Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

2.3.2 Nhân tố bên ngoài

Bên cạnh các nhân tố bên trong, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại còn chịu tác động bởi các nhân tố bên ngồi của mơi trường vĩ mô là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát.

2.3.2.1 Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì vai trị của mơi trường kinh tế, xã hội, chính trị ln đóng vai trị hết sức quan trọng, và ngành ngân hàng cũng vậy.

Với mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội phát triển theo hướng tích cực và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển bởi hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ diễn ra tốt đẹp, khách hàng dễ trả nợ vay đúng hạn và có điều kiện để tất tốn các khoản nợ vay cũ quá hạn. Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cịn có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nhu cầu vốn ngân hàng ngày càng tăng và giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng, bên cạnh đó khả năng nợ xấu được giảm xuống. Đồng thời, khi thu nhập, lợi nhuận tăng cao, các cá nhân, doanh nghiệp có xu hướng tiết kiệm, giúp tăng nguồn đầu vào của ngân hàng, đảm bảo hoạt động hiệu quả của ngân hàng.

Ngược lại với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội khơng ổn định, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khơng có khả năng trả nợ, làm tăng khả năng nợ xấu tăng lên, hoặc doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn thì nguồn vốn đầu vào của ngân

hàng không được giải tỏa. Ngân hàng bị ứ động vốn, khơng có khả năng trả lãi cho khách hàng. Hoạt động ngân hàng sẽ ngày càng đi xuống.

Trong bối cảnh hiện nay, với chính sách mở cửa, chịu ảnh hưởng của chính sách mở cửa, làn sóng tự do hóa, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngồi kéo theo nhu cầu tự do hóa tài chính tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, gồm cả ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh này ngân hàng được tiếp cận với nguồn vốn dồi dào, khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Tuy nhiên, cũng vì thế mà nền kinh tế Việt Nam và ngành ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập với cuộc canh tranh khốc liệt không chỉ với các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước mà cịn cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với các tổ chức tài chính lớn mạnh, có nguồn lực lớn, cơng nghệ khoa học kỹ thuật cao. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức để nỗ lực tăng cường năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển, tồn cầu hóa, trình độ của dân cư ngày càng phát triển do tiếp cận với nhiều nền văn hóa và kiến thức trên toàn thế giới, giúp cho khả năng tiếp cận và nhu cầu sử dụng dịch vụ của các ngân hàng ngày càng tăng cao. Điều này làm cho ngân hàng mở rộng nhiều hoạt động dịch vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ gặp khơng ít rủi ro với các tội phạm công nghệ cao, sử dụng mánh khóe để lừa đảo làm thất thốt vốn của ngân hàng, giảm lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.3.2.2 Lãi suất (Interest rate)

Lãi suất là yếu tố có ảnh hưởng đến cả chi phí và doanh thu của các ngân hàng, thậm chí nó cịn ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng. Khi lãi suất cao, lượng tiền gửi sẽ gia tăng nhưng dư nợ tín dụng sẽ khó tăng trưởng, khi đó khách hàng đi vay phải chịu chi phí lãi vay khá lớn, làm cho khách hàng khó có khả năng trả nợ, tăng rủi ro

cho ngân hàng và ngược lại. Khi lãi suất thấp, lượng tiền gửi giảm xuống, trong khi nhu cầu vay vốn tăng cao, ngân hàng không đủ lượng vốn cần thiết để cho vay, nếu ngân hàng cho vay theo như nhu cầu khách hàng sẽ khơng đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy, lãi suất có ảnh hưởng nhiều đến lượng tiền gửi của khách hàng, đến tăng trưởng dư nợ tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng.

2.3.2.3 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (Gross domestic product – GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dùng phổ biến nhất trong các chỉ số kinh tế vĩ mơ. Nó đề cập như là thu nhập tạo ra bởi sản lượng và sản xuất trên một quốc gia của nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Để đo điều kiện kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP được sử dụng như một đại diện đo cho GDP.

Tốc độ tăng trưởng GDP được định nghĩa là sự thay đổi GDP hàng năm. Nó phản ánh tình trạng của chu kỳ kinh tế. GDP tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ có tác động đến cung và cầu cho vay và tiền gửi. Khi bùng nổ kinh tế, nhu cầu cho tín dụng hoặc cho vay tăng cũng như chất lượng của tài sản. Ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn. Khi nền kinh tế đi xuống, tốc độ tăng trưởng GDP cũng giảm xuống. Việc cho vay có xu hướng giảm. Ngoài ra, các ngân hàng chịu rủi ro vỡ nợ cao hơn và chi phí dự phịng có xu hướng cao hơn, do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong ngắn hạn, tăng trưởng GDP được xem như là một chỉ số về nhu cầu đối với ngân hàng dịch vụ.

Tăng trưởng GDP là một biến ảnh hưởng lợi nhuận ngân hàng, Pasiouras và Kosmidou, (2007), Heffernan và Fu, (2008), Hassan và Bashir (2003) thấy rằng tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Như vậy, tăng trưởng GDP được mong đợi.

2.3.2.4 Tỷ lệ lạm phát (Inflation – INF)

Lạm phát là tỷ lệ mà tại đó các mức giá chung cho hàng hóa và dịch vụ đang tăng lên trong nền kinh tế qua thời gian. Lạm phát làm xói mịn sức mua của người tiêu dùng

bởi vì họ mua hàng hóa và ít dịch vụ hơn với từng đơn vị của tiền tệ. Lạm phát tăng cao làm cho việc huy động vốn gặp khó khăn cho các ngân hàng. Điều này dẫn tới các ngân hàng phải thi nhau tăng lãi suất để thu hút khách hàng, tạo ra mặt bằng lãi suất mới. Một khi lãi suất huy động gần bằng với lãi suất tín dụng dễ dẫn đến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống của ngân hàng. Mối quan hệ giữa lợi nhuận ngân hàng và lạm phát đã được giới thiệu bởi Revell (1980). Ảnh hưởng của lạm phát đối lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào việc chi phí hoạt động tăng với tốc độ nhanh hơn so với lạm phát hoặc ngược lại. Trong đề tài của mình, Pasiouras và Kosmidou (2007) cho rằng lạm phát có thể có một tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với lợi nhuận của các ngân hàng. Các mối quan hệ là tùy thuộc vào việc tỷ lệ lạm phát được dự đoán hoặc khơng dự đốn trước được. Nếu lạm phát tỷ lệ dự đốn, các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất kịp thời. Kết quả là, doanh thu tăng nhanh hơn chi phí và do đó nó có một tác động cùng chiều với lợi nhuận. Mặt khác, nếu tỷ lệ lạm phát là khơng dự đốn trước được, các ngân hàng có thể khơng điều chỉnh lãi suất ngay lập tức và chi phí sẽ cao hơn so với doanh thu. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát sẽ có tác động ngược chiều với lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)