Thang đo dự định hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học kỹ năng mềm bằng phương thức đào tạo trực tuyến của học viên tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 47)

Bảng 3.5: Thang đo dự định hành vi

Thang đo gốc Nguồn Thang đo đề tài Mã hóa

Tơi có ý định sử dụng website học trực tuyến trong các hoạt động học tập ở tương lai Venkatesh và ctg (2003), Paul Juinn Tan (2013). Tơi có ý định sử dụng website học kỹ năng trực tuyến trong các hoạt động học tập ở tương lai DD1 Tôi sẽ sử dụng website học trực tuyến để cải thiện trình độ của mình Tơi sẽ sử dụng website học kỹ năng trực tuyến để cải thiện sự thuần thục trong kỹ năng của mình

DD2

Tơi có kế hoạch sử dụng website học trực tuyến trong vịng hai tháng tới

Tơi có kế hoạch sử dụng website học kỹ năng trực tuyến trong vòng hai tháng tới

3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG 3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lớp kỹ năng mềm bằng phương thức đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, nghiên cứu định lượng còn nhằm kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng khảo sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mơ hình.

3.3.2. Thiết kế phiếu khảo sát

Phiếu khảo sát gồm 2 phần chính: (Phụ lục 3)

Phần 1: Đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng mềm bằng

phương thức trực tuyến

Phần này được thực hiện thông qua 20 mục hỏi trong 4 yếu tố trong những yếu tố bao gồm: hiệu quả mong đợi (4 mục), nỗ lực mong đợi (4 mục), ảnh hưởng xã hội (4 mục), điều kiện thuận lợi (4 mục), dự định hành vi (3 mục) và hành vi sử dụng (1 mục). Mỗi câu hỏi trong phần này được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm (1 là hồn tồn khơng đồng ý, 2 là khơng đồng ý, 3 là trung lập, 4 là đồng ý, 5 hoàn toàn đồng ý)

Phần 2: Các thuộc tính thuộc về nhân khẩu học

Phần này nhằm nhằm khẳng định kết quả trình bày và phù hợp với dữ liệu thực. Thông tin về đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa với thang đo phù hợp như sau: biến số giới tính với 2 thuộc tính (nam và nữ), biến số độ tuổi gồm 4 nhóm tuổi (dưới 18 tuổi, từ 18 đến dưới 22 tuổi, từ 22 đến dưới 25 tuổi và từ 25 tuổi trở lên).

3.3.3. Mẫu nghiên cứu định lƣợng

Tổng thể là khảo sát là những anh chị sinh viên hiện đang học cao đẳng, đại học cao học và những anh chị đã đi làm từ khoảng 2 năm và có sử dụng internet hàng ngày.

Phương pháp chọn mẫu: tác giả chọn phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Cỡ mẫu: Một số nghiên cứu về kích thước mẫu được các nhà nghiên cứu đưa ra, theo Bollen (1989) kích thước mẫu tỷ lệ với biến là 5:1, theo Hair và cộng sự (1998) kích thước mẫu phải từ 100 đến 150, Hatcher (1994) cũng cho rằng kích thước mẫu phải gấp 5 lần số biến quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì số lượng mẫu cần thiết tính theo cơng thức của Bollen là 105 trở lên.

Ngồi ra, kích thước mẫu càng lớn thì càng đại diện cho tổng thể. Do vậy, đề tài xác định thực hiện với kích thước mẫu tối thiểu là 100.

3.3.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập bằng hình thức khảo sát trực tuyến thông qua ứng dụng Google Bảng tính (Docs.Google). Để đạt được kích thước mẫu tối thiểu, tác giả gửi 150 lời mời cho các đối tượng học viên thông qua danh bạ email, mạng xã hội facebook và tin nhắn điện thoại sms. Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi và nhận bảng trả lời được bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 2016 và kết thúc vào ngày 22 tháng 10 năm 2016.

3.3.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng các cơng cụ phân tích dữ liệu sau đây:  Làm sạch dữ liệu

Trước khi xử lý – phân tích dữ liệu, các bảng câu hỏi được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời sót, phiếu trả lời mâu thuẫn. Số liệu sau khi nhập vào máy tính được kiểm tra lỗi nhập dữ liệu (sai, sót, thừa), loại bỏ những quan sát có điểm số bất thường bằng các phép kiểm định thống kê mô tả (bảng tần số, bảng kết hợp).

Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha.

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính tốn phương sai của từng item và tính tương quan điểm của từng biến với điểm của tổng các biến cịn lại của phép đo. Hệ số Cronbach Alpha trích trong (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) được tính theo cơng thức sau:

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.7 trở lên là có thể chấp nhận.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng biến, những biến nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những biến có độ tin cậy bảo đảm các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố để nhằm kiểm định độ giá trị hội tụ, độ giá trị phân biệt của thang đo các khái niệm, từ đó cũng trích ra các yếu tố để tiến hành phân tích hồi qui.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phương pháp được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong phân tích này sử dụng phương pháp principal axis factoring với phép xoay promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong q trình phân tích EFA các nhân tố, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại.

