Hàm ý giải pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học kỹ năng mềm bằng phương thức đào tạo trực tuyến của học viên tại thành phố hồ chí minh (Trang 67)

Bảng 4.4 : Kết quả phân tích tương quan pearson

5.2. Hàm ý giải pháp:

Qua tiến hành khảo sát, phỏng vấn và phân tích số liệu, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể theo từng nhân tố tác động đến hành vi lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến của học viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

5.2.1. Tăng cƣờng các hình thức truyền thơng

Theo kết quả nghiên cứu, giá trị beta của “Ảnh hưởng môi trường” là cao nhất, do đó, điểm chính yếu của nhà quản trị cần tập trung nguồn lực (tài chính, thời gian, nguồn nhân lực …) vào việc phát triển thị trường và độ nhận diện thương hiệu đào tạo của mình.

Các chương trình đào tạo học kỹ năng mềm trực tuyến thường đi kèm với hình thức marketing online là chủ yếu đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc ý thức về loại hình học tập mới mẻ này, tuy nhiên lại chưa thể tận dụng hết được các kênh truyền thông.

Qua khảo sát nhóm và kết quả phân tích cho thấy rằng, ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ của một học viên đến từ tác động của những người xung quanh, những người đã sử dụng dịch vụ mà qua đó học viên thấy được hiệu quả thực tế. Lời khuyên hay hình thức truyền miệng có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ học kỹ năng mềm trực tuyến của sinh viên. Đặc biệt, các nhà cung cấp nên chú ý đến nhóm tham khảo có ảnh hƣởng mạnh nhất tới việc lựa chọn sử dụng dịch vụ hay gọi là “dẫn dắt đám đông (option leader) là bạn bè và thầy cơ, vì họ là những chuyên gia đáng tin hoặc những ngƣời đã từng sử dụng và có quan hệ mật thiết với các ngƣời dùng tiềm năng. Trong trường hợp này, nhóm tham khảo là gia đình và người thân có rất ít ảnh hưởng đến hành vi sử dụng do có sự cách biệt về địa lý, thậm chí là phạm vi kiến thức.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể bắt tay tạo một xu hướng để cạnh tranh với phương pháp học truyền thống. Từ đó, định vị dịch vụ của mình trong tâm trí khách hàng.

Nhà cung cấp cần lưu ý đến điểm nêu trên để lựa chọn kênh truyền thông hợp lý.

5.2.2. Xây dựng các ứng dụng tích hợp

Ngƣời sử dụng thường xuyên yêu cầu tốc độ tải trang mạng nhanh hơn hay việc thiết kế trang mạng sao cho dễ sử dụng nhưng do việc tiết kiệm chi phí từ các nhà mạng nên yêu cầu này của người sử dụng vẫn chưa được đáp ứng. Việc tích hợp và đồng bộ hóa chương trình học trên các thiết bị điện tử khác hiện nay giống như là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Rõ ràng là sự ra đời của các thiết bị thơng mình như máy tính bảng, điện thoại đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, vì vậy việc tích hợp và đồng bộ hóa các chương trình đào tạo kỹ năng mềm trực tuyến này trên các ứng dựng của thiết bị di dộng sẽ đem lại những thuận tiện đáng kể cho ngƣời học. Học viên có thể học mọi lúc mọi nơi, giúp tăng thời gian học tập trực tuyến trong khoảng thời gian hợp

lý, đặc biệt đối tượng ở đây là sinh viên, những người trẻ, khá thành thạo công nghệ.

5.2.3. Kiến nghị đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng bên cạnh việc xây dựng nội Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng bên cạnh việc xây dựng nội dung đào tạo tốt theo chuẩn chung của xã hội và các yêu cầu chuyên môn, các đơn vị cung cấp cần quan tâm hơn đến việc xây dựng nội dung đào tạo phù hợp cho từng đối tượng học viên. Các nhà cung cấp nên lưu ý hơn về đối tượng mục tiêu và nội dung của chương trình đào tạo kỹ năng trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo cũng như thiết lập những chiến lược hợp lý với nguồn lực sẵn có, từ đó bắt đầu mở rộng phân khúc khách hàng, thu hút hơn sự quan tâm của các học viên và phát huy tối đa hiệu quả của hình thức đào tạo này.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế tại Việt Nam, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1. Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)

