CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
4.4. Đánh giá chung
Nhìn chung, có thể thấy rằng, mục tiêu ban đầu của chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam và Trung Quốc đều nhằm bồi dƣỡng, rèn luyện và đào tạo cho thế hệ lãnh đạo kế cận trong tƣơng lai. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn phát triển, mục tiêu chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý ở Trung Quốc dần thay đổi, tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia mà nòng cốt là sự phát triển của các địa phƣơng. Mặc dù vẫn tồn tại
những hạn chế nhƣng việc sử dụng chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phƣơng nhằm đánh giá năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý và là cơ sở quan trọng để CQTW Trung Quốc thực hiện việc luân chuyển giúp cho chính sách LCCB phát huy hiệu quả, tạo ra các cơ chế khuyến khích, cạnh tranh và giám sát đối với CQĐP, góp phần giải quyết vấn đề ủy quyền – tác nghiệp trong việc thực hiện chính sách ở các địa phƣơng. Ngƣợc lại, chính sách LCCB quản lý, lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam vẫn chủ yếu phục vụ mục tiêu đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng những chỉ tiêu định tính trong cơng tác đánh giá cán bộ, cơ sở để thực hiện việc ln chuyển khiến cho chính sách LCCB cịn thiếu sự minh bạch và nặng về hình thức.
Tóm lại, qua việc so sánh với Trung Quốc, có thể thấy rằng, chính sách LCCB lãnh đạo, quản lý của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định khi chƣa tạo ra đƣợc các cơ chế giải quyết vấn đề ủy quyền – tác nghiệp ở các địa phƣơng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Thứ nhất, chính sách chƣa tạo đƣợc cơ chế khuyến khích. Thứ hai, chính sách chƣa tạo đƣợc cơ chế cạnh tranh. Điều này là do những nguyên nhân sau: i) thiếu minh bạch trong chỉ tiêu đánh giá về năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý; ii) thiếu minh bạch và thống nhất trong công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện luân chuyển ở Trung ƣơng và địa phƣơng; iii) việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ sau luân chuyển thiếu sự minh bạch và nặng về hình thức và iv) việc LCCB lãnh đạo, quản lý theo chiều ngang không hƣớng đến mục tiêu cải thiện kinh tế cho các địa phƣơng kém phát triển. Thứ ba, chính sách chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát đối với CQĐP. Điều này thể hiện thông qua: i) việc luân chuyển chƣa gắn với việc trao thực quyền cho cán bộ luân chuyển; ii) áp dụng quy tắc “hồi tỵ” chƣa triệt để trong cơng tác ln chuyển và iii) chƣa có các quy định cụ thể xử phạt các vi phạm trong công tác LCCB lãnh đạo, quản lý.