Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động sự gắn kết nhân viên với công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức tại ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)

3.2.1. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

Tác giả thu nhận bảng hỏi (bảng hỏi gồm có 19 biến quan sát), kiểm tra những phiếu không hợp lệ. Đồng thời, tiến hành làm sạch thơng tin, mã hố các thông tin cần thiết trong bảng hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.

3.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy các thang đo của từng nhân tố. Hai công cụ xác định hệ số cronbach’s alpha và phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.

Cronbach’s alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố. Những biến không đảm bảo độ tin cậy (cronbach’s alpha < 0.6 và hệ số tương quan biến tổng < 0.3) sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ khơng xuất hiện ở phần phân tích nhân tố. Cơng cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) < 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi cronbach’s alpha từ 0.6

trở lên. Theo Hair và cộng sự (1998) cho rằng hệ số tương quan biến tổng nên trên 0.5, cronbach’s alpha nên từ 0.7 trở lên và trong các nghiên cứu khám phá, tiêu chuẩn cronbach’s alpha có thể chấp nhận ở mức từ 0.6 trở lên đối với khái niệm có tính mới (Hồng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên, nếu một hệ số cronbach’s alpha quá lớn (α > 0,95), cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng khác gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu.

Về phân tích tương quan, sau khi kiểm tra độ tin cậy các thang đo bằng công

cụ cronbach’s alpha. Những thang đo nào đánh giá đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào phân tích tương quan Pearson. Phân tích tương quan Pearson được thực hiện cho các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, sau đó phân tích hồi quy. Vì điều kiện để chạy hồi quy thì trước hết phải tương quan. Trong phân tích tương quan yếu tố cần phải xem xét là giá trị sig. Nếu giá trị sig nhỏ hơn 0,05 thì hệ số tương quan r có ý nghĩa thống kê tức là có sự tương quan giữa 2 biến này, ngược lại thì khơng có tương quan.

Sau khi kiểm định các thang đo và phân tích tương quan, bước tiếp theo chạy phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với mức ý nghĩa là 5% và xác định mức độ quan trọng từng nhân tố của sự gắn kết nhân viên với công việc đến xung đột vai trị và q tải vai trị của cơng chức. Qua đó, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu dựa vào R2 và R2 hiệu chỉnh, kiểm định độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.

Cuối cùng, phân tích T-test và ANOVA nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các biến định tính đến yếu tố xung đột vai trò và yếu tố quá tải vai trò. Phân biệt dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức danh hoặc vị trí cơng việc và thâm niên cơng tác.

Tóm lại, Chương 3 đã trình bày phương pháp tiến hành nghiên cứu bao gồm quy trình nghiên cứu; các phương pháp để xử lý số liệu; thiết kế nghiên cứu; nêu cách thức chọn mẫu và cách tiến hành khảo sát. Ngoài ra, chương này đã xây dựng

được thang đo tác động sự gắn kết nhân viên trong cơng việc đến xung đột vai trị quá tải vai trò.

Chương 4

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÌNH LUẬN

Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Tiếp theo chương 4 sẽ trình bày các kết quả phân tích từ dữ liệu thu thập của nghiên cứu bao gồm thông tin mẫu khảo sát, kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động sự gắn kết nhân viên với công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức tại ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 37 - 40)