Chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam, Trung Quốc và tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của việt nam và trung quốc và những hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

4.1. Chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam, Trung Quốc và tác

tác động đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng

Hệ thống chính trị của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tƣơng đồng bởi đây là hai quốc gia đều phát triển theo định hƣớng XHCN. Khác với Việt Nam, Trung Quốc công nhận sự hiện diện và tham gia vào chính trƣờng của các đảng phái chính trị khác nhau ngồi ĐCS. Tuy nhiên, sự ảnh hƣởng của các đảng tham chính này hầu nhƣ không đáng kể, khơng giữ đƣợc vai trị độc lập của mình, phụ thuộc vào sự điều hành và lãnh đạo của ĐCS. Điều này cũng đƣợc Hiến pháp Trung Quốc quy định khi thừa nhận ĐCS là chính đảng chấp chính duy nhất, lãnh đạo nhà nƣớc và nhân dân. Đây chính là đặc trƣng cơ bản của tất cả các nƣớc XHCN mà Việt Nam và Trung Quốc đang theo đuổi.

Về cơ bản, Việt Nam và Trung Quốc có sự đồng nhất trong hệ thống quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức trong bộ máy nhà nƣớc. Với chế độ XHCN ở Việt Nam và Trung Quốc, ĐCS lãnh đạo trực tiếp và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả chính sách cán bộ. Theo đó, q trình tuyển chọn, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển nhân sự, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cơ sở đến Trung ƣơng đều đƣợc quyết định bởi cấp ủy Đảng tƣơng ứng.

Sự khác biệt lớn trong việc thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách luân chuyển lãnh đạo, quản lý nói riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc chính là nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hƣởng khác nhau của chính sách đối với tăng trƣởng kinh tế ở các địa phƣơng.

Mặc dù chƣa có nghiên cứu chính thức nào đánh giá tác động của chính sách LCCB quản lý, lãnh đạo đối với tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Việt Nam nhƣng có thể thấy rằng, điều này dƣờng nhƣ khơng tồn tại. Quy trình bổ nhiệm, LCCB lãnh đạo, quản lý giữa các địa phƣơng hay giữa Trung ƣơng và địa phƣơng không dựa trên chỉ tiêu phát triển kinh

tế của địa phƣơng đó. Điều này khác hẳn với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc khi chỉ tiêu này là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý địa phƣơng đó. Đồng thời, nó cịn là cơ sở để CQTW Trung Quốc thực hiện việc LCCB lãnh đạo, quản lý giữa các địa phƣơng hoặc từ các địa phƣơng đƣợc thăng tiến lên Trung ƣơng (Bo, 1996; Maskin, Qian và Xu, 2000; Huang, 2002; Li và Zhou, 2005). Zhang và Gao (2008) cũng chỉ ra tác động tích cực từ chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý

đối với tăng trƣởng kinh tế các địa phƣơng ở Trung Quốc.

Trên thực tế, việc thực hiện chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý dù ở Việt Nam hay Trung Quốc đều xảy ra hiện tƣợng ủy quyền – tác nghiệp. Những cán bộ trong diện luân chuyển hành động, xây dựng và thực thi các chính sách mang lại lợi ích cho bản thân hoặc cho nhóm lợi ích của họ. Lợi ích đó có thể là vật chất hoặc có thể là những thành tích nổi bật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăng tiến trong sự nghiệp chính trị. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách cán bộ nói chung và chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý nói riêng của Việt Nam và Trung Quốc mang lại những kết quả khác biệt đối với sự đóng góp của nó cho tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Do giới hạn của đề tài, luận văn chủ yếu tập trung so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của việt nam và trung quốc và những hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)