Quá trình hình thành và mục tiêu của chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của việt nam và trung quốc và những hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 30 - 34)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

4.2. Quá trình hình thành và mục tiêu của chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý

4.2. Q trình hình thành và mục tiêu của chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của Việt Nam và Trung Quốc quản lý của Việt Nam và Trung Quốc

Chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý giữa các địa phƣơng và giữa địa phƣơng với Trung ƣơng là một trong những thành tố quan trọng trong chính sách cán bộ mà Việt Nam và Trung Quốc thực hiện. Chính sách này từng đƣợc áp dụng trong các giai đoạn và thời kỳ khác nhau, hƣớng đến các mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, cho đến khi cả Việt Nam và Trung Quốc bƣớc vào giai đoạn đổi mới, xóa bỏ nền kinh tế tập trung và xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chính sách này mới đƣợc quy định chính thức trong các văn bản pháp luật.

Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình là ngƣời khởi xƣớng cho một cuộc cách mạng lớn trong chính sách cán bộ vào thập niên 1980. Trong bài phát biểu của mình vào tháng 8 năm 1980 trƣớc BCT Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đƣa ra những cảnh báo về sự lạc hậu trong quản lý của các thế hệ cán bộ lãnh đạo cũ, khó thích ứng với các điều kiện, hồn cảnh hiện tại nhƣ thay đổi cơ chế thị trƣờng, mở cửa và giao lƣu, hợp tác với nƣớc ngoài (Deng ,1980). Đặng Tiểu Bình cho rằng, cần phải thực hiện cuộc cải tổ toàn diện, từ Trung ƣơng đến địa

phƣơng nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Trong đó, chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý giữa Trung ƣơng và các địa phƣơng là một phần quan trọng trong chính sách cải cách của Đặng Tiểu Bình về vấn đề nhân sự. Dựa vào năng lực, thành tích và sự đóng góp của các cá nhân đối với sự phát triển kinh tế của các địa phƣơng, CQTW Trung Quốc thực hiện LCCB lãnh đạo, quản lý giữa các địa phƣơng hoặc giữa địa phƣơng và Trung ƣơng. Những ứng viên nào đạt đƣợc thành tích ấn tƣợng, tạo sức ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng kinh tế của các địa phƣơng đƣợc cân nhắc vào các vị trí lãnh đạo cao hơn ở Trung ƣơng (Wu, 2010). Đồng thời, việc LCCB lãnh đạo, quản lý còn giúp cho họ am hiểu đƣợc tình hình các địa phƣơng khác nhau, trau dồi và rèn luyện các kỹ năng trong các môi trƣờng khác nhau. Nhƣ vậy, mục tiêu trọng tâm của chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý ở Trung Quốc nhằm hƣớng đến việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả, cải thiện chất lƣợng của đội ngũ lãnh đạo chính quyền các địa phƣơng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các địa phƣơng đó.

Tƣơng tự nhƣ Trung Quốc, ĐCS Việt Nam bắt đầu tiến hành cải cách chính sách cán bộ trong giai đoạn đổi mới vào đầu những năm 1990. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa

VIII (1997) đánh giá về tình hình cán bộ rằng: “Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Bên cạnh đó, sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc yêu

cầu ngƣời lãnh đạo trong thời kỳ mới phải có tƣ duy, hiểu biết rộng, bao quát nhiều vấn đề, nắm vững lý luận và thực tiễn. Chính vì thế, nhằm phục vụ cho mục tiêu đào tạo các thế hệ lãnh đạo, quản lý toàn diện trong tƣơng lai, Hội nghị đã thống nhất áp dụng chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý giữa Trung ƣơng và các địa phƣơng. Theo đó, đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Trung ƣơng quản lý, BCT và BBT xem xét và tổ chức luân chuyển, đảm nhận những nhiệm vụ phù hợp với năng lực, chun mơn, hồn cảnh và điều kiện của từng cá nhân. Theo Trần Đình Hoan và cộng sự (2009), mục tiêu của chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này nhằm đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ phát triển toàn diện, rèn luyện, thử thách và khảo nghiệm cán bộ để làm căn cứ cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch. Bên cạnh đó, việc LCCB cịn tạo điều kiện cho cán bộ khi hết hai nhiệm kỳ làm lãnh đạo, quản lý chuyển sang chức danh tƣơng đƣơng hoặc cao hơn. Chính sách LCCB cịn nhằm khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong từng địa phƣơng, từng ngành và từng đơn vị. Có thể thấy rằng, mục tiêu trọng

tâm của chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam chính là vai trị đào tạo toàn diện cho những cán bộ trẻ trong quy hoạch, tạo điều kiện cho các ứng viên tích lũy đƣợc kiến thức và kinh nghiệm, nắm vững lý luận cũng nhƣ tình hình thực tiễn tại các địa phƣơng khác nhau. Trong chính sách này, Việt Nam quan tâm đến việc hình thành các thế hệ lãnh đạo kế cận hơn là sự phát triển của các địa phƣơng đó.

Nhƣ vậy, mục tiêu ban đầu của chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý mà Việt Nam và Trung Quốc thực hiện là nhƣ nhau, nhằm hƣớng đến việc đào tạo toàn diện cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý kế cận trong tƣơng lai. Cho đến nay, đây vẫn cịn là mục tiêu mà chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hƣớng đến. Ngƣợc lại, trong thập niên 1990, chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý ở Trung Quốc hƣớng đến mục tiêu sử dụng nguồn cán bộ chất lƣợng cao để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, trong đó vai trị của sự phát triển kinh tế địa phƣơng là rất lớn. Phụ lục 1 cho thấy sự khác biệt trong chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam và Trung Quốc trong từng giai đoạn, đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia.

Hình 3: Chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam và Trung Quốc qua từng giai đoạn Hiện nay Cải cách kinh tế 1978 1996 Mục tiêu: Phát triển dịch vụ hành chính chất lƣợng cao, cải thiện tính hiệu quả và đề cao tính trung thực trong xây dựng chính quyền trong sạch 1990 Mục tiêu: Đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ lãnh đạo, quản lý 2006

Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực đến các địa phƣơng kém phát triển (phía Tây) và luân chuyển cán bộ trẻ ở các địa phƣơng kém phát triển sang các địa phƣơng phát triển hơn nhằm tích lũy kinh nghiệm

2002

Mục tiêu bổ sung: tăng cƣờng cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết.

Thí điểm luân chuyển luân chuyển ngang đối với bí thƣ, phó bí thƣ tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh

Cải cách kinh tế 1986

Mục tiêu: Sử dụng hiệu quả cán bộ, bồi dƣỡng toàn diện cán bộ, tạo điều kiện cho các bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch đƣợc rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ

1997 Việt Nam

Trung Quốc Căn cứ luân chuyển: Đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý dựa vào sự phát triển kinh tế địa phƣơng Căn cứ luân chuyển về trung ƣơng: Cán bộ có năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của việt nam và trung quốc và những hàm ý chính sách cho việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)