Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 77)

4.1.1 Mơ hình

Với mục tiêu xác định mối quan hệ của các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đề tài tiến hành sẽ phân tích hồi quy đo lường cả ba chỉ số chính là ROA, ROE, và NIM, từ kết quả nghiên cứu tác giả lựa chọn 1 mơ hình đo lường phù hợp nhất để phân tích và lấy đó là cơ sở đưa ra nhận xét chung cho hệ thống ngân hàng và nêu giải pháp cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM. Mơ hình dùng để đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP HCM sẽ áp dụng giống mơ hình của Ong Tze San và The Boon Heng khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Malaysia năm 2013.

 Mơ hình 1 có phương trình:

ROAit = β0 + β1 EAit + β2 LIQit + β3 LLR + β4 COSRit + β5 SIZEit + β6 GDPt + β7 INFt + ε  Mơ hình 2 có phương trình:

ROEit = β0 + β1 EAit + β2 LIQit + β3 LLR + β4 COSRit + β5 SIZEit + β6 GDPt + β7 INFt + ε  Mơ hình 3 có phương trình:

NIMit = β0 + β1 EAit + β2 LIQit + β3 LLR + β4 COSRit + β5 SIZEit + β6 GDPt + β7 INFt + ε Trong đó:

ε : Là phần dư của phương trình đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mơ hình

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: lần luợt là hệ số hồi quy của các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.

- Biến phụ thuộc:

ROAit : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của ngân hàng thứ i, tại năm t, ROEit : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng thứ i, tại năm t, NIMit : tỷ suất thu nhập lãi thuần trên tài sản có sinh lời của ngân hàng thứ i, tại năm t,

- Các biến độc lập:

EAit: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng thứ i, tại năm t,

LIQit: tỷ lệ thanh khoản (Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản) của ngân

hàng thứ i, tại năm t,

LLRit: tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng thứ i, tại năm t,

COSRit: tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng thứ i, tại năm t,

SIZEit: quy mô ngân hàng (logarit tự nhiên của tổng tài sản) của ngân hàng thứ i, tại năm t,

GDPt: tỷ lệ tăng trưởng GDP tại năm t, INFt: tỷ lệ lạm phát tại năm t.

4.1.2 Các giả thuyết cần kiểm định

Với mục đích kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập là các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài lên biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo bằng 3 chỉ số ROA, ROE, NIM. Ở đề tài này, tác giả sẽ chọn ra 1 trong 3 chỉ tiêu tài chính phù hợp nhất với các ngân hàng thương mại

Từ việc khảo sát các đề tài trước đây và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở chương 2 tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

4.1.2.1 Giả thuyết 1: Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Hệ số này dùng để phản ánh cơ cấu vốn của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu chính là cơ sở để giúp ngân hàng vượt qua rủi ro có thể gặp phải trong tương lai, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi khách hàng gửi tiền, góp phần nâng cao niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Ngân hàng càng có uy tín và nâng cao niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Khi tỷ lệ này cao thì ngân hàng sẽ ít tốn các chi phí sử dụng vốn như chí phí lãi vay và chi phí huy động, điều đó làm cho chi phí giảm và lợi nhuận của ngân hàng sẽ được gia tăng. Vậy, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.1.2.2 Giả thuyết 2: Về tỷ lệ thanh khoản

Tính thanh khoản rất quan trọng đối với các ngân hàng. Bởi một khi ngân hàng đã mất tính thanh khoản, ngân hàng sẽ tự mất đi lòng tin của khách hàng, mất đi giá trị thương hiệu, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng, có nguy cơ dẫn tới phá sản. Cùng với đó là khi ngân hàng mất tính thanh khoản, để đáp ứng kịp thời thanh khoản, các ngân hàng phải đi vay các ngân hàng khác hoặc đi vay trên thị trường liên ngân hàng, điều này làm cho ngân hàng lại đối mặt với lãi suất cao, tăng chi phí trả lãi và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

H2: Tỷ lệ thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.1.2.3 Giả thuyết 3: Về tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản

Rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là tổn thất của ngân hàng khi khách hàng khơng có thiện chí trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ. Do đó, các ngân hàng cần phải trích lập dự phịng, bao gồm dự phịng chung và dự phòng cụ thể. Như vậy tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản được dùng để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng đó. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đang khơng tốt, khả năng thu hồi nợ là khá khó khăn. Vì vậy, để nâng cao lợi nhuận ngân hàng thì ngân hàng cần giảm tỷ lệ này.

H3: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.1.2.4 Giả thuyết 4: Về tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt

động

Chi phí hoạt động là những chi phí diễn ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng, các chi phí này bao gồm chi phí tiền lương, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí th văn phịng và các chi phí khác, khơng bao gồm chi phí chi trả lãi và các khoản phí tương tự.

Việc cắt giảm chi phí hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, và mức độ giảm như thế nào để khơng bị ảnh hưởng đến q trình hoạt động của ngân hàng. Thông thường người ta sử dụng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động để biết được trên một đồng thu nhập hoạt động thu được thì cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí hoạt động.

H4: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.1.2.5 Giả thuyết 5: Về quy mô ngân hàng

Quy mô là một trong những yếu tố phản ánh lợi thế của ngân hàng trong thị trường cạnh tranh. Khi ngân hàng có quy mơ càng lớn thì thường huy động vốn với chi phí thấp hơn, dễ dàng hơn, ngân hàng có thể tận dụng lượng vốn cần thiết để đầu tư vào các dự án đầu tư, từ đó mang lại lợi nhuận càng cao. Ngồi ra, khi ngân hàng có càng quy mơ lớn, càng có được lịng tin của khách hàng. Quy mô của ngân hàng được thể hiện bằng tổng tài sản của ngân hàng. Trong đề tài của mình, tác giả đo lường quy mơ của ngân hàng bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản

H5: Quy mơ của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.1.2.6 Giả thuyết 6: Về tỷ lệ tăng trưởng GDP

GDP là chỉ số dùng để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế của một quốc gia nào đó. Khi GDP tăng cao có nghĩa là nền kinh tế quốc gia đó đang phát triển, lúc này thu nhập của người dân được gia tăng, nguồn tiền nhàn rỗi cũng vì thế mà được tăng lên. Người dân có xu hướng sẽ gửi tiết kiệm, làm cho nguồn tiền huy động của ngân hàng cũng tăng lên. Đồng thời khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn của các cá nhân, tổ chức để đầu tư có xu hướng tăng. Ngân hàng trong vai trị trung gian tài chính sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ huy động vốn và cho vay. Và điều này sẽ ngược lại khi GDP giảm, nền kinh tế suy thoái.

H6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

4.1.2.7 Giả thuyết 7: Về tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là sự mất giá chung của đồng tiền, là sự giảm sức mua của đồng tiền. Tỷ lệ này có thể tính cho theo từng tháng, quý hay năm. Trong đề tài này, tác giả tính tỷ lệ lạm phát theo năm.

Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, NHNN sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất. Lúc này các cá nhân, tổ chức khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn, hoặc lãi suất cao làm khách hàng có thể mất khả năng trả nợ, tăng rủi ro cho ngân hàng. Cùng với đó là ngân hàng phải trả lãi huy động cao mà không thể thu hồi lại bằng cách cho vay. Điều này khiến cho ngân hàng có khả năng thua lỗ vì nguồn vốn huy động không được sử dụng hiệu quả.

H7: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)