Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 55 - 59)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5 Phân tích kết quả hồi quy

Trong ba phương pháp thực hiện hồi quy cho mơ hình nghiên cứu, tác giả sẽ lần lượt tiếp cận các phương pháp hồi quy từ đơn giản đến phức tạp, với mục đích là khắc phục các nhược điểm (đã được kiểm định) của các phương pháp hồi quy. Ban đầu là các mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình thứ hai là hồi quy hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (REM).

Nhưng cả hai mơ hình FEM và REM khơng thể kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan của phần dư, do đó bài nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy thêm phương pháp hồi quy đối chiếu bằng sử dụng hồi quy sai phân GMM. Theo kết quả thực hiện nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), phương pháp hồi quy GMM là một giải pháp tốt để ước lượng hồi quy trong trường hợp mơ hình vừa xuất hiện phương sai sai số thay đổi, tượng tương quan và hiện tượng nội sinh trong mơ hình kiểm định. Phương pháp ước lượng GMM sai phân của Arellano và Bond (1991) là phương pháp được phù hợp cho những dữ liệu bảng với khoảng thời gian không dài và nhiều đối tượng (quốc gia). Loại bỏ hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan cũng như vấn đề nội sinh trong mơ hình. Tính đúng đắn của các biến cơng cụ được sử dụng trong phương pháp GMM được kiểm định qua thống kê của Arellano-Bond, kiểm định Sargan (Sargan test) và kiểm định Hansen (Hansen test) để khẳng định tính vững của mơ hình. Phương pháp GMM có ước lượng vững và mang tính hiệu quả như đã được đề cập ở chương 2.

Bảng 3.8: Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu FEM REM GMM (1) (2) (3) GR GR GR Lag GR 0.0310 0.157* 0.0518 (0.36) (1.76) (0.65) FD 0.170 0.0162 0.105*** (1.62) (0.23) (2.86) INF -0.0298 0.169*** 0.311*** (-0.33) (2.72) (4.02) RIR -0.119** -0.0203 -0.0369 (-2.08) (-0.43) (-0.54) TAX -0.251* -0.0841* -0.152** (-1.70) (-1.74) (-2.33) TO -0.00166 -0.000262 -0.0071** (-0.18) (-0.10) (-2.01) SAV 0.189*** 0.0447 0.088*** (2.94) (1.45) (3.23) D 0.0139 -0.0122* -0.012 (0.70) (-1.94) (-1.45) Constant 1.899 3.021* 4.016* (0.61) (1.90) (1.72) AR(1) - - 0.019 AR(2) - - 0.156 Hansen - - 1.000 N 160 160 160

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata (Phụ lục 7)

Nhìn vào kết quả thu được ở Bảng 3.8, xét riêng phương pháp GMM ta thấy các kết quả giá trị p-value của AR(1) < 0.05, AR(2) > 0.05. Đồng thời kiểm định Hansen cho mơ hình GMM (với giả thuyết H0: Các biến cơng cụ trong mơ hình là phù hợp) có giá trị p-value bằng 1 lớn hơn > 0.05, nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0 do vậy mơ hình GMM là phù hợp.

Kết quả thực nghiệm ở Bảng 3.8 đối với khung biến ở cả 3 phương pháp ước lượng là đồng nhất. Cụ thể các biến độc lập FD, INF, SAV có ý nghĩa thống kê, các biến này có tương quan dương với biến phụ thuộc GR. Ngược lại, các biến RIR, TAX, TO tác động tới biến phụ thuộc GR có ý nghĩa thống kê với tương quan âm.

Cụ thể, thâm hụt ngân sách FD theo kết quả thu được có ý nghĩa ở mơ GMM ở mức ý nghĩa 10% và có quan hệ tuyến tính dương với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này thể hiện một sự tăng hay giảm của thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo một sự tăng hay giảm tương tự của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một sự gia tăng thâm hụt ngân sách thêm 1% sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng thêm 0.1%, khi các yếu tố khác không đổi.Về cơ bản, kết quả hồi quy này không phải là kết quả đầu tiên chỉ ra mối tương quan dương này, kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Al-Khedair (1996), Busceni và Yallwe (2012).

Kết quả hồi quy với biến lạm phát INF lại có ý nghĩa thống kê ở 2 phương pháp hồi quy là tác động ngẫu nhiên FEM và GMM, với mức ý nghĩa 10%, tương quan dương với tăng trưởng kinh tế. Với phương pháp hồi quy GMM, một mức gia tăng 1% trong lạm phát làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm khoảng 0.31%, khi các yếu tố khác không đổi. Kết quả tương đồng với nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

Thuế TAX tìm thấy kết quả có ý nghĩa thống kê ở cả 3 phương pháp ước lượng, với các mức ý nghĩa lần lượt là 1% và 5%. Biến số này có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Hàm ý rằng khi chính phủ các quốc gia gia tăng thu ngân sách bằng biện pháp tăng thuế, thì thâm hụt ngân sách sẽ được cải thiện nhưng lại làm chậm đi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này đi ngược với kết luận của Adam và Bevan (2004) khi các tác giả lại đưa ra một luận điểm tương quan giữa thuế và tăng trưởng kinh tế là tích cực. Khác biệt trong kết quả có thể nằm ở mẫu nghiên cứu khi mà bài nghiên cứu của Adam và Bevan (2004) sử dụng một mẫu nghiên cứu lớn với 45 quốc gia trong giai đoạn dài hơn. Tuy nhiên kết quả này lại phù hợp với các lý thuyết khi cho rằng việc tăng thuế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh

tế. Đó là khi chính phủ gia tăng thu nhập bằng việc gia tăng thuế, các chủ thể kinh tế sẽ mất đi một khoản thu nhập khả dụng, do đó mặc dù tiết kiệm của chính phủ được cải thiện nhưng tiết kiệm khu vực tư nhân bị giảm đi đáng kể, và do đó tổng tiết kiệm của nền kinh tế giảm, khiến cho đầu tư phát triển giảm và khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế trở nên tiêu cực.

Độ mở thương mại TO có mối tương quan âm ở mức ý nghĩa 10% đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong phương pháp ước lượng GMM. Tuy nhiên hệ số hồi quy khá thấp đưa đến một hàm ý rằng khi các quốc gia gia tăng xuất khẩu rịng thì tốc độ tăng trưởng có thể giảm nhẹ. Điều nay đi ngược với hầu hết các lý thuyết kinh tế cho rằng thương mại quốc tế đóng vai trị quan trọng trong tổng sản phẩm quốc gia GDP.

Tiết kiệm quốc gia SAV tồn tại mối quan hệ tích cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 10% trong cả 2 phương pháp ước lượng hiệu ứng cố định FEM và GMM. Mỗi thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm quốc gia đều sẽ dẫn đến một sự thay đổi cùng chiều của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những luận điểm của Laurence Ball và Mankiw (1995) về cơ chế hoạt động của thâm hụt ngân sách. Khi tiết kiệm quốc gia được gia tăng thêm 1% sẽ dẫn đến tăng cơ hội đầu tư của toàn nền kinh tế và kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế thêm 0,07% (theo kết quả từ phương pháp ước lượng GMM).

Tổng nợ quốc gia D chỉ được tìm thấy kết quả có ý nghĩa thống kê trong phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên REM, với tương quan âm với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%, mang đến hàm ý rằng việc gia tăng vay nợ có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế, giống như các kết luận của Adam và Bevan (2004) về việc tài trợ thâm hụt bằng các khoản vay nợ trong nước và quốc tế.

Lãi suất thực RIR được tìm thấy có mối tương quan tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở phương pháp ước lượng ảnh hưởng cố định FEM với mức ý nghĩa 5%, tức là khi lãi suất thực tăng sẽ dẫn đến một sự sụt giảm nhẹ trong tốc độ tăng

trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với các lý thuyết kinh tế khi sự gia tăng lãi suất sẽ dẫn đến giảm đầu tư, giảm sản lượng và làm chậm tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)