Cơ chế giám sát từ chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của việt nam và trung quốc và những hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

4.3. So sánh kết quả thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt

4.3.3. Cơ chế giám sát từ chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một trong những mục tiêu mà Đảng và CQTW cả Việt Nam và Trung Quốc hƣớng đến khi thực hiện chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý là nhằm phá vỡ tình trạng khép kín, cục bộ địa phƣơng, đồng thời gia tăng sự ảnh hƣởng cũng nhƣ kiểm soát của CQTW đối với CQĐP. Hay nói cách khác, chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý nhằm tạo ra cơ chế giám sát, góp phần giải quyết vấn đề ủy quyền – tác nghiệp trong việc thiết kế và thực thi chính sách của CQĐP. Huang (2002) đánh giá rằng, thành công lớn nhất trong chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý mà Trung Quốc thực hiện chính là tạo ra cơ chế giám sát của CQTW đối thành. Kết quả, tốc độ tăng trƣởng kinh tế các tỉnh phía Đơng tăng vọt so với các vùng trung tâm và phía Tây khiến cho khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ngày càng lớn. Năm 1999, CQTW chủ trƣơng thực hiện chiến lƣợc “đại khai thác” miền Tây, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phƣơng phía Tây và các tỉnh phía Đơng giàu có. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008, 102 dự án lớn đƣợc thực hiện ở các tỉnh phía Tây với tổng vốn đầu tƣ hơn 1.740 tỷ Nhân dân tệ. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của các tỉnh này từ năm 2004 đến 2006 đạt 12,6%/năm, cao hơn 2,6%/năm so với những năm trƣớc đó (Wu, 2010). Đạt đƣợc kết quả này một phần

nhờ vào việc thực hiện chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý từ các địa phƣơng phát triển sang các địa phƣơng kém phát triển hơn.

với CQĐP. Chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý cịn tạo ra những rào cản đối với tình trạng tham nhũng ở các địa phƣơng. Để tránh tình trạng khép kín, cục bộ địa phƣơng và đảm bảo tính hiệu quả của chính sách luân chuyển, trong một số trƣờng hợp, cán bộ đƣợc luân chuyển từ Trung ƣơng hoặc từ địa phƣơng phát triển hơn sang các địa phƣơng kém phát triển sẽ đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý cao nhất ở địa phƣơng đó. Chẳng hạn nhƣ Hà Tiến Đông, ngun Bộ trƣởng Bộ Giao thơng Vận tải làm Bí thƣ Thành ủy Trùng Khánh, Tống Đức Phúc, nguyên Bộ trƣởng Bộ Nhân sự làm Bí thƣ tỉnh ủy Phúc Kiến, Từ Vinh Khải, nguyên Phó thị trƣởng Thƣợng Hải làm Chủ tịch tỉnh Vân Nam… Điều này tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, lãnh đạo với nhiều kinh nghiệm hơn có đƣợc thực quyền trong việc điều hành chính sách phát triển của địa phƣơng đó. Trong nghiên cứu của mình,

Wu (2010) cho rằng, với việc thực hiện chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý liên tục sẽ

tránh tình trạng hình thành bè phái hay thu lợi bất chính từ chức vụ mà ngƣời đó đang đảm nhận, tập trung vào thực hiện các chính sách có lợi cho địa phƣơng đó. Tƣơng tự, nghiên cứu của Chen và Zhao (1996) cho thấy rằng, việc luân chuyển trong chính sách cán bộ làm hạn chế sự hình thành phe phái trong CQĐP mà qua đó, tham nhũng sẽ đƣợc loại trừ. Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc cũng tiến quy phạm hóa, luật pháp hóa chính sách LCCB quản lý, lãnh đạo. Theo Trần Đình Hoan (2009), cơng tác quy hoạch và LCCB là một trong

