CHƢƠNG 4 : HÀM Ý CHÍNH SÁCH KINH TẾ
4.2. Một số hàm ý chính sách kinh tế
4.2.1. Điều hành chính sách tài khóa
Như những gì tìm thấy về tác động của thâm hụt ngân sách đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong kết quả nghiên cứu, những hàm ý về một chính sách tài khóa thận trọng và linh hoạt đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (mà trong đó Việt Nam là một thành viên) được đưa ra. Mặc dù thâm hụt ngân sách sẽ đưa đến một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn,
nhưng nếu như không cân bằng được các phương thức tài trợ thâm hụt và tiếp tục gia tăng các khoản nợ cơng kéo dài, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể sẽ bị kìm hãm đáng kể. Đây cũng là lý do mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực đã thực hiện cắt giảm thâm hụt và hướng đến việc gia tăng các nguồn thu thuế cũng như các nguồn thu khác thay vì vay nợ để đối phó với tình hình kinh tế sau khủng hoảng năm 2008. Bên cạnh đó, mặc dù kết quả thể hiện rằng thâm hụt ngân sách gia tăng kéo theo tăng trưởng kinh tế nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đây không đơn thuần chỉ là một mối quan hệ tuyến tính. Việc duy trì thâm hụt ngân sách cao trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những bất ổn về kinh tế, gây ra lạm phát và gây ra các ảnh hưởng đến vấn đề niềm tin đối với năng lực điều hành chính sách kinh tế của chính phủ. Vì các nguồn lực tài trợ cho thâm hụt ngân sách là có hạn, và bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín nhiệm, nên việc duy trì tình trạng mất cân bằng ngân sách trong dài hạn này sẽ làm tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân và các nhà đầu tư. Các chủ thể kinh tế này lo sợ về một tình trạng vỡ nợ và lạm phát cao trong tương lai nên rất rụt rè trong việc đầu tư, về dài hạn những động thái này khiến cho nền kinh tế mất đi tính ổn định của nó. Vì vậy, chính phủ các quốc gia đang phát triển trong khu vực cần phải duy trì và ổn định thâm hụt ngân sách trong một giới hạn chấp nhận được, kèm theo các chính sách tài trợ thâm hụt dài hạn và có hiệu quả. Đối với phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua vay nợ, cần phải nhất quán trong việc phân bổ các nguồn lực để chi trả các khoản nợ trong tương lai, cũng như hạn chế việc theo đuổi các chính sách đảo nợ, theo như các lập luận của Laurence Ball và Mankiw (1995).
4.2.2. Chính sách thuế
Những kết luận về mối quan hệ giữa thu ngân sách và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhóm các nước đang phát triển ở khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đưa ra cho chúng ta những gợi ý vô cùng rõ ràng. Một chính sách tăng thu thuế sẽ gây trở ngại cho tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các nước trong khu vực, trong bối cảnh kinh tế vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng 2008, rất muốn gia tăng các chi tiêu khu vực cơng, theo đuổi một thời kỳ mở rộng tài khóa. Vơ hình trung tình
trạng này lại tạo ra những mối quan hệ kinh tế đối nghịch nhau và rất khó dung hịa. Khi các chính phủ tăng chi và giảm thu, thâm hụt ngân sách gia tăng, việc giảm nguồn thu chính phủ sẽ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế thơng qua kích thích đầu tư tư nhân, tuy nhiên nguồn thu thuế giảm lại dẫn đến hệ lụy là các khoản đầu tư của chính phủ cũng mất đi một nguồn tài trợ chính và có thể giảm đáng kể. Trong bối cảnh mà niềm tin vào khả năng kinh tế của các quốc gia sẽ quyết định sự “sẵn lịng” cho vay của thị trường tài chính quốc tế, dẫn đến các nguồn vốn vay giờ đây bị giám sát chặt chẽ và khó tiếp cận hơn, thì các quốc gia đang đương đầu với một tình trạng khó khăn. Thực hiện một chính sách tài khóa mở rộng trên phương diện giảm nguồn thu thuế thực sự là một phương án khó tiên lượng. Do vậy, các quốc gia cần phải thận trọng hơn trong chính sách thuế của mình, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, khi một số loại thuế sẽ giảm mạnh khi một quốc gia tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do. Các chính phủ cần có lộ trình giảm thuế ổn định và đảm bảo cơng bằng giữa các chủ thể kinh tế.
