Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của thâm hụt ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 30 - 35)

đến tăng trưởng kinh tế

Vấn đề về tác động giữa thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế đã được các nhà nghiên cứu đưa ra các kết luận cụ thể dựa trên các nghiên cứu định lượng. Các bài nghiên cứu đều dựa trên lý thuyết kinh tế vĩ mô và cho thấy thâm hụt ngân sách có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các biến số kinh tế vĩ mô theo các cách thức khác nhau. Trong đó vấn đề nhận được sự đồng thuận chung là thâm hụt ngân sách cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Dựa theo các trường phái lý thuyết đã đề cập ở phần trước, các nghiên cứu kiểm chứng thực nghiệm về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh

tế cũng đã đưa ra các kết quả không đồng nhất. Một số nghiên cứu phát hiện ra tác động cùng chiều, có ý nghĩa của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế không chỉ ở các quốc gia đang phát triển mà còn ở các nước phát triển (IMF, 1996) nhưng một số nghiên cứu khác lại phát hiện tác động ngược chiều (Fisher, 1993). Ngược với quan điểm của trường phái Keynes, trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu tin rằng việc cắt giảm thâm hụt ngân sách là một giải pháp tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế. Họ lập luận rằng cắt giảm chi tiêu chính phủ dẫn đến cắt giảm thâm hụt sẽ làm lãi suất giảm, tăng đầu tư, tăng năng suất sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lập luận này có cơ sở và chính sách tài khóa nên hướng đến việc cắt giảm thâm hụt dựa trên ý nghĩa kinh tế của tác động này. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều luận điểm đi ngược với lập luận nêu trên. Cụ thể, nếu nhìn vào số liệu thực tế về lãi suất của nhiều quốc gia trên thế giới những năm gần đây chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách có tác động cực kỳ nhỏ đối với lãi suất, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mở. Hay nói cách khác, thâm hụt ngân sách không phải là yếu tố tác động chủ yếu đến lãi suất, mà cung và cầu tín dụng nội địa hay thị trường vốn quốc tế mới là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến lãi suất. Trong trường hợp đó, việc gia tăng thuế, hay cắt giảm chi tiêu, trong nhiều điều kiện vẫn có khả năng làm tăng lãi suất và do vậy khơng thể kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Ủng hộ tác động tiêu cực giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kết quả thực nghiệm cụ thể. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:

Fisher (1993), Easterly và Rebelo (1993), Easterly và các cộng sự (1994), Bleaney và các cộng sự (2001), Đỗ Ngọc Huỳnh (2007) ủng hộ mối quan hệ đối nghịch giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng.

Tác động của chính sách tài khố lên tăng trưởng kinh tế là một chủ đề tồn tại lâu dài trong các lý thuyết kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm và các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Lý thuyết truyền thống cho rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus), một sự giảm tiết kiệm chính phủ làm gia tăng lãi

suất, đầu tư sẽ giảm và tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Có một vài bằng chứng thực nghiệm từ các dữ liệu bảng và chuỗi thời gian trong phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế. Ảnh hưởng tai hại của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế cũng được thực nghiệm trong các nghiên cứu, như Rubin và các cộng sự (2004), Gale và Orszag (2002), Fisher (1993), Easterly và Rebelo (1993), Easterly và các cộng sự (1994), Bleaney và các cộng sự (2001) và Borcherding và các cộng sự (2004), Đỗ Ngọc Huỳnh (2007).

Fisher (1993) kết luận nghiên cứu của ông bằng cách khẳng định rằng tồn tại một tác động nghịch chiều của thâm hụt ngân sách lớn đến tăng trưởng. Vì lạm phát và thị trường ngoại tệ bị bóp méo, do tác động của thâm hụt ngân sách, sẽ tác động ngược đến tăng trưởng kinh tế. Gale và Orszag (2002) kết luận rằng thâm hụt ngân sách vẫn làm chậm tăng trưởng kinh tế vì “nguồn vốn chảy vào cho thấy một sự giảm vốn đầu tư thuần và do đó làm giảm tích luỹ của quốc gia và làm giảm thu nhập quốc gia trong tương lai”.

Borcherding và các cộng sự (2004) tìm ra tác động tiêu cực của quy mơ chính phủ đến tăng trưởng của 20 nước OECD trong giai đoạn 1970 – 1997. Easterly và Rebelo (1993) cũng tìm thấy tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu của họ. Bên cạnh đó, Rubin và các cộng sự (2004) đưa ra một nghiên cứu mở rộng về tác động tiêu cực đến tăng trưởng của sự gia tăng thâm hụt ngân sách bằng việc đưa ra thêm các bằng chứng vững chắc về sự giảm giá tài sản, giảm tài sản quốc gia, nỗi lo về lạm phát, giảm tính linh hoạt tài khố gắn liền với các cú sốc kinh tế và giảm sự tự tin của các nhà đầu tư.

