Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 26)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế

2.2.2 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế

2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế

 Nhân tố kinh tế:  Vốn :

Vốn là nhân tố đầu vào tác động trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế. Muốn mở rộng và duy trì sản xuất địi hỏi phải có một nguồn vốn nhất định, nguồn vốn này chia ra thành vốn cố định và vốn lƣu động. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, vốn lại càng chiếm vị trí vơ cùng quan trọng đối với sự tăng trƣởng kinh tế, vốn chính là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tếtừ đó tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng đồng thời góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật góp phần tăng trƣởng theo chiều sâu. Việc tăng vốn giải quyết nhu cầu việc làm cho ngƣời lao động thông qua việc mở ra các cơng trình xây dựng và mở rộng quy mơ sản xuất.

 Lao động :

Lao động là nguồn lực chính và khơng thể thiếu đƣợc trong các hoạt động kinh tế. Hiện nay sự tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc còn nhiều hạn chế một phần do lao động chỉ đóng góp nhiều bởi quy mơ và số lƣợng lao động mà trình độ lao động cịn thấp.

Đây là yếu tố quan trọng đóng góp và sự tăng trƣởng kinh tế, nó thuộc về phạm trù lợi thế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các mơ hình kinh tế hiện đại khơng nhắc đến nhân tố đất đai vì họ cho rằng đây là nhân tố cố định còn tài nguyên có xu hƣớng giảm trong q trình khai thác, chúng có thể gia nhập yếu tố vốn sản xuất.

 Công nghệ kỹ thuật :

Nhƣ chúng ta đã biết, sự tăng trƣởng kinh tế không thể đơn thuần là sự tăng trƣởng của vốn và lao động, mà song song đó là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp tạo ra sản lƣợng nhiều và đồng bộ, nâng cao năng suất lao động.

 Lạm phát:

Lạm phát thấp ở mức hợp lí sẽ làm đầu tƣ trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị của nó nhanh hơn so với đầu tƣ (Sidrauski, 1967). Từ đó, thơng qua kênh tiết kiệm và đầu tƣ, lạm phát sẽ tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế.

Lạm phát vừa phải là chất bôi trơn của nền kinh tế, giúp các nhà sản xuất có thể giảm chi phí thật sự để mua đầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tƣ, khuyến khích họ gia tăng sản xuất (Tobin, 1972).

Lạm phát tăng cao sẽ làm giảm mức lãi suất thực tế mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay, dẫn đến nhiều ngƣời muốn muốn trở thành ngƣời đi vay hơn là ngƣời tiết kiệm, tạo ra sự mất cân bằng trong thị trƣờng vốn và tín dụng, ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế (Azariadas và Smith, 1996).

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng không phải là mối quan hệ một chiều mà có sự tác động qua lại thông qua kênh tiết kiệm và đầu tƣ. Trong ngắn hạn, lạm phát ở mức thấp sẽ tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế thông qua việc gia tăng đầu tƣ. Tuy nhiên, việc gia tăng đầu tƣ liên tục vƣợt ngƣỡng cho phép sẽ làm mất đi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và khả năng phân bổ vốn của hệ thống tín dụng, từ đó tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế. Từ đó, tùy vào tình hình của mỗi quốc gia sẽ lựa chọn các cách thức khác nhau để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đi đôi với kiềm chế lạm phát.

 Một số nhân tố khác:

Ngoài tác động của tốc độ tăng các yếu tố đầu vào nhƣ vốn, lao động, cơng nghệ kỹ thuật, thì các nhân tố vơ hình nhƣ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hóa dịch vụ, kỹ năng quản lý,… cũng đóng vai trị quyết định đối với tốc độ tăng GDP. Khi các yếu tố đầu vào khác là có hạn, thì các nhân tố vơ hình trên thể nói là yếu tố vơ hạn trong tác động đến tăng trƣởng kinh tế.

Tóm lại, những yếu tố trên tác động trực tiếp đến việc tạo ra sản lƣợng cho nền kinh tế, đƣợc xem nhƣ các biến số của tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ đã đề cập ở trên yếu tố tài nguyên đất đai đƣợc xem nhƣ nhân tố cố định, vì vậy vốn và lao động đƣợc xem là nhân tố đánh giá tăng trƣởng về lƣợng và nhân tố khoa học công nghệ để đánh giá tăng trƣởng kinh tế về mặt chất.

