Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến thái độ đối với quảng cáo trên social media của người tiêu dùng tại tp HCM (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo và các biến quan sát, chúng ta sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 (trích trong Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc; 2008), trong bài nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s Alpha được chấp nhận là > 0.6; đồng thời, hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Hệ số này càng lớn thì sự tương quan của biến đang phân tích với các biến khác trong nhóm càng cao.

Kết quả chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho 6 yếu tố là biến độc lập và 1 yếu tố là biến phụ thuộc được thể hiện qua bảng 4.1 sau:

44

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Biến Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan Biến - Tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Tính thơng tin (Cronbach's Alpha = 0.782)

TT1 20.46 11.981 .480 .759 TT2 20.72 12.129 .480 .759 TT3 20.55 11.730 .472 .761 TT4 20.47 11.630 .539 .748 TT5 20.35 11.397 .594 .737 TT6 20.95 11.461 .512 .753 TT7 20.30 11.713 .471 .762

Tính giải trí (Cronbach's Alpha = 0.856)

GT1 5.94 2.890 .687 .839

GT2 6.18 2.880 .756 .775

GT3 6.22 2.756 .747 .782

Sự phiền nhiễu (Cronbach's Alpha = 0.791)

PN1 9.54 5.453 .433 .814

PN2 8.79 4.147 .709 .680

PN3 8.96 4.003 .708 .680

PN4 9.06 5.275 .580 .753

Sự tín nhiệm (Cronbach's Alpha = 0.836)

TN1 6.03 2.194 .698 .775

TN2 6.03 1.994 .738 .733

TN3 6.16 1.978 .665 .810

Giao diện ban đầu (Cronbach's Alpha = 0.610)

GD1 10.35 3.443 .400 .534

GD2 10.39 3.766 .345 .573

GD3 10.64 2.816 .394 .550

GD4 10.71 3.227 .445 .499

Thời lượng quảng cáo (Cronbach's Alpha = 0.702)

TL1 7.68 3.247 .395 .751

TL2 7.34 2.439 .592 .513

TL3 7.27 2.530 .583 .527

Thái độ đối với quảng cáo (Cronbach's Alpha = 0.825)

TD1 6.59 2.215 .634 .805

TD2 6.37 2.198 .683 .756

TD3 6.44 2.136 .727 .712

45

Tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy, thể hiện qua hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Các thang đo lần lượt có hệ số Cronbach’s Alpha: Tính thơng tin (TT) có hệ số 0.782, Tính giải trí (GT) có hệ số 0.856, Sự phiền nhiễu có hệ số 0.791, Sự tín nhiệm (TN) có hệ số 0.836, Giao diện ban đầu của quảng cáo (GD) có hệ số 0.610, Thời lượng quảng cáo (TL) có hệ số 0.702, thái độ đối với quảng cáo (TD) có hệ số 0.825. Như vậy, dữ liệu có được độ tin cậy cần thiết để sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá.

Biến quan sát PN1 có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại đi là 0,814 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha khi chưa loại là 0.791. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được và khoảng biến thiên của hệ số Cronbach’s Alpha khi loại đi PN1 không thay đổi nhiều nên ta vẫn giữ lại PN1 cho phân tích sau.

Tương tự như biến quan sát PN1, biến quan sát TL1 có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại đi là 0,751 lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha khi chưa loại là 0.702. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được và khoảng biến thiên của hệ số Cronbach’s Alpha khi loại đi TL1 không thay đổi nhiều nên ta vẫn giữ lại TL1 cho phân tích sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến thái độ đối với quảng cáo trên social media của người tiêu dùng tại tp HCM (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)