đội ngũ cán bộ còn thiếu năng lực nên không thể ứng dụng được các công nghệ hiện đại địi hỏi trình độ chun mơn cao.

- Cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện khơng tốt nhiều cơng trình đã tiến hành xong nhiều đoạn nhưng có những đoạn vẫn chưa thể di dời dân để tiến hành giải phóng mặt bằng với nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thỏa đáng, kiểm kê thiếu, sai sót dẫn đến bồi

thường chưa phù hợp; mặt khác, cũng do ý thức người dân yêu cầu bồi thường cao hơn quy định dẫn đến không giao mặt bằng cho đơn vị thi cơng. Điển hình dự án xây dựng Đường Hồ Chí Minh, 13 hộ dân ở khóm 3, thị trấn Năm Căn không giao mặt bằng để đơn vị thi cơng thực hiện.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Từ khi được tái lập đến nay huyện Năm Căn không ngừng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông đường bộ, để đạt được những kết quả trên là quá trình chỉ đạo, điều hành lãnh đạo và đóng góp của nhân dân địa phương bước đầu đạt được kết quả nhất định khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế Năm Căn, thị trấn Năm Căn được công nhận trở thành Đơ thị loại 4 và có 2/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ những yếu tố quan trọng đó đã trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy Năm Căn tiếp tục xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo thành Trung tâm tổng hợp các đầu mối giao thông giao lưu hàng hóa, có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh Cà Mau và các khu vực lân cận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục trong việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ tại huyện Năm Căn như: khảo sát, thiết kế; đấu thầu; việc thanh tốn, quyết tốn cơng trình đã hồn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng; việc kiểm tra, giám sát đây là việc rất quan trọng nó góp phần tích cực trong việc phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm trong q trình thi cơng từ đó khắc phục kịp thời tránh lãng phí vốn ngân sách nhà nước, để thực hiện được việc này cần phải có đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ, năng lực.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU

3.1. Định hướng phát triển giao thông đường bộ tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020

3.1.1. Quan điểm đầu tư phát triển giao thông đường bộ

- Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng giao thơng nói riêng, cần đầu tư phát triển để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hố - hiện đại hố, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc phịng của đất nước.

- Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng giao thơng hiện có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng cơng trình mới thực sự cấp thiết, chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông tại các khu trọng điểm.

- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải hành khách công cộng; giao thông nông thôn để khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng gần.

- Bảo vệ cơng trình giao thơng đường bộ là trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.

3.1.2. Mục tiêu quy hoạch

- Huyện Năm Căn từ năm 2016 - 2020 và tầm nhìn đến đến năm 2030 là đầu mối giao thương quốc tế của tỉnh Cà Mau và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Nam tỉnh Cà Mau với trọng tâm phát triển cơng nghiệp cơ khí, đóng mới tàu biển và dịch vụ tài chính, viễn thơng.

- Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái đặc trưng rừng ngập mặn; trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nuôi trồng, chế biến thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Có vị trí chiến lược về quốc phịng, an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia.

3.1.3. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2016 - 2020 và tầm nhìn đến đến năm 2030

3.1.3.1. Khu Đô thị Năm Căn

- Tuyến quốc lộ 1A (đường Hồ Chí Minh) là tuyến đường Xuyên Á đi Campuchia. Chiều dài đoạn đi qua Khu kinh tế Năm Căn khoảng 15km, theo tiêu chuẩn đường đơ thị, lộ giới đường chính là 40m (mặt đường 10,5m mỗi bên, giải ngăn cách 3m, vỉa hè mỗi bên 8m, hai bên đường chính xây dựng 2 tuyến đường song hành.

- Đường đê Biển Đông: Tiêu chuẩn cấp IV đồng sử dụng, mặt đường rộng 7,0m mỗi bên; nền đường 9,0m; hành lang bảo vệ đường mỗi bên là 10m. Trong khu kinh tế Năm Căn, tuyến có chiều dài khoảng 10km.

- Đường đê Biển Tây: Là tuyến đê bao phía Tây của tỉnh, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng sử dụng, mặt đường rộng 7,0m; nền đường 9,0m; hành lang bảo vệ đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm căn, tỉnh cà mau giai đoạn 2011 2015 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)