4.2.3. Kiểm soát lạm phát
Duy trì một chính sách thâm hụt ngân sách trong dài hạn, trong điều kiện các nguồn lực tài trợ thâm hụt có nhiều giới hạn như hiện nay, tình trạng nền kinh tế đối mặt với lạm phát là khó tránh khỏi, thậm chí với đà phục hồi của các nền kinh tế hiện nay, khả năng về lạm phát tăng cao cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên như những gì mà kết quả nghiên cứu tìm thấy, lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Mặc dù vậy, nhiều bài nghiên cứu trong thời gian gần đây đã tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế mà ở đó, khi làm phát vượt qua một ngưỡng nhất định (ngưỡng lạm phát tối ưu) thì sẽ quay lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng, vì vậy nên chính phủ các nước đang phát triển trong khu vực cần phải có những phương án và đề ra những kịch bản để kiềm chế lạm phát trong tương lai. Việc phối hợp sử dụng chính sách tiền tệ là một
gợi mở. Nhiều quốc gia phát triển trong khi vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu từ những năm đầu của thế kỷ XXI, và đến nay chính sách này vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong vấn đề kiểm soát lạm phát. Đây có thể là mơ hình tiên tiến mà các nước đang phát triển cần thực hiện theo lộ trình để hướng đến vấn đề kiểm sốt tốt lạm phát, đặc biệt là với các quốc gia thường xuyên đối mặt với sự biến động bất thường của lạm phát như Việt Nam. Kiểm soát tốt được lạm phát là tiền đề để chính phủ các nước đang phát triển có thể hướng đến việc duy trì chính sách thâm hụt ngân sách trong thời gian dài.
4.2.4. Điều hành lãi suất
Lãi suất có mối quan hệ nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đó là kết quả được tìm thấy trong ước lượng của mơ hình nghiên cứu. Đối với vấn đề về lãi suất và các chính sách điều hành thị trường tiền tệ, các quốc gia đang phát triển trong khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương cần quan tâm về mối quan hệ này. Để cho lãi suất gia tăng sẽ gây nên sự kìm hãm tăng trưởng, và cũng khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn từ khu vực tư nhân để tài trợ thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, duy trì một mức lãi suất q thấp cũng sẽ khiến cho nền kinh tế rất khó khăn trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, duy trì chính sách tiền tệ với cơng cụ lãi suất ở một mức độ phù hợp, tránh có những biến động bất ngờ, đặc biệt là gia tăng đột ngột, sẽ khuyến khích đầu tư và giữ cho nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định hơn. Cơng cụ để tác động vào lãi suất có thể sử dụng là các yêu cầu bắt buộc về tỷ lệ dự trữ từ ngân hàng trung ương.
4.2.5. Chính sách vay nợ và quản lý nợ cơng
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng gia tăng vay nợ sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ vay lại đang là một phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách hàng đầu và khó có hình thức nào hấp dẫn hơn. Các chính phủ ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới đều hướng đến việc sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài này để thực hiện các chi tiêu của mình. Vấn đề là các quốc gia đang phát
triển cần phải kiểm sốt tốt các chính sách vay nợ và chi trả nợ của mình. Một sự gia tăng quá mức của nợ công, trước hết sẽ ảnh hưởng đến an tồn tài chính của quốc gia đó, mà Hy Lạp là một ví dụ điển hình. Đối với các nước trong khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước đang phát triển, tầm quan trọng của nguồn lực này là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở việc quản lý các khoản vay này như thế nào. Sử dụng nguồn lực đi kèm nghĩa vụ tài chính một cách khơng hiệu quả, khơng những gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng mà cịn gây áp lực nên nền kinh tế trong tương lai. Chính vì vậy, các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần đặt vấn đề quản lý chính sách nợ cơng lên hàng đầu trong mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Liên quan đến vấn đề này còn là sự thiếu minh bạch trong thông tin, sự nhập nhằng trong việc phân định các khoản mục ngân sách liên quan đến các khoản vay và viện trợ. Để có thể quản lý và sử dụng tốt nợ cơng, các chính phủ bắt buộc cần phải minh bạch và cân đối ngân sách hợp lý, có nguyên tắc. Đây là vấn đề không dễ dàng đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực.
4.3. Hạn chế nghiên cứu và hƣớng phát triển của nghiên cứu
4.3.1. Hạn chế nghiên cứu
Bài nghiên cứu đã thực hiện phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Dựa vào việc xây dựng mơ hình lý thuyết để xem xét tác động kinh tế này, cùng một phương pháp ước lượng và dữ liệu phù hợp, bài nghiên cứu đã đưa ra được các kết quả thực nghiêm cụ thể, để dựa vào đó có những bàn luận và hàm ý chính sách kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như sau:
- Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu là các dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các nguồn thống kê khác nhau. Tất cả các quốc gia trừ Việt Nam đều được thu thập dữ liệu từ 2 nguồn đáng tin cậy là Ngân hàng quốc tế (WorldBank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đối với Việt Nam, có một số biến số kinh tế mà tác giả
bắt buộc phải thu thập dữ liệu từ nguồn thống kê trong nước là Tổng cục thống kê (GSO). Việc không đồng nhất về dữ liệu này gây ra một số hạn chế như giai đoạn nghiên cứu ngắn và số quan sát ít (do các thống kê từ nguồn trong nước thiếu hụt về dữ liệu) và phương thức tính tốn các chỉ số giữa các nguồn khác nhau, đưa đến việc phải tính tốn lại các số liệu thu thập được. Trong quá trình thu thập và tính tốn này, rủi ro sai sót là có khả năng và tác giả đã đảm bảo thực hiện với độ chính xác cao nhất.
