Bàn luận về kết quả tác động của từng yếu tố trong hệ thống KSNB đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch khánh hòa (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.5. Bàn luận:

4.5.2. Bàn luận về kết quả tác động của từng yếu tố trong hệ thống KSNB đến

hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 4 yếu tố trong hệ thống KSNB theo hướng QTRR có tác động đến tính hữu hiệu về QTRR ở các DN du lịch Khánh Hòa và tất cả 4 yếu tố này đều tác động cùng chiều, với một mức độ tác động khác nhau. Cụ thể, Môi trường nội bộ là yếu tố tác động mạnh nhất, tiếp theo là yếu tố Thông tin và truyền thông, yếu tố Hoạt động kiểm soát, và cuối cùng là yếu tố phản ứng với rủi ro. Bốn yếu tố còn lại, gồm Thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, giám sát được đánh giá là khơng có tác động đến tính hữu hiệu QTRR.

Kết quả này tương thích với thực trạng hệ thống KSNB theo hướng QTRR tại các DN du lịch Khánh Hịa. Theo đó, tại các DN du lịch Khánh Hịa yếu tố Nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, giám sát đều chưa được quan tâm nhiều, chỉ mới đạt mức trung bình. Đây là nhóm yếu tố có giá trị trung bình thấp nhất, khơng có yếu tố nào đạt đến mức 4 (mức có nhiều). Từ đây có thể nhận thấy, các DN chưa thấy rõ tầm quan trọng của những yếu tố này, chưa chú ý xây dựng hoặc có xây dựng nhưng chỉ là hình thức, do đó nó khơng có tác dụng trong QTRR. Ví dụ, việc thiết lập mục tiêu ở các DN du lịch Khánh Hịa đã có nhưng thực tế các mục tiêu cịn chung chung, mang tính hình thức. Việc nhận diện các sự kiện tiềm tàng đòi hỏi phải gắn liền với các mục tiêu cụ thể, trong khi ở các DN du lịch Khánh Hòa lại chưa làm được điều này, do đó việc thiết lập mục tiêu chưa có tác động đến tính hữu hiệu QTRR.

Bên cạnh đó, kết quả hồi quy đa biến cho thấy hệ số R bình hiệu chỉnh bằng 0,444 nghĩa là hệ thống KSNB theo hướng QTRR giải thích được 44,4% sự thay đổi của tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hịa, 55,6% cịn lại được giải thích bởi các yếu tố khác, kết quả phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến tính hữu hiệu QTRR cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hịa đối với từng nhóm Vốn đầu tư của

DN, số lao động trong DN, Doanh thu hay kể cả ngành nghề kinh doanh. Điều đó chứng tỏ, tại các DN du lịch Khánh Hịa, ngồi những yếu tố thuộc hệ thống KSNB thì cịn rất nhiều yếu tố khác được đánh giá là có tác động đến tính hữu hiệu QTRR.

Cụ thể từng yếu tố như sau:

Yếu tố Môi trường nội bộ: Môi trường nội bộ là thành phần quan trọng nhất

trong hệ thống KSNB, nó phản ánh sắc thái chung của DN, thể hiện triết lý, cũng như văn hóa của DN. Xây dựng được một mơi trường làm việc tốt thơng qua các chính sách, quy định hợp lý, tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát huy hết kỹ năng của mình, đồng thời khích lệ nhân viên làm việc sẽ giúp DN đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt trong ngành du lịch là một ngành dịch vụ, chất lượng sản phẩm được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng, mà nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, do đó điều này lại càng quan trọng, hạn chế được những rủi ro về chất lượng sản phẩm hoặc quá trình thu hút khách hàng.

Yếu tố Thông tin và truyền thông: Theo đánh giá yếu tố này cũng có tác

động mạnh tới tính hữu hiệu QTRR. Với điều kiện tin học hóa và sự thay đổi thơng tin từng ngày, thì đây là yếu tố rất quan trọng giúp DN nắm bắt được thị trường, nhằm đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Sự thay đổi của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng du khách tới Khánh Hịa, do đó nắm bắt được sự thay đổi này sẽ giúp DN chủ động trong vấn đề nhận định giá, hay xây dựng cơ sở hạ tầng, hạn chế được rủi ro do dư thừa nguồn lực hoặc chính sách giá khơng phù hợp. Đồng thời, chính sách bảo mật thơng tin rất quan trọng, nhằm hạn chế việc rị rỉ thơng tin ra ngồi.

Yếu tố hoạt động kiểm sốt: Việc ý thức được tầm quan trọng của QTRR là

bước nền tảng để DN có những hành động phù hợp nhằm QTRR. Thấy được tầm quan trọng và ưu tiên cho các hoạt động, nguồn lực cho QTRR sẽ giúp QTRR đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời q trình QTRR này nên có một quy trình cụ thể, để có thể thực hiện từng bước rõ ràng, hiệu quả, giúp DN nhận định được quá trình QTRR đang mạnh ở đâu và yếu ở chỗ nào. Từ đó DN có những điều chỉnh phù hợp để quá trình này đạt được các mục tiêu.

