Đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu QTRR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch khánh hòa (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo ảnh hưởng đến tính hữu hiệu QTRR

4.3.1.9. Đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu QTRR

Bảng 4.15. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Tính hữu hiệu QTRR

Thành phần Hệ số Cronbach’s Alpha Tương quan biến – tổng Y Tĩnh hữu hiệu QTRR 0,799

Y1 DN đạt được các mục tiêu chiến lược 0,634

Y2 DN sử dụng các nguồn lực hữu hiệu và hiệu quả 0,655

Y3 Báo cáo của DN được lập và trình bày một cách đáng tin cậy

0,667

Y4 Pháp luật và các quy định có liên quan được DN tuân thủ đầy đủ

0,542

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả, trích từ phụ lục 7)

Thang đo tính hữu hiệu QTRR có hệ số cronbach’alpha thỏa điều kiện lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên thỏa mãn về độ tin cậy. (Xem thêm phụ lục 7)

4.3.2. Đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép quay Promax và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue >1.

- Lần 1: Đưa 33 biến quan sát vào phân tích, kết quả EFA cho thấy biến Q2.3

“Sự kiện rủi ro tiềm tàng được DN quan tâm và nghiên cứu một cách cẩn thận sự tác động của nó đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh” có hệ số tải nhân tố 0,386, nhỏ hơn 0,5 nên bị loại.

- Lần 2: Sau khi loại biến Q2.3, kết quả EFA lần 2 cho thấy biến Q3.3 “Rủi ro

tuân thủ - bắt nguồn từ luật, quy định, chính sách và các vấn đề quản trị DN” có hệ số tải nhân tố nhỏ (0,351 và 0,388) nên tác giả tiếp tục loại biến này.

- Lần 3: Sau khi loại biến Q3.3, kết quả EFA lần 3 cho thấy, biến Q3.4 “Rủi

ro tài chính - xuất hiện từ biến động thị trường và nền kinh tế” có hệ số tải nhân tố bé (0,346 và 0,336) nên bị loại ra và tác giả thực hiện tiếp EFA lần 4.

- Lần 4: Sau khi loại biến Q3.4, kết quả EFA lần 4 cho thấy biến Q5.2 “Đối

đầu rủi ro nhưng đưa ra các biện pháp giảm thiểu nguy cơ nhằm giảm tổn thất” tiếp tục bị loại vì có hệ số tải nhân tố 0,402 nhỏ hơn 0,5.

- Lần 5: Sau khi loại biến Q5.2, kết quả biến Q6.4 “ DN có giám sát, bảo vệ

tài sản” có hệ số tải nhân tố nhỏ đồng thời tải lên cả 2 nhân tố với hệ số gần như tương đương nhau (0,369 và 0,412). Do đó đã bị loại ra để tác giả phân tích EFA lần 6.

- Lần 6: Kết quả phân tích EFA lần 6 cho thấy, tất cả các biến thang đo đều

thỏa các điều kiện đã nêu đối với phân tích EFA, hệ số tải nhân tố đều lớn hơn (hoặc xấp xỉ) 0,5 nên có các biến này có ý nghĩa thực tiễn. Hệ số KMO = 0,858 (lớn hơn 0,5) nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi – Square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 2.996 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 <0,05. Tổng phương sai trích đạt 73,851% thể hiện rằng 8 yếu tố rút trích giải thích được 73,851% sự biến thiên của dữ liệu (thỏa mãn điều kiện >50%). Điểm dừng Eigenvalues = 1,034.

Kết quả cuối cùng, 8 yếu tố được rút trích ra bao gồm:

+ Môi trường nội bộ: gồm 5 biến quan sát Q1.1, Q1.2, Q1.3, Q1.4, Q1.5. + Thiết lập mục tiêu: gồm 2 biến quan sát Q2.1, Q2.2.

+ Nhận dạng sự kiện tiềm tàng: gồm 3 biến quan sát Q3.1, Q3.2, Q3.5 + Đánh giá rủi ro: gồm 6 biến quan sát Q4.1, Q4.2, Q4.3, Q4.4, Q4.5, Q4.6 + Phản ứng với rủi ro: gồm 2 biến quan sát Q5.3, Q5.4

+ Hoạt động kiểm soát: gồm 3 biến quan sát Q6.1, Q6.2, Q6.3

+ Thông tin và truyền thông: gồm 4 biến quan sát Q7.1, Q7.2, Q7.3, Q7.4 + Giám sát: gồm 3 biến quan sát Q8.1, Q8.2, Q8.3

Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo hướng QTRR theo COSO 2004

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,858 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 2,996E3

df 378

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát 4 1 7 6 3 4 2 8 Q1.1 0,623 Q1.2 0,828 Q1.3. 0,634 1.4. 0,561 Q1.5. 0,690 Q2.1 0,661 Q2.2. 0,909 Q3.1. 0,752 Q.3.2. 0,626 Q3.5. 0,667 Q4.1. 0,928 Q4.2 0,854 Q4.3 0,758 Q4.4. 0,783 Q4.5. 0,806 Q4.6. 0,685 Q5.3. 0,886 Q5.4. 0,729 Q6.1. 0,662 Q6.2. 0,815 Q6.3. 0,689 Q7.1. Q7.2. 0,923 Q7.3. 0,597 Q7.4. 0,511 Q8.1. 0,491 Q8.2. 0,827 Q8.3 0,497 Eigenvalues 1,034 Phương sai trích 73,851

Với những điều kiện và cách thức tương tự, tác giả đã phân tích nhân tố EFA cho thang đo biến phụ thuộc Tính hữu hiệu QTRR. Kết quả, tất cả các tiêu chuẩn đều được thỏa, cụ thể KMO = 0,780, thỏa >0,5. Kiểm định Bartlettt’s với hệ số Sig = 0,00 < 0,05. Hệ số tải nhân tố của 4 biến quan sát Y1, Y2, Y3, Y4 tương ứng là 0,716; 0,745; 0,781; 0,616, tất cả đều lớn hơn 0,5, cả 4 thang đo đều trích tại 1 nhân tố, với điểm dừng Eigenvalues là 2,533 và phương sai trích là 100% (Phụ lục 8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch khánh hòa (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)