Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến thái độ đối với quảng cáo trên social media của người tiêu dùng tại tp HCM (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kiểm định các giả thuyết và phân tích sự khác biệt

4.4.2.4. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp

Để kiểm định xem các nhân tố quảng cáo có tác động đến thái độ đối với quảng cáo trên Social Media của người tiêu dùng có nghề nghiệp khác nhau là khác nhau hay không, tác giả tiến hành kiểm định theo phương pháp Oneway ANOVA. Kết quả được thể hiện chi tiết ở Phụ lục 22.

Kết quả phân tích trong kiểm định Levene về phương sai đồng nhất cho thấy Sig. của các nhân tố Tính thơng tin (TT), Sự phiền nhiễu (PN), Sự tín nhiệm (TN), Giao diện

ban đầu (GD) và Thái độ với quảng cáo (TD) đều > 0.05, nghĩa là phương sai của sự

đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố Tính thơng tin, Sự phiền nhiễu, Sự tín nhiệm, Giao diện ban đầu và Thái độ đối với quảng cáo giữa 5 nhóm nghề nghiệp khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, do đó, có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA. Riêng nhân tố Tính giải trí (GT) có giá trị Sig. trong kiểm định Levene = 0.026 <0.05 có nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về yếu tố Tính giải trí giữa các nhóm trình độ học vấn nên không sử dụng được kết quả kiểm định ANOVA. Tiếp theo, Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, giá trị Sig. của Sự tín nhiệm (TN) = 0.375 > 0.05 và Giao diện ban đầu (GD) có Sig. = 0.08 >0.05 khơng có cơ sở để bác bỏ các giả thuyết Ho nên ta kết luận rằng khơng có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp ở mức ý nghĩa 0.05. Cịn lại, các nhân tố Tính thông tin (TT), Sự phiền nhiễu (PN) và Thái độ đối với quảng cáo (TD) có giá trị Sig. trong kiểm định ANOVA đều nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là, có sự khác biệt trong đánh giá về Tính thơng tin, Sự phiền nhiễu và Thái độ với quảng cáo giữa 5 nhóm nghề nghiệp.

66

Tuy nhiên, sau khi phân tích sâu ANOVA với phép kiểm định Bonferroni và Tamhane’s T2 đều không phát hiện ra sự khác biệt cụ thể ở Tính thơng tin. Chỉ có sự sự khác biệt cụ thể giữa các nhóm ở yếu tố Sự phiền nhiễu (PN) và Thái độ đối với quảng cáo (TD) kết quả như sau:

Có sự khác biệt về Sự phiền nhiễu và Thái độ đối với quảng cáo giữa nhóm Nhân viên văn phịng và Cơng chức nhà nước. Cụ thể, nhóm nhân viên văn phịng ít cảm thấy phiền nhiễu về quảng cáo trên Social Media và có thái độ tích cực về quảng cáo trên Social Meida hơn so với nhóm Cơng chức nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến thái độ đối với quảng cáo trên social media của người tiêu dùng tại tp HCM (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)