Mơ hình lý thuyết về thâm hụt ngân sách, tiết kiệm quốc gia và tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 35 - 40)

trƣởng kinh tế

Các mơ hình tăng trưởng thơng thường được chia thành 2 dạng chính: Mơ hình Tân cổ điển (Solow, 1956; Swan, 1956) và mơ hình tăng trưởng nội sinh (Romer, 1986; Lucas, 1988). Nhưng cả 2 mơ hình đều cho rằng chính sách tài khố tác động lên mức độ tăng trưởng, nhưng lại không cùng ý kiến về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế.

Theo các lý thuyết về mơ hình tăng trưởng nội sinh, Chính phủ đóng một vai trị có ý nghĩa trong việc thúc đẩy tích lũy trình độ dân trí, nghiên cứu và phát triển, đầu tư công, phát triển nguồn vốn con người, luật lệ và các đối tượng khác để tác động lên tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Về cơ bản, lý thuyết mơ hình tăng trưởng nội sinh thể hiện việc chính phủ có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động của khu vực tư nhân với các tác động tích cực từ bên ngồi. Trong đó điển hình là mơ hình tăng trưởng nội sinh mà chi tiêu chính phủ có tác động đến tăng trưởng kinh tế của Barro (1990). Mơ hình tăng trưởng nội sinh của Barro (1990) điều tra nghiên cứu cho thấy rằng một sự gia tăng trong chi tiêu sản xuất của chính phủ được tài trợ bằng thuế khơng bóp méo sẽ làm tăng tăng trưởng, trong khi chi tiêu sẽ tác động ngược lại nếu được tài trợ bởi nguồn thuế khơng bóp méo. Hơn nữa, một sự gia tăng trong chi tiêu phi sản xuất đươc tài trợ bằng thuế khơng bóp méo sẽ có tác động trung lập đến tăng trưởng nhưng nếu được tài trợ bằng thuế bóp méo thì tác động này là tiêu cực.

Thế hệ thứ hai của mơ hình tăng trưởng nội sinh giả định rằng chính phủ cung cấp dịch vụ sẽ làm gia tăng vốn sản xuất biên của khu vực tư nhân và do đó ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế (ví dụ việc xem xét hàm tổng cung cho thấy hiệu quả khơng đổi trong đóng góp vốn của khu vực tư nhân và khu vực công và khiến cho chi tiêu nội sinh của chính phủ ngay lập tức đem đến một tỷ lệ tăng trưởng nội sinh).

Không giống như mơ hình tăng trưởng nội sinh, trong mơ hình Tân cổ điển chuẩn, tăng trưởng gia tăng trong dài hạn được xác định bởi sự gia tăng của lực lượng lao động, sự tích luỹ vật chất và vốn con người, và sự thay đổi của cơng nghệ.

Bên cạnh đó, nếu tiết kiệm và đầu tư gia tăng như là một hệ quả của chính sách tài khố, cân bằng tỷ lệ giữa vốn – sản lượng sẽ được thay đổi và tỷ lệ tăng trưởng sẽ đẩy nền kinh tế lên một mức thu nhập bình quân đầu người mới cao hơn, nhưng trong dài hạn mức này sẽ quay trở về sản lượng tiềm năng.

Như đã trình bày về mơ hình tăng trưởng nội sinh, chính sách tài khóa thực sự có ảnh hưởng đến cả mức tăng và tỷ lệ tăng sản lượng bình quân. Để liên kết khung lý thuyết với phương pháp thực nghiệm của nghiên cứu, sau đây chúng ta sẽ phân tích cách thức mà thâm hụt ngân sách tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tác giả sử dụng ví dụ từ hàm sản xuất Cobb-Douglas như Barro (1990) và Barro và Sala-i-Martin (1992, 1995) đã trình bày trong các nghiên cứu của họ.

Họ giả định rằng chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ công (g) như đầu vào để thể hiện tác động tích cực của chi tiêu sản xuất của chính phủ và tác động nghịch chiều với thuế bóp méo. Hàm sản xuất, dưới dạng bình qn đầu người, có thể đưa ra như sau:

Với α thuộc [0;1] và y là sản lượng bình quân đầu người. A là đại lượng đo lường hoạt động sản xuất, k là vốn tư nhân bình quân đầu người và g là hàng hóa và dịch vụ cung cấp bởi chính phủ. Bây giờ chúng ta có 2 giả thiết để liên hệ với hàm sản xuất bên trên. Đầu tiên, ngân sách chính phủ cân bằng là kết quả của việc gánh chịu thuế khơng gây bóp méo trên sản lượng được cho tỷ lệ (τ) và một mức thuế khốn (L), do đó cân bằng ngân sách sẽ có dạng:

Số lượng nhà sản xuất trong nền kinh tế là n trong khi C là chi tiêu chính phủ, giả định là chi tiêu phi sản xuất. Theo lý thuyết, sản lượng tạo ra do ảnh hưởng của thuế tác động lên đầu tư tư nhân, thuế khốn thì khơng liên quan đến sản lượng (Barro, 1990). Theo Barro (1990) và Barro và Sala-i-martin (1992) bắt nguồn từ một tăng trưởng dài hạn ( ) dựa trên một hàm thỏa dụng cụ thể và mơ hình mở rộng như sau:

Với ψ và μ đại diện cho các tham số giả định trong hàm thỏa dụng. Phương trình (3) đưa ra bằng chứng rằng tỷ lệ tăng trưởng là một hàm nghịch biến với tỷ suất thuế bóp méo và một hàm đồng biến với chi tiêu sản xuất của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ cơng. Trong phương trình (3) bên trên, chi tiêu phi sản xuất của chính phủ (C) và thuế khơng bóp méo (L) là các đại lượng giả định và khơng đóng vai trị gì.

Thứ hai, hạn chế các giả định của cân bằng ngân sách trong sự rằng buộc để bao hàm cả thâm hụt ngân sách và phân tích tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Phương trình (4) phát sinh từ phương trình (2) bao gồm cả thâm hụt ngân sách theo khung thực nghiệm của Kneller và các cộng sự (1999) và Bleaney và các cộng sự (2000) như sau:

Với d là thâm hụt ngân sách. Cả Amanja và Morrisey (2005) và Matthew (2009) đều dùng tăng trưởng để ước lượng nghiên cứu của họ theo khung nghiên cứu của Kneller và các cộng sự (1999), và phương trình mở rộng như sau:

Với yt là tỷ lệ tăng trưởng sản lượng, X là vector các biến tài khóa, Z là vector các biến phi tài khóa và εit là nhiễu trắng của sai số. Theo lý thuyết, nếu ràng buộc ngân sách được quy định đầy đủ và tất cả các yếu tố được đưa vào, trong trường hợp này chúng ta có một ngân sách cân bằng và Vector các biến tài khóa bằng 0.

Tuy nhiên, nếu một yếu tố của X bị bỏ sót (ví dụ xm) nên đa cộng tuyến hồn hảo khơng tồn tại (xem Kneller và các cộng sự, 1999) và như một kết quả, chi tiêu khơng cân bằng với nguồn thu. Sau khi bỏ sót yếu tố, phương trình (5) trở thành:

Cả Amanja và Morrisey (2005) và Matthew (2009) đã kiểm định giả thiết H0 rằng (yj-ym) = 0 thay vì giả thiết H0 thông thường là yj = 0. Theo các tác giả, hệ số của biến tài khóa được xem như là “tác động của một sự thay đổi đơn vị trong biến liên quan được bù đắp bằng sự thay đổi đơn vị trong yếu tố bị bỏ sót từ hồi quy” (xem Kneller và các cộng sự, 1999, trang 175).

Kết luận chƣơng 1

Chương 1 trình bày các khái niệm về thâm hụt ngân sách, các phương pháp đo lường thâm hụt ngân sách và bù đắp thâm hụt ngân sách. Các khái niệm về tăng trưởng kinh tế cũng như tác động của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế cũng được trình bày cụ thể thơng qua các trường phái kinh tế. Bên cạnh đó, tác động của thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn và dài hạn cũng được phân tích dựa trên các phương thức mà chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách sẽ tác động đến các yếu tố vĩ mơ, mà đích đến là tăng trưởng kinh tế thơng qua việc ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc gia đầu tiên. Về các nghiên cứu trước đây, tác động của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế được các nhà nghiên cứu kết luận thông qua các bằng chứng phức tạp. Trong khi nhiều nghiên cứu đưa ra luận cứ về tác động tiêu cực giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng, thì nhiều bài nghiên cứu lại đưa ra kết quả ngược lại. Hầu hết các nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế sử dụng dữ liệu bảng đều cho ra kết quả về một ảnh hưởng tích cực. Tác giả kỳ vọng sẽ tìm thấy các kết quả đồng nhất, dựa trên cơ sở là nghiên cứu của Buscemi và Yallwe (2012).

Để có một góc nhìn cụ thể hơn về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc xây dựng mơ hình nghiên cứu cụ thể và sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp để đưa ra kết quả về tác động này. Tất cả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)