Trong phần thiết kế nghiên cứu này tác giả sẽ đề cập đến đo lường các biến, thang đo được sử dụng, độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo, cách thức chọn mẫu, công cụ dùng để thu thập thơng tin, qui trình thu thập và xử lý thơng tin.
Sau khi đã xác định được mơ hình nghiên cứu cũng như các biến quan sát của các nhân tố, bước tiếp theo là lựa chọn thang đo cho các biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert năm mức độ cho tất cả biến độc lập lẫn biến phụ thuộc.
Tiếp theo là xác định mẫu cho nghiên cứu này. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện đã được sử dụng với quy mô mẫu là 170 bảng hỏi như được trình bày ở phần chọn mẫu của chương này. Tiếp tục là lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng hỏi tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin. Nội dung các câu hỏi trong bảng hỏi được trình bày ở phần cơng cụ thu thập thông tin bảng hỏi của chương này.
Sau khi đã xây dựng được bảng hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng hỏi đã được gửi đi để thu thập thông tin. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý cho ra kết quả dưới dạng các số liệu thống kê. Thống kê suy diễn sẽ được sử dụng để thể hiện kết quả nghiên cứu.
Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn thang đo, chọn mẫu, chọn cơng cụ thu thập thơng tin và q trình thu thập thơng tin và xử lý số liệu thống kê.
3.1.1 Thang đo
Thang đo sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các nghiên cứu về quy trình làm việc, vai trò xung đột và vai trò quá tải. Trường hợp của y tá và kỹ sư trong khu vực công của Bacharach, Bamberger và sharon (1990). Thang đo biến phụ thuộc nhân tố xung đột vai trò gồm 8 câu hỏi (từ Rizzo et al, 1970). Thang đo biến phụ thuộc quá tải vai trò gồm 3 câu hỏi (từ Camman, Fichman, Jenkins, và Klesch, 1979). Thang đo biến độc lập sự gắn kết nhân viên với công việc với 4 yếu tố phản hồi công việc gồm 1 câu hỏi, nhận diện cơng việc gồm 1 câu hỏi, tính tự chủ gồm 4 câu hỏi và đãi ngộ xứng đáng gồm 2 câu hỏi (từ Bacharach, Bamberger and sharon, 1990). Các câu hỏi của thang đo trong nghiên cứu này được đo lường bằng thang đo Likert qng 5 điểm: hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, trung hịa (khơng ý kiến), hoàn tồn đồng ý, đồng ý và được mã hóa như trong bảng 3 và phụ lục b.
Bảng 3.1 Thang đo và mã hóa thang đo
Mã hóa Các thang đo
Thang đo yếu tố xung đột vai trò (Rizzo et al, 1970)
XĐ1 Tôi phải làm những việc mà lẽ ra phải làm khác đi
XĐ2 Tôi làm việc theo các chính sách và hướng dẫn không phù hợp XĐ3 Tôi nhận được sự phân công công việc mà khơng đủ nguồn
nhân lực để hồn thành chúng
XĐ4 Tơi thường phải lách quy định, chính sách để thực hiện cơng việc của mình
XĐ5 Tơi thường nhận những công việc và yêu cầu không phù hợp với mình từ hai hay nhiều người
XĐ6 Tơi làm việc trên nhiều vấn đề không cần thiết XĐ7
Tôi phải thực hiện những công việc mà không đủ năng lực và công cụ để làm công việc
XĐ8 Tôi phải làm việc theo những chỉ thị hay mệnh lệnh mơ hồ
Thang đo yếu tố quá tải vai trò (Camman, Fichman,
Jenkins, and Klesch, 1979)
QT1 Tơi khơng có đủ thời gian để hồn thành cơng việc của tơi QT2 Tôi luôn làm việc trong thời gian vội vã
QT3 Tơi có rất nhiều thời gian rãnh trong cơng việc của tôi
Thang đo yếu tố gắn kết nhân viên với công việc (Bacharach, Bamberger and sharon, 1990)
Phản hồi từ công việc
PH
Theo cách thức cơng việc của tơi thì tơi khơng thể nói được là khi nào tơi làm việc tốt (Câu đảo)
Nhận diện công việc
ND
Sau khi tơi làm một cơng việc gì đó tơi phải trình nó cho một người khác trước khi hồn tất (Câu đảo)
Tính tự chủ
TC1
Cách thức làm việc ở đây dành cho người thực hiện cơng việc đó quyết định
TC2
Những nhân viên ở đây được phép làm việc như họ mong muốn
TC3
Những nhân viên ở đây có thể ra quyết định trong công việc mà không cần tham khảo ý kiến của người khác
TC4
Hầu hết những nhân viên ở đây có thể đặt ra ngun tắc riêng của mình
Đãi ngộ xứng đáng
ĐN1
Nổ lực của tôi trong công việc ảnh hưởng rất nhiều đến đãi ngộ mà tôi nhận được
ĐN2
Chất lượng và số lượng trong kết quả công việc của tôi tác động rất nhiều đến đãi ngộ mà tôi nhận được
Ngồi ra cịn có biến kiểm sốt gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh/ vị trí cơng việc và thâm niên công tác. Các biến này được mã hóa như sau:
- Giới tính (GT) được đo bằng 3 mức độ nam, nữ và khơng tiết lộ giới tính. - Độ tuổi (ĐT) được đo bằng 3 mức độ dưới 30 tuổi, từ 31-40 tuổi, trên 40 tuổi.