Nhân tố phi kinh tế  Quản lý nhà nƣớc:

Sự quản lý của nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua các tiêu chí nhƣ mức độ ổn định chính trị, chính sách nhà nƣớc, thể chế và hiệu lục của hệ thống pháp luật. Khi thể chế và quy định minh bạch, rõ ràng và thực thi cao, bộ máy nhà nƣớc ít quan liêu tham nhũng sẽ tạo điều kiện cho công dân phát huy tối đa năng lực bản thân, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

 Văn hóa - xã hội

Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt nhƣ tri thức phổ thông, tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống, phong tục tập qn. Trình độ văn hóa có thể xem là nhân tố cơ bản dẫn đến quá trình tăng trƣởng kinh tế vì nó là điều kiện cần thiết quyết định chất lƣợng lao động, kỹ thuật cũng nhƣ trình độ quản lý.

2.2.2.2 Lý thuyết và mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng tăng trƣởng kinh tế

Trong lịch sử phát triển, nền kinh tế đã chuyển mình qua các giai đoạn khác nhau và tƣơng ứng với mỗi giai đoạn đó sẽ hình thành các lý thuyết và mơ hình tăng

trƣởng kinh tế tƣơng ứng. Những lý thuyết và mơ hình đó đã có vai trị quan trọng diễn tả những quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế qua các thời kì thơng qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Trải qua các thời kỳ khác nhau, các lý thuyết và mơ hình kinh tế này đã khơng ngừng phát triển và hoàn thiện dựa trên những lý thuyếtvà mơ hình trƣớc đó để phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế. Dƣới đây là một số mơ hình tăng trƣởng kinh tế tiêu biểu:

Bảng 2.1: Một số mơ hình tăng trƣởng kinh tế tiêu biểu

Lý thuyết cổ điển Lý thuyết tân cổ điển Lý thuyết hiện đại -Adam Smith -R. Malthus -David Ricardo Mơ hình Cobb-Douglas Mơ hình Solow-Swa Paul Romer Nguồn: Tác giả tổng hợp Lý thuyết cổ điển  Adam Smith(1723-1790)

Chính lao động đƣợc sử dụng trong những hoạt động có ích, có hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị của xã hội, sự gia tăng tƣ bản là yếu tố quyết định tăng trƣởng kinh tế.

Tăng sản lƣợng thông qua tăng việc tăng số lƣợng đầu vào tƣơng ứng- gia tăng tƣ bản theo chiều rộng

Adam Smith đã đƣa ra hai học thuyết cơ bản:

 Học thuyết về “giá trị lao động”: lao động là nguồn gốc cơ bản tạo ra của cải của đất nƣớc.

 Học thuyết “Bàn tay vơ hình”: Nếu khơng bị chính phủ kiểm soát, ngƣời lao động sẽ bị lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết và thơng qua thị trƣờng tự do này lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội.

 T.H Malthus (1766-1834)

T.H Malthus cho rằng áp lực dân số sẽ đẩy nền kinh tế tới một điểm mà tại đó ngƣời lao động chỉ cịn sống ở mức vừa đủ tối thiểu.

T.H Malthus đã lập luận nhƣ sau: khi tiền lƣơng còn ở mức vừa đủ thì dân số sẽ tăng lên dẫn đến cung lao động gia tăng làm cho mức tiền lƣơng xuống thấp và khi tiền lƣơng thấp dƣới mức vừa đủ sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn và dân số giảm từ đó làm cho cung lao động giảm đi đẩy mức tiền lƣơng tăng lên. Trong khi dân số tăng theo cấp số nhân còn tiền lƣơng tăng theo cấp số cộng (do hữu hạn của đất đai). Muốn duy trì tăng sản lƣợng thì phải giảm mức tăng dân số.

 David Ricardo (1772-1823)

David Ricardo đã kế thừa ý tƣởng của Adam Smith và chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng dân số học của T.H Malthus để sang lập ra học thuyết “Mơ hình tăng trƣởng của Ricardo” với hàm sản xuất nhƣ sau:

Y=f(L,K,R)

Với:Y là sản lƣợng;R là đất đai; L là lao động; K là vốn.

Trong đó đất đai (R) là yếu tố quan trọng nhất, là giới hạn của tăng trƣởng. Các giả định của mơ hình tăng trƣởng của Ricardo :

- Lao động (L) là nguồn gốc tạo ra của cải.

- Nguồn vốn (K) là yếu tố trực tiếp tăng sản lƣợng nếu khơng có chính phủ

- Nền kinh tế truyền thống : nông nghiệp là yếu tố chi phối.

- Quy luật lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô. Yếu tố công nghệ xem nhƣ bằng 0.

Nội dung lý luận Ricardo là: tăng trƣởng kinh tế là hàm của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lƣơng thực, chi phí sản xuất lƣơng thực phụ thuộc vào đất đai. Do đó, đất đai là giới hạn đối với sự tăng trƣởng.

Tóm lại, mơ hình tăng trƣởng cổ điển là khởi nguồn của ngành khoa học kinh tế, đánh dấu bƣớc ngoặc đầu tiên bắt đầu nghiên cứu kinh tế học theo hệ thống logic và quy mô với những đặc điểm cơ bản nhƣ: ủng hộ sự cạnh tranh và tự do hóa thƣơng

mại, khơng xem trọng vai trị của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế và chƣa đánh giá cao vai trò quan trọng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với sự tăng trƣởng kinh tế.

 Lý thuyết trƣờng phái Keynes về tăng trƣởng kinh tế và mơ hình Harrod – Domar

Học thuyết kinh tế của trƣờng phái Keneys ra đời những năm 30 của thế kỷ XX sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, khi cáclý thuyết cổ điển tỏ ra bất lực trong việc giải thích các hiện tƣợng kinh tế nhƣ mức sản lƣợng thấp và tỷ lệ thất nghiệp kéo dài.

Năm 1936, John Maynard Keneys đã xuất bản tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ »

, tác phẩm đã nhấn mạnh các nền kinh tế hiện đại cần các chính sách chính phủ chủ động để quản lý và duy trì tăng trƣởng kinh tế. Điều này đi ngƣợc lại quan điểm của trƣờng phái cổ điển về tăng trƣởng kinh tế tự do không cần sự can thiệp của nhà nƣớc.

Dựa trên phƣơng pháp luận của Keneys, hai nhà kinh tế học đã đƣa ra mơ hình tăng trƣởng kinh tế Harrod – Domar

Các giả định của mơ hình tăng trƣởng Harrod – Domar

- Cố định công nghệ.

- Quy luật lợi tức cận biên giảm dần không chi phối sản xuất.

- Tổng đầu tƣ = Tổng tiết kiệm = tổng mức vốn sản xuất gia tăng (St = It = K).

Nội dung mơ hình Y= f(L,K,R)

Theo đó, các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế gồm lao động L, nguồn vốn K và đất đai R. Để tăng trƣởng kinh tế cần đầu tƣ vào vốn dự trữ, vì vậy tiết kiệm S và đầu tƣ I là yếu tố quyết định tăng trƣởng trong mơ hình Harrob – Domar. Chính vì vậy dẫn đến sự xuất hiện của chính phủ trong việc điều tiết các nguồn tiết kiệm, tích lũy và đầu tƣ.

Mơ hình cịn đƣa ra cách tính hệ số ICOR (incremental capital-output ratio) là tỷ số gia tăng giữa vốn – đầu ra

Tốc độ tăng trƣởng : G = = = :

Vì It = St nên = = s là tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế = = k là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra (hệ số ICOR) Từ đó ta có g=

Hệ số ICOR cho biết để tăng thêm 1 đồng sản lƣợng cần đầu tƣ thêm bao nhiêu đồng vốn, có ý nghĩa thực tế trong việc đánh giá năng lực quản lý, giá cả của đầu tƣ trong hoàn cảnh yếu tố cơng nghệ nhƣ nhau, trình độ cơng nghệ mức độ khan hiếm của các yếu tố nguồn lực.