Các tiêu chí đánh giá kết quả trong phân tích EFA: Hệ số KMO lớn hơn 0,5; mức ý nghĩa kiểm định Bartlelt nhỏ hơn 0,05; tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1, tổng phương sai trích được lớn hơn 50%, hệ số tải trên mỗi nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5; chênh lệch trọng số (nếu có) lớn hơn 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Mơ hình PATH, kiểm định hệ số tƣơng quan và phân tích hồi qui

Do trong mơ hình xuất hiện biến trung gian là dự định hành vi, tác giả sử dụng mơ hình PATH trong phân tích hồi quy nhằm làm rõ mối quan hệ của các biến quan sát. Một biến được gọi là biến trung gian khi nó tham gia giải thích cho mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Baron & Kenny 1986). Biến trung gian phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện: (1)Biến độc lập giải thích được biến thiên của biến trung gian (ß2 ≠ 0), (2) biến trung gian giải thích được biến thiên của biến phụ thuộc (ß3 ≠ 0) và (3) sự hiện diện của biến trung gian (có mặt ß2 và ß3 sẽ làm giảm mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (ß1 giảm xuống). Và khi ß1 tiến về 0 thì quan hệ giữa biến độc lập và phụ thuộc là quan hệ gián tiếp (thông qua biến trung gian).

Phân tích hồi qui đa biến dùng để phân tích mối liên hệ và cường độ liên hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Trước khi phân tích hồi qui, cần kiểm tra sự tương quan giữa các biến trong mơ hình hồi qui. Để đánh giá mức độ tương quan thì hai yếu tố được quan tâm

trong kiểm định ma trận tương quan giữa các biến là: Hệ số tương quan và mức ý nghĩa (Sig. < 0,05). Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số xác định (R – Square). Trong hồi qui tuyến tính bội thường dùng hệ số R – Square điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mơ hình vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình. Bên cạnh đó, cần kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin–Watson (1 < Durbin-Watson < 3) và khơng có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 10). Hệ số beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến độc lập nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào biến phụ thuộc càng mạnh (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích phƣơng sai ANOVA, Independent sample T-Test

Phân tích phương sai ANOVA, Independent sample T-Test để kiểm định giả thuyết có hay khơng sự khác nhau về quyết định tham gia khóa học kỹ năng mềm bằng phương thức trực tuyến giữa của học viên theo giới tính và theo độ tuổi.

Trước khi tiến hành phân tích ANOVA, tiêu chuẩn Levence được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Sig. (Significance) là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phương sai nhóm.

Tiêu chuẩn Fisher F trong phép phân tích phương sai ANOVA với mốc để so sánh các xác suất ý nghĩa Sig. là 5% được áp dụng. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa nhỏ hơn 5% thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết: khơng có sự khác nhau về quyết định tham gia khóa học kỹ năng mềm theo phương thức đào tạo trực tuyến của học viên theo giới tính và theo độ tuổi.

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 đã trình bày chi tiết phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm các đối tượng học viên phù hợp và từ đó hình thành bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng. Chương này cũng trình bày chi tiết về thiết kế nghiên cứu định lượng gồm: Thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và các kỹ thuật phân tích dữ liệu.

CHƢƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 trình bày q trình nghiên cứu chính thức bao gồm thu thập dữ liệu nghiên cứu, phân tích số liệu và đưa ra các kết quả về đối tượng nghiên cứu; kết quả đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo; kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc học kỹ năng mềm bằng phương thức đào tạo trực tuyến của học viên tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.1. Mơ tả mẫu

Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi và nhận bảng trả lời được bắt đầu từ ngày 10 tháng 10 năm 2016 và kết thúc vào ngày 22 tháng 10 năm 2016. Khảo sát được tiến hành bằng hình thức trực tuyến khảo sát thông qua ứng dụng Google Bảng tính (Docs.Google), phân phát 150 lời mời thông qua email, mạng xã hội facebook và tin nhắn điện thoại sms. Đối tượng chính được khảo sát là những anh chị sinh viên hiện đang học cao đẳng, đại học cao học và những anh chị đã đi làm từ khoảng 2 năm và có sử dụng internet hàng ngày.

Do tác giả sử dụng hình thức khảo sát trực tuyến, cài đặt các câu hỏi chọn lựa bắt buộc (theo thang đo likeart) nên không xảy ra hiện tượng các câu hỏi bị bỏ trống hoặc có nhiều lựa chọn.

Tổng số phiếu được phản hồi hợp lệ là 124 phiếu. Kết quả thống kê về đối tượng tham gia trả lời trong mẫu khảo sát theo các đặc điểm nhân khẩu học được trình bày trong bảng 4.1

 Giới tính: Mẫu khảo sát có 47 học viên nam chiếm 37,9% tổng số học viên tham gia trả lời hợp lệ, số học viên nữ là 77 người chiếm 56,4%

 Độ tuổi: Số học viên tham gia trả lời có độ tuổi từ 18 đến dưới 22 tuổi là 27 người chiếm 21,8% tổng số học viên tham gia trả lời hợp lệ, độ tuổi từ 22

đến dưới 25 là 57 người chiếm 46%, độ tuổi từ 25 tuổi trở lên có 40 người chiếm 32,3% cịn lại. Khơng có học viên phản hồi nào dưới 18 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học kỹ năng mềm bằng phương thức đào tạo trực tuyến của học viên tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)