các cấp ủy đảng về công tác cán bộ nữ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
Nhận thức và nâng cao nhận thức về công tác cán bộ và quy họach cán bộ là cả một quá trình phức tạp, khó khăn liên quan đến nhận thức xã hội .Đối với công tác cán bộ nữ, vấn đề lại cịn khó khăn phức tạp hơn. Trước
đây, trong thời kỳ chiến tranh, xây dựng đội ngũ cán bộ rất quan trọng, nhưng vấn đề quy hoạch cán bộ chưa đặt ra cấp thiết và điều kiện thực hiện quy hoạch khó khăn, nên việc xây dựng quy hoạch cán bộ còn hạn chế. Từ khi hịa bình, thống nhất đất nước, Đảng ta đã chú trọng xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ. Đặc biệt, từ Đại hội VI đến nay, nhận thức và thực hiện quy hoạch cán bộ đã có bước tiến tốt. Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta xác định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [23, tr.82]. Nhận thức và quy trình tiến hành cơng tác cán bộ cũng không như trước; việc bầu cử, bổ nhiệm dựa trên quy hoạch cán bộ, có chuẩn bị, tạo nguồn cán bộ đơng đảo, đồng bộ, có chất lượng chứ khơng phải chỉ chọn mỗi chức danh từ một đến hai cán bộ để đưa vào thay thế như trước. Từ thực tế công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt ở thành phố Cần Thơ trong những năm qua có thể thấy, trước hết phải nhận thức đúng và thống nhất về quy hoạch cán bộ. Muốn vậy, phải tăng cường công tác tư tưởng làm cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận, đồn thể, quán triệt tốt và nhận thức đúng đắn chủ trương, quan điểm của Đảng về công tác quy hoạch cán bộ nói chung và cơng tác quy hoạch cán bộ chủ chốt, cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý nói riêng.
Cơng tác quy hoạch cán bộ chủ chốt, cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý , xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, tạo nguồn cán bộ dự bị và cán bộ kế cận là công việc rất quan trọng. Không phải ai khác, chính đội ngũ cán bộ là những người làm cơng tác quy hoạch cán bộ và cụ thể hơn, chính đội ngũ cán bộ nữ phải làm tốt công tác quy họach cán bộ nữ để tham mưu giới thiệu cho Đảng. Công tác quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý là việc đánh giá và sử dụng con người. Đánh giá và sử dụng con
người đúng thì phát huy được vai trị của con người, người được đánh giá đúng thêm phấn khởi và nội bộ thêm đoàn kết, thống nhất. Ngược lại, đánh giá sai, quy hoạch khơng đúng cán bộ chủ chốt thì hậu quả rất tai hại cho cả trước mắt và mãi mãi về sau, vì người đó sẽ chọn các cán bộ khác cũng sai lệch như thế.
Do vấn đề quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý của thành phố có những yếu tố phức tạp và tế nhị, nên thường có các nhận thức, quan điểm và cách làm khác nhau. Mặc dù trong phát biểu cơng khai thì tưởng như đều thống nhất, nhưng trong thực tế đánh giá, sắp xếp vào quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý lại có sự khác biệt, thậm chí có sự khác nhau về quan điểm, phương pháp. Những hạn chế trong công tác quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý của Đảng bộ thành phố Cần Thơ nhiều năm qua đã chứng tỏ điều đó. Cơng tác quy hoạch cán bộ mặc dù đã có chuyển biến tích cực, nhưng chưa tạo thành ý thức tự giác, thường xuyên, chưa nhận thức về yêu cầu bức xúc và tầm quan trọng chiến lược của vấn đề này, nhất là quy hoạch cán bộ lâu dài và cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý ở các cấp, các ngành. Nhiều nơi còn lúng túng trong cách làm, chưa giới thiệu, tạo được nguồn cán bộ dự bị rộng rãi. Do chưa làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ dự bị và kế cận, nên trong bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khơng ít trường hợp bị động, chắp vá, bố trí khơng đúng ngành nghề được đào tạo, thậm chí có trường hợp bố trí gượng ép, đưa người khơng đủ tiêu chuẩn vào các cương vị chủ chốt làm cho cán bộ nữ không phát huy được tác dụng, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc chung.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nói trên, trước hết từng cấp ủy viên các cấp phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trong thời kỳ mới; xác định đây là công việc trọng
tâm, thường xuyên của toàn Đảng bộ, của cấp ủy đảng, khơng “khốn” cơng tác cán bộ cho cơ quan tổ chức. Trước tình hình đất nước và thành phố biến chuyển nhanh chóng, cần dự báo và chủ động chuẩn bị một đội ngũ cán bộ đủ bản lĩnh, phẩm chất, năng lực và đồng bộ.