- Trình độ học vấn (HV) được đo bằng 4 mức độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học.
- Chức danh/ vị trí cơng tác (CD) được đo bằng 3 mức độ lãnh đạo, công chức và khác.
- Thâm niên công tác (TN) được đo bằng 4 mức độ từ dưới 1 năm, từ 1 năm đến dưới 5 năm, từ 5 năm đến dưới 10 năm và trên 10 năm. (Xem phụ lục B).
3.1.2 Chọn mẫu
Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên và (2) các phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất, cịn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.
Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng, phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.
Trong phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ biến quan sát là 5:1, nghĩa là
1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair và cộng sự, 2006). Trong nghiên cứu này, tác giả lấy kích thước mẫu theo cơng thức: N ≥ 5*x (trong đó: x là tổng số biến quan sát). Nghiên cứu gồm có 19 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 95. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy và mang tính đại diện cao hơn, kích thước mẫu nên lớn hơn kích thước tối thiểu nhằm dự phòng cho những trường hợp không trả lời hoặc trả lời khơng đầy đủ. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 170 bảng hỏi. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện bằng cách khảo sát công chức ở các độ tuổi khác nhau và phân bổ theo số lượng công chức ở các phường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (cụ thể UBND phường Trần Quang Diệu, UBND phường Trần Hưng Đạo, UBND phường Đống Đa, UBND phường Lê Lợi), thời gian thực hiện khảo sát tháng 7 đến tháng 8 năm 2015.
3.1.3 Công cụ thu thập thông tin, bảng hỏi
Bảng hỏi tự trả lời đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng hỏi để thu thập thơng tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005) tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn nhân lực và đảm bảo được tính bảo mật cho người trả lời. Ngồi ra, cũng dễ thấy rằng với cơng cụ bảng hỏi chúng ta có thể có được những thơng tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bảng hỏi được gửi đến các đối tượng nghiên cứu là công chức đang làm việc tại UBND các phường trong địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (cụ thể UBND Phường Trần Quang Diệu, UBND Phường Trần Hưng Đạo, UBND phường Đống đa, UBND Phường Lê Lợi). Cấu trúc bảng hỏi gồm có ba phần (1) giới thiệu tác giả, mục đích nghiên cứu, (2) thơng tin về đối tượng được khảo sát, (3) nội dung các câu hỏi khảo sát (Phụ lục B).
Về thiết kế bảng hỏi gồm ba bước
Bước 1: Dựa vào bảng hỏi gốc của Bacharach, Bamberger và sharon, (1990) để tạo nên bảng hỏi ban đầu.
Bước 2: Bảng hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu. Tuy nhiên, các chun gia khơng có thay đổi gì.
Bước 3: Bảng hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử 10 người là công chức tại UBND các phường trong địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (cụ thể UBND phường Trần Quang Diệu, UBND phường Trần Hưng Đạo, UBND phường Đống Đa, UBND phường Lê Lợi) để tiếp tục hiệu chỉnh. Kết quả của bước này là cơ sở để xây dựng được một bảng hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.
3.1.4 Q trình thu thập thơng tin
Bảng hỏi được gửi trực tiếp đến từng đối tượng khảo sát, trên bảng hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thơng tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài và bảo mật thông tin cho người trả lời. Ngoài ra, trong bảng hỏi cũng ghi rõ địa chỉ thư điện tử của tác giả với mục đích nếu người trả lời có nhu cầu muốn biết kết quả của cuộc khảo sát thì tác giả sẽ gửi kết quả cuộc khảo sát này đến họ.