2.2 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
2.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
mại
2.2.3.1 Với ngân hàng thương mại
Trong môi trường kinh doanh ngày nay khi sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì việc ngân hàng hoạt động tốt, có hiệu quả hoạt động cao là một yếu tố giúp các ngân hàng có thế mạnh trong cạnh tranh bởi các ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đó đã có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập, củng cố lòng tin của người dân và vị thế trên thương trường. Ý thức được điều này các nhà quản trị của ngân hàng thực hiện các phương án hoạt động của mình cho phù hợp với khả năng và quy mơ của mình, ln tìm cách tận dụng phát triển mọi nguồn lực của mình, với mọi biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cùng với đó là ln quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm các khoản phí, nâng cao uy tín,... nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Có thể thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính là điều kiện tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Do đó địi hỏi các ngân hàng cần phải gia tăng thu nhập, nhưng trong điều kiện nguồn vốn và cơ sở hạ tầng, số lượng nhân viên chỉ thay đổi trong khn khổ nhất định thì muốn gia tăng lợi nhuận buộc các ngân hàng phải hoạt động thực sự hiệu quả. Ngoài ra, khi ngân hàng có hoạt động hiệu quả thì ngân hàng có thể gia tăng tích lũy, có điều kiện thực hiện cơng cuộc hiện đại hóa cơng nghệ,
nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng ngồi nước, góp phần đưa ngân hàng ngày càng mở rộng và tiến xa ra thị trường thế giới. Rõ ràng việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất cần thiết.
2.2.3.2 Với khách hàng
Khi ngân hàng hoạt động hiệu quả, ngân hàng càng chú tâm mở rộng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp các dịch vụ an toàn và hiệu quả. Đồng thời để thu hút được khách hàng, ngân hàng buộc phải cung cấp đa dạng các loại dịch vụ, chất lượng sản phẩm và phục vụ cao. Khách hàng sẽ được hưởng các dịch vụ cao cấp với mức giá phù hợp, được thuận tiện trong sử dụng các sản phẩm của ngân hàng với chất lượng tốt nhất, đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian cho quá trình giao dịch với ngân hàng. Đồng thời với ngân hàng hoạt động hiệu quả khách hàng có lịng tin khi giao dịch, an tâm về quyết định của mình khi thực hiện tại ngân hàng. Do đó ở góc độ khách hàng thì nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất cần thiết.
2.2.3.3 Với nền kinh tế
Khi ngân hàng đạt được hiệu quả hoạt động cao, ngân hàng ngày càng phát triển, ngân hàng càng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình là sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động, phân phối phù hợp từ nơi thừa tiền để chuyển đến nơi thiếu tiền, tránh được tình trạng lãng phí trong xã hội tránh được các tình trạng cho vay nặng lãi, hụi, làm mất trật tự an tồn xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời trong một cuộc cạnh tranh lành mạnh thì muốn tồn tại và phát triển, buộc các ngân hàng phải hoạt động ngày càng hiệu quả. Điều này góp phần đưa nền kinh tế đó càng phát triển, góp phần đưa xã hội ngày càng phát triển, người dân có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ phát triển, với chi phí thấp bởi nền kinh tế là tập hợp của nhiều thành phần của nền kinh tế (bao gồm cả ngân hàng) và nền kinh tế chỉ phát triển khi các thành phần của nền kinh tế cùng phát triển. Do đó việc nâng cao
Tóm lại với phần trình bày ở trên đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, vị trí và sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng không chỉ với bản thân ngân hàng mà còn với các khách hàng và toàn xã hội. Những hiểu biết này là cơ sở để chúng ta hiểu sâu sắc hơn đề tài này.