2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)

3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills) 4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)

5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills) 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)

10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Chương trình đào tạo trực tuyến nên mở rộng hình thức tiếp cận với đa dạng học viên, các đối tượng từ học sinh, sinh viên, người lớn đã đi làm hiện nay đều có

nhu cầu tham gia và trao dồi các kỹ năng mềm. Những kỹ năng quan trọng nhất hiện nay đó là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng. Mọi kỹ năng đều hướng đến việc giao tiếp giữa con người dễ dàng hơn, giúp cải thiện các mối quan hệ, chất lượng thơng tin trao đổi, từ đó nâng cao giá trị đời sống.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh các kết quả đạt được và các đóng góp về thực tiển quản lý đã trình bày ở trên, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế.

- Thứ nhất, Trong quá trình phỏng vấn để thu thập thơng tin có thể một số học viên chưa thực sự sẵn lòng trả lời, hoặc trả lời chưa thực sự đúng suy nghĩ của họ. Điều này phần nào sẽ ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu.

- Thứ hai, nghiên cứu khảo sát với số lượng mẫu tương đối nhỏ, có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả trong nghiên cứu định lượng.

- Thứ ba, nghiên cứu chưa xét đến các ảnh hưởng của các nhân tố điều tiết khác bên ngồi khác như tình hình thị trường việc làm, tinh hình kinh tế xã hội, biến động chính trị....

5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Cần thực hiện những nghiên cứu mang tính khám phá sâu hơn để tìm hiểu các nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng bằng phương thức trực tuyến như mức học phí, thời gian đào tạo .v.v…

Cần thực hiện nghiên cứu tương tự với những mẫu khác nhau như khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, khu vực nông thôn, hoặc khảo sát các cấp học trung học phổ thông và trung học cơ sở.

Các nghiên cứu tiếp theo nên xem xét những yếu khác từ môi trường như chính trị, văn hóa xã hội, thị thường lao động .v.v…

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS (2 tập). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

2. Ngơ Kim Thanh và Nguyễn Thị Hồi Dung, 2012. Giáo trình kỹ năng quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

3. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Giáo trình nghiên cứu thị trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

4. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh

doanh - thiết kế và thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

Tài liệu tiếng Anh

5. Ahmad Abu Al Aish and Steve Love, 2013. Factors Influencing Students'

Acceptance of M-Learning: An Investigation in Higher Education. International

Review of Research in Open and Distance Learning 14(5):83-107.

6. Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social

behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.

7. Ali T., Kate H., Xiaohui L. (2013). Factors Affecting Students’ Acceptance of e- Learning Environments in Developing Countries: A Structural Equation Modeling Approach. International Journal of Information and Education Technology, 3(1), 54-59.

8. Anderson, C., Dankens, A.-S., and Julian, E. H. (2000) Worldwide and U.S. Corporate IT Education and Training Services: Forecast and Analysis, 1999- 2004. IDC Report #W22154.

9. Bagozzi, R. P.; Davis, F. D.; Warshaw, P. R. 1992, "Development and test of a theory of technological learning and usage.", Human Relations, 45 (7): 660–686 10. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An

Introduction to Theory and Research. Reading, MA: Addison-Wesley

11. Fred D. Davis, 1989. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS Quarterly 13(3), 319-340

13. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C., 1998. Multivariate

data analysis (5th ed.). Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

14. Hassan M. Selim, 2007. Critical success factors for e-learning accpetance: Confirmatory factor models. Computers & Education 49 (2007) 396-413.

15. I-Fan L., Meng C.C, Yeali S.S, et al (2010). Extending the TAM model to explore the factors that affect Intention to Use an Online Learning Community.

Computers & Education 54, 600–610.

16. Muneer M.A., David M., Carmel d.N. (2009). Looking under the Bonnet: Factors Affecting Student Adoption of E-Learning Systems in Jordan.

International Review of Research in Open and Distance Learning, 10(2).

