Hạn chế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 66 - 67)

CHƢƠNG 4 : HÀM Ý CHÍNH SÁCH KINH TẾ

4.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng phát triển của nghiên cứu

4.3.1. Hạn chế nghiên cứu

Bài nghiên cứu đã thực hiện phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. Dựa vào việc xây dựng mơ hình lý thuyết để xem xét tác động kinh tế này, cùng một phương pháp ước lượng và dữ liệu phù hợp, bài nghiên cứu đã đưa ra được các kết quả thực nghiêm cụ thể, để dựa vào đó có những bàn luận và hàm ý chính sách kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như sau:

- Nguồn dữ liệu: Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu là các dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các nguồn thống kê khác nhau. Tất cả các quốc gia trừ Việt Nam đều được thu thập dữ liệu từ 2 nguồn đáng tin cậy là Ngân hàng quốc tế (WorldBank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Đối với Việt Nam, có một số biến số kinh tế mà tác giả

bắt buộc phải thu thập dữ liệu từ nguồn thống kê trong nước là Tổng cục thống kê (GSO). Việc không đồng nhất về dữ liệu này gây ra một số hạn chế như giai đoạn nghiên cứu ngắn và số quan sát ít (do các thống kê từ nguồn trong nước thiếu hụt về dữ liệu) và phương thức tính tốn các chỉ số giữa các nguồn khác nhau, đưa đến việc phải tính tốn lại các số liệu thu thập được. Trong quá trình thu thập và tính tốn này, rủi ro sai sót là có khả năng và tác giả đã đảm bảo thực hiện với độ chính xác cao nhất.

- Các mối quan hệ giữa các biến số trong mơ hình: nhiều mối quan hệ giữa các cặp biến số trong mô hình của nghiên cứu sau khi được ước lượng khơng có ý nghĩa thống kê ở cả 3 phương pháp ước lượng độc lập cho dữ liệu bảng là hiệu ứng cố định FEM, hiệu ứng ngẫu nhiên REM và GMM. Bên cạnh đó, một số biến số sau ước lượng có chiều tác động ngược với các lý thuyết kinh tế (ví dụ như độ mở thương mại). Thêm vào đó, các mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, nguồn thu thuế, nợ công đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng tồn tại dưới dạng phi tuyến tính, mối quan hệ này có thể giải thích và đưa ra cái nhìn nhiều chiều hơn với các đại lượng kinh tế này mà trong không gian hạn hẹp của nghiên cứu, tác giả đã không xem xét đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á thái bình dương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)