Yếu tố phản ứng với rủi ro: Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng luôn

tồn tại những rủi ro, ngành du lịch cũng không phải là ngoại lệ. Nhận ra được những rủi ro đó, đánh giá nó ở mức nào rất quan trọng, nhưng cuối cùng quan trọng nhất vẫn là DN sẽ làm gì với rủi ro đó, để có thể giảm thiểu được thiệt hại do rủi ro gây ra. Phản ứng này phải dựa vào loại rủi ro, mức độ ảnh hưởng như thế nào, tình hình thực tế của DN để lựa chọn một cách thức phù hợp. Nếu DN lựa chọn sai phương án thì khơng những khơng đạt được các mục tiêu đề ra, mà ngược lại còn gây tổn thất lớn cho DN.

Xianbo Zhao, Bon – Gang Hwang và Sui Pheng Low (2014) trong nghiên cứu “Những yếu tố thành công quan trọng về QTRR DN tại các công ty xây dựng ở Trung Quốc” đã chỉ ra rằng ba nhóm yếu tố thành cơng quan trọng nhất đối với QTRR DN đó là Sự cam kết của hội đồng quản trị và quản lý cấp cao; Xác định rủi ro, phân tích và phản ứng với rủi ro; và Thiết lập mục tiêu. Ngồi ra, ba nhóm yếu tố thành công quan trọng tiếp theo bao gồm: Thực hiện và hội nhập; Truyền thông và sự hiểu biết; và Cam kết và sự tham gia của ban lãnh đạo.

Nguyễn Thị Mai Sang (2015) khi nghiên cứu về tác động của hệ thống KSNB theo hướng QTRR theo COSO 2004 đến chất lượng kiểm soát rủi ro tại các công ty xây dựng TPHCM đã cho thấy rằng tất cả 8 thành phần của hệ thống KSNB theo COSO 2004 đều có tác động đến chất lượng kiểm soát rủi ro tại các DN xây dựng. Tuy khác nhau về số nhân tố tác động giữa ngành xây dựng và ngành du lịch nhưng cả 2 ngành đều cho ra rằng yếu tố môi trường nội bộ là yếu tố quan trọng nhất, tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu QTRR. Ở các công ty xây dựng yếu tố Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro và giám sát tác động mạnh đến tính hữu hiệu QTRR, trong khi đó ở các DN du lịch ở Khánh Hịa những yếu tố này được đánh giá là không tác động. Trong khi những yếu tố bên ngoài như vốn đầu tư, số lao động, doanh thu, hay ngành nghề lại được đánh giá có tác động đến tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hòa, khác với trong ngành xây dựng TPHCM, chỉ yếu tố vốn đầu tư được cho là có tác động đến tính hữu hiệu QTRR, cịn yếu tố lao động và doanh thu không tạo ra sự khác biệt. Ngoài

ra đối với các công ty du lịch Khánh Hòa, hệ thống KSNB chỉ giải thích được 44,4% sự thay đổi của tính hữu hiệu QTRR, còn theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Sang (2015) thì hệ thống KSNB theo hướng QTRR đã giải thích được tới 79,3% sự biến thiên của chất lượng kiểm soát rủi ro tại các cơng ty xây dựng tại thành phố HCM.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 tác giả đã trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đồng thời bàn luận ý kiến dựa trên kết quả nghiên cứu đã thu được.

Sau khi dùng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, kết quả 28 thang đo đảm bảo về độ tin cậy và giá trị được tác giả sử dụng cho những bước tiếp theo.

Kết quả thống kê mô tả cho thấy các DN du lịch Khánh Hòa đã xây dựng hệ thống KSNB theo hướng QTRR tuy rằng chưa hoàn thiện và đầy đủ, chủ yếu vẫn dừng lại ở mức trung bình, chỉ có một số yếu tố như Mơi trường nội bộ hay thông tin và truyền thông đã đạt đến mức có nhiều. Đặc biệt những yếu tố đặc thù của QTRR như nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro lại chưa tồn tại nhiều ở các DN du lịch Khánh Hòa, đây là những thành phần cùng với thành phần giám sát ít được quan tâm xây dựng nhất tại DN du lịch Khánh Hòa.

Theo kết quả hồi quy chỉ có 4 yếu tố của hệ thống KSNB theo COSO 2004 có tác động đến tính hữu hiệu QTRR của các DN du lịch Khánh Hòa, với mức độ tác động giảm dần như sau: Môi trường nội bộ, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, phản ứng với rủi ro. Bốn yếu tố cịn lại khơng tác động là Thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro và giám sát. Và hệ thống KSNB theo hướng QTRR đã giải thích được 44,4% sự biến thiên của tính hữu hiệu QTRR.

Đồng thời, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính hữu hiệu QTRR tại các DN du lịch Khánh Hịa đối với từng nhóm Vốn đầu tư, số lao động, Doanh thu hay ngành nghề kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp du lịch khánh hòa (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)