những cơng việc mang tính chất nhạy cảm, ngƣời nắm giữ trách nhiệm về công tác này có nhiều cơ hội tham nhũng trong việc điều động, bổ nhiệm và LCCB lãnh đạo, quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Chính vì thế, ĐCS Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc, đối tƣợng và hình thức luân chuyển nhƣ Điều lệ công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền, Điều lệ cơng chức nhà nước, Quyết định về việc thực hiện chế độ LCCB lãnh đạo cơ quan Đảng và Nhà nước v.v… Điều này giúp gia tăng tính minh bạch trong cơng tác cán bộ, giảm thiểu tối đa

tình trạng tham nhũng, dùng tiền mua quyền lực. Đồng thời, việc hình sự hóa một số tội danh tham nhũng (trong đó bao gồm cả việc LCCB không theo quy hoạch) nhƣ là hình thức răn đe đối với những ngƣời có trách nhiệm trong cơng tác cán bộ. Ngồi ra, CQTW Trung Quốc rất quan tâm đến vấn đề “hồi tỵ” của cán bộ lãnh đạo, quản lý các địa phƣơng. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch không đƣợc luân chuyển đến những địa phƣơng quê hƣơng, nơi họ sinh ra hoặc nơi họ lớn lên. Điều này nhằm tránh việc hình thành nhóm lợi ích hoặc việc cán bộ lãnh đạo, quản lý này bổ nhiệm những thành viên có quan hệ huyết thống trong bộ máy CQĐP đó.

Trong khi đó, mặc dù chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam phần nào tạo ra cơ chế giám sát đối với CQĐP nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Các cán bộ đƣợc luân chuyển về địa phƣơng với những chức danh lãnh đạo, quản lý (phó bí thƣ, phó chủ tịch) nhƣng khơng phải là những ngƣời đứng đầu trong hệ thống chính trị hay bộ máy CQĐP nên sự ảnh hƣởng và mức độ đóng góp của họ cịn tƣơng đối thấp. Thậm chí, trong số 44 cán bộ đƣợc luân chuyển, có 1 trƣờng hợp đƣợc Trung ƣơng giới thiệu chức danh phó chủ tịch nhƣng lại không đƣợc HĐND địa phƣơng đó tín nhiệm bầu cử. Điều này cho thấy rằng, hiện tƣợng cục bộ địa phƣơng trong công tác cán bộ vẫn còn xảy ra. Hiện nay, ĐCS Việt Nam cũng bắt đầu áp dụng luật “hồi tỵ” trong LCCB về các địa phƣơng, tuy nhiên vẫn chƣa triệt để. Theo Pincus và cộng sự (2012), trong khi ở Trung Quốc, chỉ có 18% cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ thống Đảng và chính quyền nhà nƣớc cấp tỉnh phục vụ tại nơi mình sinh ra thì ở Việt Nam, con số đó là 70% nếu chỉ tính cho các vị trí lãnh đạo, quản lý, là 90% trên tổng số cán bộ, công chức làm việc trong hệ thống của Đảng và chính quyền nhà nƣớc. Gần đây nhất, trong 44 cán bộ đƣợc Trung ƣơng luân chuyển về các địa phƣơng thì có đến 10 trƣờng hợp là đƣợc điều động về quê quán của cán bộ đó. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chƣa có quy định về chế tài xử phạt đối với những trƣờng hợp vi phạm trong công tác LCCB lãnh đạo, quản lý. Sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh cho thấy lỗ hổng trong khung pháp lý về chính sách cán bộ hiện nay khi không một cá nhân nào chịu trách nhiệm về việc thực hiện luân chuyển sai quy trình đối với chức danh lãnh đạo thuộc diện Trung ƣơng quản lý. Chính điều này tạo nên tiền lệ xấu cho những trƣờng hợp luân chuyển sau này và là rủi ro phát sinh tham nhũng trong chính sách cán bộ. Nhƣ vậy, chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam vẫn chƣa tạo ra áp lực giám sát phù hợp của CQTW đối với CQĐP. Điều này khiến cho việc lựa chọn và thực thi chính sách của CQĐP có thể khơng phục vụ cho mục tiêu của CQTW, vấn đề ủy quyền – tác nghiệp không đƣợc xử lý thông qua cơ chế giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của việt nam và trung quốc và những hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 40 - 42)