Kết luận rút ra từ mơ hình tăng trƣởng Harrod – Domar

- Tốc độ tăng trƣởng tỷ lệ thuận với với tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ nghịch với k.

- Vì k thƣờng cố định trong một thời kỳ nên khi điều chỉnh ta nên điều chỉnh s.

- Sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tƣơng lai.

Nhƣợc điểm của mơ hình là chỉ phản ánh mối quan hệ giữa tích lũy tƣ bản (K) và tăng trƣởng kinh tế (g) mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác nhƣ khấu hao, tiến bộ công nghệ.

Nhƣ vậy, lý thuyết Keynes nhấn mạnh đến vai trò của tƣ bản/ vốn đối với tăng trƣởng kinh tế.

 Lý thuyết tân cổ điển: Mơ hình tăng trƣởng của Solow (1956) Hàm sản xuất Y=f(K,L,R,T)

Với K là nguồn vốn, L là lao động, R là đất đai và T là công nghệ.

Solow đã kế thừa và hồn thiện mơ hình tăng trƣởng của Harrod – Domar bằng việc thêm yếu tố cơng nghệ T vào mơ hình đã khắc phục đƣợc những khuyết điểm của mơ hình Harrod Domar.

Paul Romer một nhà kinh tế học ngƣời Mỹ đã đƣa ra lý thuyết tăng trƣởng kinh tế trong đó tiến bộ công nghê đƣợc quyết định bởi vốn tri thức mà vốn tri thức lại phụ thuộc vào hoạt động đầu tƣ cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) của nền kinh tế.

2.3 Tổng quan về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trƣởng kinh tế tế

2.3.1 Mối quan hệ giữa tín dụng ngân và tăng trƣởng kinh tế

 Tăng trƣởng kinh tế tác động đến tín dụng ngân hàng

Khi nền kinh tế tăng trƣởng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng nhƣ :

- Hàng tồn kho thấp, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao thì các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng hóa từ đó kích thích các doanh nghiệp vay vốn, khi hàng hóa đạt chất lƣợng cao sẽ kích thích ngƣời tiêu dùng chi tiêu từ đó đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Trong nền kinh tế tăng trƣởng tốt, các dự án đầu tƣ càng hiệu quả, bài toán về sản xuất và tiêu dùng sẽ đƣợc giải quyết tốt, năng suất lao động tốt đi đôi với thu nhập của ngƣời lao động sẽ cao kích thích thị trƣờng bất động sản thêm sơi động, giải quyết tình trạng đóng băng nguồn vốn đầu tƣ vào bất động sản, kích thích hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trƣởng.

- Nhu cầu thị trƣờng cao sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết đƣợc vấn đề về doanh thu, từ đó khơng những có vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh mà cịn có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn, giải quyết một phần vấn đề nợ xấu của ngân hàng, kích thích hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trƣởng bền vững.

“Điều quan trọng để hiểu về tăng trƣởng kinh tế trong thời đại trọng tiền ngày nay là tăng trƣởng tín dụng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế »

(Richard Duncan, 2011). Richard Duncan là một chuyên gia kinh tế ngƣời Mỹ đã đƣa ra các con số thực nghiệm của nƣớc Mỹ để chứng minh rằng tốc độ tăng trƣởng tín dụng tạo điều kiện tăng trƣởng kinh tế.

Ngân hàng với vai trò là các trung gian tài chính đã cung cấp vốn cho nền kinh tế thơng qua các hoạt động tín dụng nhƣ:

- Các hoạt động tài trợ của ngân hàng giúp cho doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất, đầu tƣ công nghệ, máy móc nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thơng qua hoạt động tín dụng, ngân hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế, từ đó tác động đến tăng trƣởng kinh tế.

- Hoạt động cho vay tiêu dùng cũng góp phần kích thích cầu tiêu dùng, qua đó tác động đến tăng trƣởng kinh tế thông qua tổng cầu.

Cùng với sự phát triển và hội nhập không ngừng của nền kinh tế, các ngân hàng đã không ngừng làm đa dạng các hình thức cấp tín dụng, khơng những đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)