Trong khi tốc độ gia tăng tổng tài sản gia tăng nhanh thì vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thay đổi khơng nhiều điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự an tồn trong hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM cần tiếp tục tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu trong các hoạt động của các ngân hàng, từ đó ngày càng phát triển bền vững.
Về tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, tỷ lệ này đang ở mức khá cao, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, bởi để ngân hàng hoạt động và phát triển gia tăng gia doanh số thì tốc độ tăng chi phí phải nhỏ hơn tốc độc tăng thu nhập. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động phải giảm nhẹ để tăng lợi nhuận ngân hàng chứ không phải là tăng với tốc độ nhanh như hiện tại.
Về tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM đang giảm dần từ 2010 đến năm 2014. Nhìn chung tỷ lệ này vẫn còn đang khá cao nên
khả năng các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM bị mất khả năng thanh khoản là khá thấp, tuy nhiên các ngân hàng này cũng cần quan tâm nhiều hơn về tỷ lệ thanh khoản để tránh các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của chính ngân hàng mình và cho cả hệ thống ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 đề tài trình bày về lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống các ngân hàng Việt Nam, giới thiệu tổng quan về các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM với kết quả hoạt động trong giai đoạn 2010 – 2014. Từ đó đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM thông qua các chỉ số ROA, ROE, NIM. Cuối cùng đề tài nêu lên đánh giá về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn này.
Chương 4: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh