Tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 28 - 30)

1.3. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế

1.3.2. Tác động dài hạn của thâm hụt ngân sách

Bên cạnh các tác động đến diễn biến hiện tại của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách cịn có một số tác động trực tiếp đến tương lai của nền kinh tế, đó là các khoản nợ của chính phủ có thể tạo áp lực để chính phủ gia tăng thuế để chi trả các khoản nợ đến hạn. Mức thuế suất gia tăng trong tương lai sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của các hộ gia đình thơng qua hai cách; trực tiếp trong các khoản thuế của tương lai và gián tiếp thông qua các khoản tổn thất vơ ích (deadweigh loss) phát sinh như các

khoản thuế bóp méo ưu đãi. Ngồi ra nếu khơng tăng các khoản thuế, chính phủ có thể buộc phải cắt giảm chi chuyển nhượng hoặc các khoản chi tiêu khác để bớt các hạn chế và kiểm soát các nguồn vốn trả nợ.

Phải tăng bao nhiêu loại thuế hay giảm bao nhiêu chi tiêu để một quốc gia có thể trả nợ? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào sự lựa chọn chính sách và cả may mắn. Một thực tế đáng ngạc nhiên là chính phủ có thể khơng cần tăng thuế hoặc giảm chi tiêu trong tổng thể. Thay vào đó, chính phủ đơn giản là đảo các khoản nợ: có nghĩa là đánh đổi lãi vay và nợ gốc bằng một khoản nợ mới. Lúc đầu, chính sách này xuất hiện một cách khơng bền vững, vì mức độ của các khoản nợ có thể gia tăng mãi mãi với một mức lãi suất nào đó. Tuy nhiên, miễn là mức độ tăng trưởng GDP cao hơn mức lãi suất, tỷ lệ nợ trên GDP sẽ giảm theo thời gian. Với mức nợ công giảm tương đối so với quy mơ của nền kinh tế, chính phủ có thể đảo nợ mãi mãi ngay cả khi giá trị tuyệt đối của nợ ngày càng tăng. Do rằng, nền kinh tế có thể tăng trưởng mà khơng quan tâm đến các khoản nợ.

Lịch sử đã cho thấy rằng một chính phủ hồn tồn có thể chạy theo một kế hoạch như vậy. Trong nhiều nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian dài vượt quá mức lãi suất vay nợ trung bình của nợ công. Nếu xu hướng này tiếp diễn, một chính sách đảo nợ (và sử dụng thuế để chi trả các chi tiêu chính phủ) sẽ khiến cho nợ tăng trưởng chậm hơn GDP. Các khoản nợ sẽ trở thành không đáng kể so với kích thước của nền kinh tế, thậm chí khi chính phủ khơng tăng thuế.

Kịch bản này nghe có vẻ hợp lý. Nó có khả năng được thực thi trong một nền kinh tế thực tế. Tuy nhiên việc nắm bắt giá trị tương lai của lãi suất các khoản vay và GDP thì lại khơng chắc chắn. Tồn tại các khả năng mà một nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn lãi suất vay nợ trong một thời gian dài do các nguyên nhân khơng dự kiến được. Trong trường hợp này, một chính sách đảo nợ sẽ tạo ra các khoản nợ lớn và nhanh hơn quy mô thu nhập quốc gia. Cuối cùng, các khoản nợ trở nên quá lớn so với nền kinh tế và chính phủ gặp khó khăn khi đảo nợ, buộc phải

tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu. Hơn nữa, những điều chỉnh trong chính sách lúc này có thể đem đến những hậu quả hết sức nặng nề: các khoản nợ là quá lớn và nền kinh tế ngay lập tức gặp vấn đề khi tỷ lệ nợ trên thu nhập tăng.

Vì vậy một chính sách đảo nợ có thể xem là một canh bạc: chính phủ có khả năng khơng cần phải tăng thuế hoặc giảm chi tiêu, nhưng phải đối mặt với các rủi ro lớn và hậu quả diễn ra đột ngột. Đối mặt với rủi ro này, các chính phủ có thể lựa chọn làm giảm thâm hụt trong khi nợ vẫn cịn duy trì ở mức chấp nhận được và nền kinh tế vẫn còn khỏe mạnh. Bằng cách tăng thuế hoặc giảm chi tiêu ban đầu, chính phủ có thể làm giảm các rủi ro khó khăn trong việc điều chỉnh tài khóa sau này.

Chính phủ phải tăng thuế bao nhiêu để đảm bảo tỷ lệ nợ trên thu nhập không vượt q giới hạn. Với một chính sách an tồn tự nhiên, chính phủ có thể tăng thuế suất bằng đủ để ổn định giá trị thực của các khoản nợ. Chừng nào tăng trưởng kinh tế chưa thực sự chững lại, chính sách này sẽ đảm bảo tỷ lệ nợ trên thu nhập sẽ giảm theo thời gian. Như vậy, việc tăng thuế thường xuyên tương ứng với lãi suất thực của các khoản nợ là một giới hạn trên cho gánh nặng thuế trong tương lai phát sinh từ thâm hụt ngân sách trong quá khứ, trong trường hợp giả định rằng chính phủ chọn một phương pháp an tồn để đối phó với nợ cơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)