- Các mối quan hệ giữa các biến số trong mơ hình: nhiều mối quan hệ giữa các cặp biến số trong mơ hình của nghiên cứu sau khi được ước lượng khơng có ý nghĩa thống kê ở cả 3 phương pháp ước lượng độc lập cho dữ liệu bảng là hiệu ứng cố định FEM, hiệu ứng ngẫu nhiên REM và GMM. Bên cạnh đó, một số biến số sau ước lượng có chiều tác động ngược với các lý thuyết kinh tế (ví dụ như độ mở thương mại). Thêm vào đó, các mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, nguồn thu thuế, nợ công đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng tồn tại dưới dạng phi tuyến tính, mối quan hệ này có thể giải thích và đưa ra cái nhìn nhiều chiều hơn với các đại lượng kinh tế này mà trong không gian hạn hẹp của nghiên cứu, tác giả đã không xem xét đến.
4.3.2. Hướng phát triển của nghiên cứu
Nghiên cứu có thể được mở rộng theo hướng bổ sung thêm các quốc gia hoặc kéo dài thời gian thu thập dữ liệu để tăng số quan sát, cũng có thể bổ sung thêm các biến số kinh tế khác như cung tiền, độ phát triển tài chính để xem xét thêm các ảnh hưởng từ khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến, như đã đề cập ở trên, cũng là một hướng phát triển khả thi và cần thiết.
KẾT LUẬN
Ảnh hưởng của một cán cân ngân sách thâm hụt đến khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế đang phát triển là một đề tài đã được các nhà nghiên cứu xem xét và đưa ra các ý kiến khá đa dạng và phức tạp. Việc đánh giá chính xác tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được các phương thức vận hành chính sách tài khóa phù hợp để hướng đến các mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe kinh tế của quốc gia.
Bài nghiên cứu xem xét tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của nhóm 10 quốc gia đang phát triển tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 1999 – 2014, bằng phương pháp ước lượng GMM phù hợp với dữ liệu bảng. Bên cạnh các tốc độ tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách, mơ hình nghiên cứu còn bao hàm các biến số kinh tế vĩ mơ và các biến số tài khóa khác. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế như những gì mà Buscemi và Yallwe (2012) đã tìm thấy trong bài nghiên cứu của họ. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng cũng cho thấy tiết kiệm quốc gia cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê, tương tự như vậy là lạm phát. Ngược lại, lãi suất thực, tổng nguồn thu thuế của chính phủ và nợ cơng gia tăng lại có chiều hướng làm giảm đi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các kết quả từ ước lượng mơ hình nghiên cứu là tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đây và thông qua chúng, bài nghiên cứu đưa ra các hàm ý về chính sách kinh tế vĩ mơ đối với nhóm các quốc gia đang phát triển Châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai.
Những bằng chứng thực nghiệm mà bài nghiên cứu đưa ra làm dày thêm hệ thống các nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế và củng cố mối liên hệ tích cực giữa hai biến số này. Tuy nhiên bài viết vẩn còn tồn tại một số khiếm khuyết về khả năng thu thập các dữ liệu và chưa xem xét đến quan hệ phi tuyến tính giữa các đối tượng nghiên cứu. Đây là một gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng nƣớc ngoài:
Al-Khedair, S.I., 1996. The Impact of the Budget Deficit on Key Macroeconomic variables in the Major Industrial Countries. PhD. Dissertation, Florida Atlantic University.
Amanja, D. và Morrisey, O., 2005. Fiscal policy and economic growth in Kenya.
CREDIT Research Paper, No. 05/06, Centre for Research in Economic Development and International Trade, University of Nottingham.
Arrow, K. và Kurtz ,M., 1970. Public investment, the rate of return and optimal fiscal policy. The John Hopkins Press, Baltimore.
Bahmani, O.M., 1999. The Federal Budget Deficits Crowd – out or Crowd – in Investment, Journal of Policy Modeling 21, 633 – 640.
Barro, R.J., 1990. Government spending in a simple model of endogenous growth.
Journal of Political Economy 98(1), 103–117.
Barro, R.J. và Sala-I-Martin, X., 1992. Public Finance in Models of Economic Growth. Review of Economic Studies 59, 645-661.
Barro, R.J. và Sala-I-Martin, X., 1995. Economic Growth. Columbus: McGraw-