2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến
2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Muhammad Sajid Saeed (2014) đã nghiên cứu dữ liệu của 73 ngân hàng thương
mại tại Anh trong giai đoạn trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tức là khoảng thời gian 2006 – 2012. Các phân tích hồi quy và tương quan được thực hiện trên dữ liệu và kết quả rằng kích thước của ngân hàng, tỷ lệ vốn, cho vay, tiền gửi, thanh khoản và lãi suất có tác động cùng chiều đối với ROA và ROE trong khi GDP và tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều.
Usman Dawood (2014) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
(thông qua tỷ suất sinh lợi ROA) của 23 ngân hàng thương mại tại Pakistan trong giai đoạn 2009 – 2012. Tác giả cam đoan rằng chỉ có những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại Pakistan. Đề tài xem xét tác động của hiệu quả chi phí, tính thanh khoản, an tồn vốn, tiền gửi và kích thước của các ngân hàng trên lợi nhuận (ROA) của các ngân hàng thương mại thơng qua mơ hình OLS. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh khoản có tác động đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Các biến khác như tiền gửi và kích thước của các ngân hàng đã không thể hiện bất kỳ tác động trên lợi nhuận.
Munther Al Nimer & các cộng sự (2013) đề tài sử dụng các báo cáo tài chính
trong giai đoạn 2005 – 2011 của 15 ngân hàng được liệt kê ở Amman Jordan Stock Exchange (ASE) để tìm cách tìm hiểu xem tính thanh khoản thơng qua hệ số thanh tốn nhanh có tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng Jordan thông qua tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Nghiên cứu cho thấy rằng có tác động đáng kể của biến độc lập hệ số khả năng thanh toán nhanh vào biến phụ thuộc tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA). Điều đó có nghĩa là lợi nhuận thông qua lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng Jordan bị ảnh hưởng đáng kể bởi tính thanh khoản thơng qua hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả
năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại Malaysia trong giai đoạn 2003 – 2009. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy. Có ba tỷ lệ đại diện cho các đo lường về lợi nhuận là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Bảy biến được rút ra từ các tài liệu ngân hàng đại diện cho các yếu tố của từng ngân hàng và kinh tế vĩ mô. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng ROA là biện pháp đo lường lợi nhuận tốt nhất. Tất cả các yếu tố quyết định của ngân hàng đều ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng
như mong đợi. Tuy nhiên, khơng có bằng chứng được tìm thấy các biến kinh tế vĩ mơ có ảnh hưởng đến lợi nhuận.
James W. Scott & José Carlos Arias (2011) tiến hành nghiên cứu trên nhóm 5
ngân hàng hàng đầu ở Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ tăng trưởng GDP có tác động đến hiệu quả hoạt động (thông qua tỷ suất sinh lợi ROA) tại năm ngân hàng lớn tại Mỹ.