2.2 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
2.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các chỉ tiêu chính gồm chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên (NIM).
2.2.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Return on asset –
ROA)
ROA =
Là chỉ tiêu để đánh giá khả năng quản lý nguồn lực tài chính và tài sản thực của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận, cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân
hàng. Chỉ số này có tính đến số lượng tài sản được dùng cho các hoạt động của ngân hàng, nhằm xác định liệu rằng ngân hàng có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi rịng đủ lớn trên tổng tài sản của mình hay khơng. Nếu ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kinh doanh rất hiệu quả, có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự linh hoạt trong điều hành các hạn mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế, với việc ngân hàng kiếm được nhiều tiền hơn từ ít vốn đầu tư hơn. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị của ngân hàng.
2.2.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Return on equity
– ROE)
ROE =
Là chỉ tiêu đo lường bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra từ một đồng vốn của các cổ đông của ngân hàng. Tỷ lệ này được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, là một thước đo nhanh và dễ để đo lường tính hiệu quả trong cách quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Với tỷ lệ càng cao chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các cổ đông, nghĩa là ngân hàng đã khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của mình trong nghiệp vụ huy động vốn, mở rộng quy mơ. Do đó, ngân hàng có tỷ lệ này càng cao thì càng thu hút các nhà đầu tư. Chỉ tiêu này có ý nghĩa với các nhà đầu tư.
2.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM)
NIM =
Với tài sản có sinh lãi được xác định theo khoản mục tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư. Và thu nhập lãi thuần là chênh lệch của thu nhập lãi thuần và chi phí trả lãi.
Tỷ lệ NIM cho biết một đồng vốn huy động của ngân hàng đem cho vay sau khi trừ chi phí từ huy động sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng có thể dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thơng qua việc kiểm sốt tài sản sinh lãi và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất để tìm kiếm nguồn vốn phù hợp, bởi tỷ lệ này cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngược lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.
2.2.2.4 Các chỉ tiêu đo lường khác
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Noninterest margin – NM)
NM =
Tỷ lệ này dùng để đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ phí dịch vụ với các chi phí ngồi lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng, chi phí quản lý). Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường là âm, chi phí ngồi lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.
Thu nhập trên cổ phiếu (Earning per share – EPS) EPS =
Chỉ tiêu này đo lường khả năng kiếm lợi nhuận của ngân hàng, đo lường trực tiếp thu nhập của người sở hữu ngân hàng trên mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành. Đây là phần lợi nhuận mà ngân hàng phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường.
Bên cạnh các chỉ tiêu về lợi nhuận và khả năng sinh lời, các ngân hàng còn quan tâm đến chỉ tiêu về rủi ro, nhằm kiểm sốt những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay sử dụng phương pháp phân tích tỷ số tài chính rất phổ biến, bởi nó là cách thức đơn giản và tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên cách này lại gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc nhận ra được bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt và nhiều hoạt động của ngân hàng vì nó chỉ đánh giá mối quan hệ của hai biến số cụ thể.