Ghosh và Hendrik (2009) tìm thấy kết quả tương tự sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 1973 – 2004 của nền kinh tế Hoa Kỳ. Kết quả của họ cho thấy rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một sự gia tăng thâm hụt ngân sách làm chậm tăng trưởng. Tuy nhiên, “thâm hụt kép”, lại làm tăng trưởng tốt hơn.

Đỗ Ngọc Huỳnh (2007) đã tiến hành nghiên cứu khi thu thập dữ liệu của các nước châu Á đang phát triển giai đoạn từ 1990 đến 2006. Ông đã đưa ra các bằng chứng cho rằng thâm hụt ngân sách càng thấp thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế càng cao.

Đối nghịch với các nghiên cứu ủng hộ tác động tiêu cực giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế, nhiều nghiên cứu lại đưa ra kết luận ủng hộ hiệu ứng thuận chiều giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng, dựa trên các bằng chứng thực nghiệm đa dạng. Cụ thể là các nghiên cứu của Al-Khedair (1996), Ghali và Al- shamsi (1997), Bahmani (1999), Adam và Bevan (2004), Buscemi và Yallwe (2012).

Al-Khedair (1996) trong một nghiên cứu về tác động giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở 7 quốc gia công nghiệp chủ chốt (G7) trong giai đoạn từ 1964 đến 1993. Ông nhận thấy rằng thâm hụt ngân sách có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia cụ thể là Pháp, Đức và Italia.

Bahmani (1999) lại nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và đầu tư, sử dụng kỹ thuật kiểm định mối quan hệ đồng liên kết Johansen cho dữ liệu quý trong giai đoạn 1947 – 1992. Kết quả mà tác giả đưa ra là có sự tác động tích cực của thâm hụt ngân sách đến đầu tư và qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này củng cố các tranh luận của trường phái Keynes về tác động lan tỏa của thâm hụt ngân sách đến đầu tư. Tương tự, Barro (1979) cũng khám phá ra mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế thơng qua mối quan hệ tích cực giửa thâm hụt ngân sách và lạm phát.

Để củng cố và làm hoàn thiện hơn mối liên hệ giữa thâm hụt – đầu tư – tăng trưởng kinh tế, trong một nghiên cứu đối với các quốc gia sản xuất dầu (UAE), với dữ liệu hàng quý trong giai đoạn 1973 - 1995, Ghali và Al-shamsi (1997) đưa ra kết luận rằng tăng đầu tư dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

Adam và Bevan (2004) tiến hành nghiên cứu thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế của một bảng gồm 45 quốc gia đang phát triển trong nhóm OECD trong giai đoạn 1970 – 1999. Các tác giả đưa ra hai khoản chi tiêu của chính phủ là

chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, cùng với năm khoản mục tạo nên các nguồn thu chính phủ là thuế, các khoản viện trợ và ba phương thức tài trợ thâm hụt là phát hành tiền, vay nợ nước ngoài và vay nợ trong nước. Các phân tích đưa ra đề xuất rằng trong khi các tác động của thuế và các khoản viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế là hồn tồn tích cực, thì thâm hụt ngân sách, thơng qua các phương thức tài trợ của nó, lại có một tác động phức tạp đối với tăng trưởng kinh tế. Nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi một khoản phát hành tiền mặt có giới hạn, thì thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng tăng trưởng, trong khi nếu được tài trợ bởi các khoản vay nợ quốc tế với lãi suất thị trường, tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế sẽ xấu đi. Bài nghiên cứu cũng tìm ra một mối quan hệ phi tuyến tính giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế, với một ngưỡng thâm hụt ngân sách nằm ở mức 1,5% GDP, mà nếu cán cân ngân sách vượt qua ngưỡng này, sẽ có một sự đánh đổi giữa việc giảm tăng trưởng kinh tế để giảm thâm hụt ngân sách.

Buscemi và Yallwe (2012) nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đối với sự ổn định của tăng trưởng kinh tế, trong đó có xem xét thêm ảnh hưởng của tình trạng thâm hụt ngân sách với tiết kiệm quốc gia theo những gì mà Laurence Ball và Mankiw (1995) lập luận về những tác động của thâm hụt. Với việc sử dụng phương pháp ước lượng GMM đối với dữ liệu bảng của ba quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi trong thời kỳ 1988 – 2007. Các tác giả kết luận về tác động thuận chiều của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm thấy rằng một sự gia tăng thâm hụt ngân sách có thể làm gia tăng tổng tiết kiệm quốc gia, qua đó tạo cơ hội cho các đầu tư và gia tăng tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, đa phần các bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế đều đưa ra những kết luận đồng nhất rằng thâm hụt ngân sách làm tăng tăng trưởng kinh tế. Mặc dù mỗi nghiên cứu đưa ra thêm các kết luận khác ngoài tác động này. Song đây cũng là hướng đi mà tác giả lựa chọn để thực hiện trong bài nghiên cứu này, mà cơ sở là nghiên cứu của Buscemi và Yallwe (2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)