Tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 25 - 28)

1.3. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế

1.3.1. Tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách có nhiều tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô. Nhưng tất cả các tác động của thâm hụt ngân sách đều khởi nguồn từ một hiệu hứng duy

nhất: thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc gia. Tiết kiệm quốc gia là tổng thể của tiết kiệm tư nhân (thu nhập sau thuế mà các hộ gia đình tiết kiệm được sau khi chi tiêu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp) và tiết kiệm của chính phủ (số thuế mà chính phủ tiết kiệm được sau khi tài trợ cho các chi tiêu của chính phủ). Khi ngân sách chính phủ ở vào trạng thái thâm hụt, tiết kiệm chính phủ trở nên tiêu cực, làm giảm tiết kiệm quốc gia và kéo theo giảm tiết kiệm tư nhân.

Tác động của thâm hụt ngân sách đến tiết kiệm quốc gia ít hơn so với hầu hết các tác động đánh đổi ngang giá khác, với một sự cắt giảm tiết kiệm chính phủ được bù đắp một phần bằng sự gia tăng tiết kiệm tư nhân. Ví dụ, khi xem xét một đồng cắt giảm thuế, sự cắt giảm thuế sẽ làm giảm tiết kiệm của chính phủ một đồng, nhưng nó cũng làm tăng thu nhập sau thuế của các hộ gia đình thêm một đồng. Nó có nghĩa là các hộ gia đình có thể chi tiêu thêm một phần của một đồng thu nhập tăng thêm, và tiết kiệm số còn lại. Điều này khiến cho tiết kiệm quốc gia giảm đi, nhưng giảm ít hơn so với tiết kiệm của chính phủ.

Tiết kiệm quốc gia thấp hơn ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Câu trả lời có thể được xem xét dễ dàng (và không thể chối cãi) bằng cách tính tốn các đồng nhất thức. Với Y là tổng sản phẩm quốc nội, T là thuế thu được của chính phủ, C là tổng chi tiêu của khu vực tư và các hộ gia đình, G là chi tiêu của chính phủ. Do đó tiết kiệm tư nhận sẽ là Y-T-C, và tiết kiệm của chính phủ là T-G. đưa các giá trị này vào hàm tiết kiệm quốc gia (kí hiệu là S), ta có:

S = Y - C – G

Tiết kiệm quốc gia là các thu nhập hiện có mà các hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc chính phủ khơng ngay lập tức chi tiêu.

Đồng nhất thức thứ hai nhấn mạnh đến việc phân chia GDP thành bốn dạng của chi tiêu, hay cịn gọi là cách tính GDP theo chi tiêu:

Sản lượng quốc gia Y là tổng của các khoản tiêu dùng C, đầu tư I, chi tiêu chính phủ G và xuất khẩu rịng NX (chênh lệch giữa xuất khẩu X và nhập khẩu M). hay thế giá trị Y vào phương trình trước để tính tốn giá trị của tiết kiệm quốc gia, ta có:

S = I + NX

Phương trình đơn giản này làm sáng tỏ đáng kể về tác động của thâm hụt ngân sách. Nó cho rằng tiết kiệm quốc gia tương đương với tổng của đầu tư và xuất khẩu ròng. Khi thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc gia, nó sẽ làm giảm đầu tư, hoặc giảm xuất khẩu ròng, hoặc đồng thời làm giảm cả hai. Tổng mức sụt giảm của đầu tư và xuất khẩu ròng bằng đúng với mức sụt giảm của tiết kiệm quốc gia.

Tác động có thể nghiêm trọng hơn, khi thâm hụt ngân sách làm gia tăng thâm hụt thương mại (có nghĩa làm giảm xuất khẩu ròng), một hiệu ứng ngay lập tức xuất hiện là thâm hụt ngân sách tạo ra một dịng chảy tài sản ra nước ngồi. Thực tế này xuất phát từ sự bình đẳng của các tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, quốc gia đó khơng nhân được những hàng hóa và dịch vụ tăng thêm miễn phí; thay vào đó, họ phải chi trả bằng các tài sản. Ban đầu, những tài sản này có thể là đồng bản tệ, nhưng các quốc gia xuất khẩu sẽ ngay lập tức sử dụng số tiền này để mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc chính phủ, tài sản hay bất động sản của quốc gia nhập khẩu. Trong bất kỳ trường hợp nào, thâm hụt ngân sách sẽ biến một quốc gia thành nước nhập khẩu rịng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời biến nước này trở thành quốc gia xuất khẩu ròng các tài sản.

Ban đầu, một vài kết luận trên xuất hiện nhưng rất khó giải thích. Các doanh nghiệp lựa chọn các mức độ đầu tư vào nền kinh tế, và các nhà tiêu dùng trong và ngồi nước lựa chọn xuất khẩu rịng. Các hành vi này thoạt nghe có vẻ độc lập với các hành vi hoạch định chính sách thâm hụt ngân sách. Nếu chính phủ quyết định duy trì thâm hụt ngân sách, ép buộc các doanh nghiệp đầu tư ít hơn và các cá thể tiêu dùng nước ngồi mua được ít sản phẩm trong nước hơn?

Câu trả lời là những thay đổi này xảy ra vì lãi suất và tỷ giá hối đoái. Lãi xuất được định hình trong thị trường vốn, nơi các chủ thể thừa vốn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp cần vốn đầu tư vay tiền. Một sự sụt giảm tiết kiệm quốc gia cũng đồng thời làm giảm khả năng cho vay đến các cá thể, do đó làm gia tăng lãi suất (giá cả của khoản vay). Đối mặt với một mức lãi suất cao, các hộ gia đình và doanh nghiệp quyết định giảm các khoản đầu tư.

Lãi suất cao cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của vốn ra nước ngoài. Khi các tài sản trong nước tạo ra lợi nhuận cao hơn, chúng hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Nhu cầu đối với tài sản trong nước tăng lên ảnh hưởng đến thị trường ngoại tệ. Nếu một người nước ngoài muốn mua một trái phiếu trong nước, đầu tiên anh ta phải nắm trong tay đồng nội tệ. Do đó nhu cầu đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối gia tăng, gây ra sự tăng giá đồng nội tệ.

Đồng nội tệ tăng giá lần lượt ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ. Với một đồng tiền mạnh hơn, hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ hơn với người nước ngồi, và hàng hóa nước ngồi đồng thời cũng rẻ hơn đối với người dân trong nước. Xuất khẩu trong trường hợp này sẽ giảm, đồng thời nhập khẩu tăng lên, và cán cân thương mại di chuyển theo hướng thâm hụt.

Tóm lại, thâm hụt ngân sách của chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia, giảm đầu tư, giảm xuất khẩu ròng, và tạo ra một dòng chảy tương ứng các tài sản ra nước ngoài. Các hiệu ứng này xảy ra bởi sự thâm hụt làm tăng lãi suất và giá trị của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)