2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
2.3.1 Nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong bao gồm: an toàn vốn là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, quy mô ngân hàng.
2.3.1.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity to asset ratio – EA)
An toàn vốn của một ngân hàng được đo bằng tỷ lệ của vốn chủ sở hữu trên tài sản (EA). An tồn vốn được xem như là khoảng vốn tự có đủ để ngân hàng có thể chịu đựng được bất kỳ những cú sốc nào mà ngân hàng có thể gặp phải. Tỷ lệ EA thể hiện khả năng trụ vững của ngân hàng trước những thiệt hại và rủi ro tài chính.
Một ngân hàng với tỷ lệ EA cao có một khả năng chịu được các rủi ro tài chính tốt, có nhu cầu thấp hơn về các nguồn vốn từ bên ngoài và dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng có nguồn vốn tốt có thể tiếp nhận được nhiều cơ hội kinh doanh hơn và có thể linh hoạt trong việc xử lý các rủi ro và làm giảm rủi ro vỡ nợ.
Demirguc-Kunt và Huizingha (1999) phát hiện ra rằng các ngân hàng có nguồn vốn tốt có tỷ lệ NIM lớn hơn và dẫn đến lợi nhuận cao. Berger (1995b), Mamatzakis và Remoundos (2003), Staikouras và Wood (2003) và Athanasoglou et al. (2008) nhận thấy rằng tỷ lệ EA có một mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời. Điều này chỉ ra rằng lý luận các ngân hàng có nguồn vốn tốt sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn được ủng hộ. Vì vậy, đề tài hy vọng rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ EA và lợi nhuận là cùng chiều.
2.3.1.2 Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản (Loan loss reserve
to asset – LLR)
LLR theo Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011) được đo bằng cách tỷ số của dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản. Tỷ lệ này cho thấy mức độ rủi ro tín dụng mà một ngân hàng đối mặt vì chất lượng khoản vay về phương diện lịch sử trở thành các khu vực dễ bị tổn thương đối với nhiều tổ chức tài chính và nguyên nhân lớn nhất của ngân hàng sụp đổ.
Các ngân hàng có LLR cao hơn ngụ ý rằng các ngân hàng phải đối mặt với một rủi ro cao hơn về tài sản của mình. Nếu chất lượng tài sản là xấu, nó có nghĩa là ngân hàng đối mặt với rủi ro vỡ nợ cao, thu nhập lãi suất giảm trong khi các chi phí dự phịng gia tăng, sau đó giảm lợi nhuận ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng LLR cao có một tương quan cùng chiều với lợi nhuận bởi với họ trích dự phịng rủi ro tín dụng chính là tấm đệm chống sốc từ rủi ro tín dụng, quỹ này càng lớn trong điều kiện ngân hàng vẫn có lãi chứng minh rằng ngân hàng vẫn chuẩn bị đối phó khá tốt với rủi ro tín dụng nên việc trích dự phịng được
khuyến khích. Lập luận này được hỗ trợ bởi Heffernan và Fu (2008) chỉ ra rằng LLR nâng cao lợi nhuận của ngân hàng khi họ phát hiện ra rằng LLR có được một mối quan hệ cùng chiều với ROA và NIM, trừ ROE.
2.3.1.3 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (Cost to
income ratio – COSR).
Hiệu quả trong việc quản lý chi phí được đo bằng tỷ số của phi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động. COSR đo lường chi phí hoạt động của các ngân hàng (các chi phí phát sinh trong hoạt động ngân hàng). Tỷ lệ này cho biết cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để mang lại một đơn vị thu nhập.
Nhìn chung, trong điều kiện bình thường, khi ngân hàng tăng doanh số thì tốc độ tăng chi phí phải thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Như vậy tỷ lệ COSR phải giảm nhẹ dần để tăng lợi nhuận, nghĩa là ngân hàng hiệu quả có thể hoạt động trong COSR thấp hơn và đạt được lợi nhuận cao hơn.
Kosmidou et al. (2006) và Pasiouras và Kosmidou (2007) và Usman Dawood (2014) cho thấy rằng các COSR có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Điều này là do các chi phí phát sinh nhiều hơn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
2.3.1.4 Tính thanh khoản: Tài sản có tính thanh khoản/tổng tài sản
(Liquidity ratio – LIQ)
Bản chất của kinh doanh ngân hàng là chuyển những khoản tiền gửi ngắn hạn sang cho vay dài hạn với các kỹ thuật đặc thù như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai hay giao dịch hoán đổi . Vì vậy, ngân hàng sẽ liên tục phải đối mặt với vấn đề kỳ hạn thanh tốn khơng phù hợp. Do đó, ngân hàng cần phải giữ tài sản có tính lỏng đủ để có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để tránh các vấn đề phá sản.
Theo Pavla Vodová (2013) thì thanh khoản ngân hàng được thể hiện bằng tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản (LIQ). LIQ chỉ ra khả năng của ngân hàng để đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại của nó. Tuy nhiên, tài sản có tính thanh khoản thường đi cùng với tỷ lệ lợi tức thấp hơn. Các ngân hàng có LIQ cao hơn cho thấy rằng các ngân hàng có tính thanh khoản hơn; ngân hàng có thể mất các hoạt động đầu tư sinh lợi và có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hơn. Các kết quả từ những nghiên cứu thực nghiệm có sự pha trộn. Heffernan và Fu (2008) chỉ ra rằng LIQ có tác động cùng chiều với ROA và ROE, nhưng nó có mối quan hệ nghịch đảo với tỷ lệ NIM.
2.3.1.5 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy)
Đây là một yếu tố cho thấy sức mạnh nội bộ của ngân hàng cho các phép đo của lợi nhuận và các khoản tiền giữ lại của các ngân hàng để chống lại sự mất mát bất ngờ và nguy hiểm có liên quan. Tỷ lệ này cao cho thấy khả năng sinh lợi cao và tỷ lệ này thấp gây ra giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ an tồn vốn có thể được tính tốn bằng tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng.
2.3.1.6 Tiền gửi (Deposits to assets)
Tiền gửi đại diện cho các khoản tiền gửi của khách hàng và có thể được tính bằng tỷ số của tổng tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản của ngân hàng. Tiền gửi là nguồn tài trợ chính của ngân hàng và có vị trí quan trọng trong lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Tiền gửi cao cho thấy lợi nhuận cao trong khi tiền gửi thấp cho thấy lợi nhuận thấp.
2.3.1.7 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô của các ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một cách tổng quát ngân hàng quy mơ lớn có khả năng nắm giữ khoản nợ tốt hơn và xâm nhập vào các thị trường lớn mà có thể khơng có sẵn cho các ngân hàng nhỏ. Các kết quả từ những nghiên cứu trước đây của Các kết quả từ những nghiên cứu trước đây của European Commission
(1997), Berger và Humphrey (1997) phát hiện ra rằng ngân hàng lớn đạt được quy mô kinh tế. Spathis et al. (2002) nghiên cứu về hiệu suất của các ngân hàng Hy Lạp nhỏ và lớn trong giai đoạn 1990-1999 và nhận thấy các ngân hàng lớn để có hiệu quả hơn. Mamatzakis và Remoundos (2003) thấy rằng nền kinh tế của quy mô ảnh hưởng đáng kể lợi nhuận. Mặt khác, Vander (1998) tìm thấy bằng chứng về lợi thế kinh tế nhờ quy mô đối với ngân hàng nhỏ và phi kinh tế do quy mô với ngân hàng lớn.