17. Paul Juinn Bing Tan, 2013, Applying the UTAUT to Understand Factors Affecting the Use of English E-learning Websites in Taiwan.SAGE Open, 1-11. 18. Simmons, D.E. (2002), “The forum report: e-learning adoption rates and

barriers”, in Rossett, A. (Ed.), The ASTD E-Learning Handbook, McGraw-Hill,

New York, NY, pp. 19-23

19. Viswanath V., Michael G.M, Gordon B. D, et al., 2003. User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 27(3), 425-478.

Tài liệu từ internet

20. https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=15861

21. https://www.certifyme.net/osha-blog/elearning-statistics-2013/

22. http://www.medialink.com.vn/online-marketing/tong-quan-thi-truong-internet- viet-nam-2015.html

23. http://www.librarything.com/work/5395375

Tôi là Phạm Phƣơng Vũ, học viên cao học trƣờng ĐH Kinh Tế, Tp.HCM. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu: "Các nhân tố ảnh hƣởng đến viêc học kỹ năng mềm bằng phƣơng thức đào tạo trực tuyến của học viên tại thành phố Hồ Chí Minh". Tơi mong các anh, chị cung cấp cho tôi một vài thông tin liên quan đến đề tài này. Tất cả ý kiến của các anh, chị đều đƣợc ghi nhận, nhằm giúp ích cho tơi trong q trình nghiên cứu và cam kết bảo mật tuyệt đối.

I. Xác định các thành phần tác động đến hành vi đăng ký học kỹ năng mềm bằng phƣơng thức trực tuyến.

1. Theo anh/chị các yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định đăng ký tham gia khóa học kỹ năng mềm bằng phƣơng thức trực tuyến. Yếu tố nào chọn, anh/chị vui lòng đánh dấu “X”

Yếu tố Chọn

1. Hiệu quả mong đợi 2. Nỗ lực mong đợi 3. Ảnh hƣởng xã hội 4. Điều kiện thuận lợi 5. Dự định hành vi

2. Theo anh/chị thì ngồi những yếu tố trên, cịn những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quyết định đăng ký học trực tuyến các kỹ năng mềm? Tại sao?

II. Xác định các mục hỏi tƣơng ứng với từng thành phần

Đối với những yếu tố anh/chị chọn ở mục I, và các yếu tố anh/chị bổ sung thêm, xin vui lòng cho biết mục hỏi nào trong từng yếu tố đƣợc cho là ảnh hƣởng

Stt Mục hỏi Chọn I. Hiệu quả mong đợi

1 Sử dụng website học trực tuyến giúp tôi áp dụng hơn các kỹ năng mềm.

2 Sử dụng website học kỹ năng trực tuyến giúp tơi có thêm động lực trong học tập.

3 Sử dụng website học trực tuyến giúp tơi có tiết kiệm thời gian học kỹ năng so với trƣớc đây.

4 Sử dụng website học trực tuyến làm tăng hiệu quả học tập của tôi.

II. Nỗ lực mong đợi

1 Tơi có thể truy cập website học trực tuyến và download nhanh chóng.

2

Tơi có thể tiếp cận website học trực tuyến bằng các thiết bị khác nhau (máy tính cá nhân, điện thoại di động,...) và giao diện đƣợc thiết kế phù hợp với từng loại màn hình khác nhau.

3 Tơi thấy các website học trực tuyến rất dễ dàng sử dụng và không mất nhiều thời gian để biết cách sử dụng chúng.

4 Các hoạt động học tập của tôi trên website học kỹ năng trực tuyến đƣợc thể hiện rõ ràng và có thể dễ dàng hiểu đƣợc.

2 Những ngƣời quan trọng với tôi khuyên tôi nên sử dụng website học kỹ năng trực tuyến (bố mẹ, anh chị em, họ hàng,...)

3 Thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp khuyên rằng tôi nên sử dụng website học kỹ năng.

4 Tôi nghĩ rằng sử dụng website để học kỹ năng mềm là một xu hƣớng thời thƣợng.

IV. Điều kiện thuận lợi

1 Tơi có đủ phƣơng tiện để sử dụng website học kỹ năng trực tuyến. 2 Tơi có đủ kiến thức để sử dụng website học kỹ năng trực tuyến. 3 Website học kỹ năng trực tuyến tích hợp với các chƣơng trình/hệ

thống mà tơi đang sử dụng.

4 Nếu có vấn đề với website học kỹ năng trực tuyến, sẽ có ngƣời/hệ thống giải quyết giúp tơi những vấn đề đó nhanh chóng.

V. Dự định hành vi

1 Tơi có ý định sử dụng website học kỹ năng trực tuyến trong các hoạt động học tập ở tƣơng lai.

2 Tôi sẽ sử dụng website học kỹ năng trực tuyến để cải thiện sự thuần thục trong kỹ năng của mình.

VI. Hành vi sử dụng

1 Tôi thấy rằng tôi cần và quyết định học kỹ năng mềm bằng phƣơng thức đào tạo trực tuyến

III. Xác định đặc điểm cá nhân ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng

Theo anh chị các đặc điểm nhân khẩu học nào sau đây có ảnh hƣởng đến quyết định tham gia khóa học kỹ năng mềm bằng phƣơng thức trực tuyến. Vui lòng đánh dấu “X” vào mục mà anh/chị chọn. Trong trƣờng hợp có thêm yếu tố nào liên quan đến dự định nghỉ việc, anh/chị vui lịng ghi vào ơ trống bên dƣới.

Đặc điểm cá nhân Chọn

1. Giới tính 2. Tuổi tác

3. Kinh nghiệm sử dụng 4. Tự nguyên sử dụng

Cảm ơn anh/chị đã nhiệt tình hỗ trợ

2. Nguyễn Phú Ân – Chuyên viên đào tạo Tập đoàn Prudential Số điện thoại: 097.879.8847

3. Trần Phi Bảo – Chuyên viên đào tạo CEN Group Số điện thoại: 091.171.6879

4. Nguyễn Đắc Lộc – Giảng viên kỹ năng mềm Số điện thoại: 0122.691.4027

5. Nguyễn Kim Ngân – Giảng viên kỹ năng mềm Số điện thoại: 098.417.9593

6. Vũ Thị Hồng Phúc – Sinh viên Trung cấp Dƣợc Số điện thoại: 0121.982.8197

7. Nguyễn Hà Thu – Sinh viên ngành Ngoại thƣơng Số điện thoại: 0168.312.9848

8. Lê Minh Trí – Sinh viên ngành Kinh tế Số điện thoại: 098.750.1675

9. Nguyễn Chí Vinh – Sinh viên ngành Kinh tế Số điện thoại: 090.951.1919

10. Nguyễn Ngọc Đoan Trinh – Sinh viên ngành Công nghệ thông tin Số điện thoại: 098.244.1834

Nhìn chung, các đáp viên đƣợc phỏng vấn nhóm đều đồng ý với các yếu tố đƣợc tác giả đƣa ra khi thảo luận. Khơng có biến mới nào đƣợc thêm vào. Riêng các nhân tố nhân khẩu học, các đáp viên không cho rằng mục hỏi (3) kinh nghiệm sử dụng và (4) tự nguyện sử dụng không rõ ý nên đƣợc loại bỏ khỏi mơ hình nghiên cứu. Các mục hỏi theo từng yếu tố đƣợc tổng hợp nhƣ bảng sau:

Stt Mục hỏi

I. Hiệu quả mong đợi

1 Sử dụng website học trực tuyến giúp tôi áp dụng hơn các kỹ năng mềm. 2 Sử dụng website học kỹ năng trực tuyến giúp tơi có thêm động lực trong học

tập.

3 Sử dụng website học trực tuyến giúp tơi có tiết kiệm thời gian học kỹ năng so với trƣớc đây.

4 Sử dụng website học trực tuyến làm tăng hiệu quả học tập của tôi.

II. Nỗ lực mong đợi

1 Tơi có thể truy cập website học trực tuyến và download nhanh chóng.

2

Tơi có thể tiếp cận website học trực tuyến bằng các thiết bị khác nhau (máy tính cá nhân, điện thoại di động,...) và giao diện đƣợc thiết kế phù hợp với từng loại màn hình khác nhau.

3 Tơi thấy các website học trực tuyến rất dễ dàng sử dụng và không mất nhiều thời gian để biết cách sử dụng chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học kỹ năng mềm bằng phương thức đào tạo trực tuyến của học viên tại thành phố hồ chí minh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)