Việc quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương ba khóa VIII, các nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị có một ý nghĩa quan trọng, chẳng những cho những năm trước mắt, mà còn cho cả một thời kỳ tương đối dài - cả thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nội dung của Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề cập tương đối cơ bản, mang tính tổng kết các vấn đề cán bộ, cơng tác cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ, nhất là cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và cơng tác quy hoạch cán bộ, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học, dự báo xu thế phát triển của tình hình, Nghị quyết đã khẳng định rõ một hệ thống các quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý, đề ra các giải pháp lớn thực hiện nhiệm vụ công tác quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý cấp chiến lược trong thời kỳ mới. Do đó, phải nắm vững mục tiêu, tiêu chuẩn, cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo chủ chốt diện Thành ủy quản lý để xây dựng quy hoạch đúng và đồng thời đòi hỏi mỗi cán bộ phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó, tức là đủ “ đức” và “ tài”.
Nhận thức của cấp ủy đối với công tác quy hoạch cán bộ nữ có ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ khi cấp ủy có nhận thức đúng và tạo được sự đồng thuận cao trong nhận thức thì mới dễ thống nhất hành động trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tiến hành công tác quy hoạch cán bộ nữ lãnh đạo diện Thành ủy quản lý.
Các cấp uỷ đảng trong thành phố cần tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cấp uỷ và trong toàn thể cán bộ, đảng viên những quan điểm cơ bản của Đảng được thể hiện ở Nghị quyết 11 NQ/BCT về công tác phụ nữ và các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng gần đây, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương các khố, Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị khố IX về cơng tác quy hoạch cán bộ, tạo sự chuyển biến về nhận thức, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra, xây dựng và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.
Trong đổi mới nhận thức về quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Cần Thơ quản lý, các cấp uỷ cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Phải thay đổi nhận thức về cách thức, quy trình bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cách làm cũ trước đây là khi nào có nhu cầu (Đại hội Đảng bộ, bầu cử HĐND, đại hội các đồn thể, khi có cán bộ nghỉ cơng tác hoặc chuyển cơng tác…) thì mới bắt đầu “nhắm” cán bộ cấp phó hoặc cấp trưởng gần với chức danh cần bố trí rồi lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bầu cử …sang cách làm mỗi chức danh quy hoạch 2 - 3 người sẵn sàng có thể xem xét hoặc đưa vào bầu cử; dứt khoát chỉ bổ nhiệm, đề cử người trong quy hoạch. Từ ý thức đó, từ Bí thư Thành ủy đến các uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ; các thành uỷ viên; uỷ viên Thường vụ quận, huyện, Đảng uỷ khối của thành phố; uỷ viên Ban cán sự đảng UBND và các sở, ngành; lãnh đạo các ban của Thành uỷ; uỷ viên Đảng đoàn HĐND và các đoàn thể phải quan tâm đầu tư cho cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo nói chung cũng như cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, không quan niệm việc này là việc làm cũng được, không làm cũng được, làm một cách hình thức, chiếu lệ, khơng đảm bảo chất lượng.
- Khắc phục lối tư duy khép kín, cục bộ, thiển cận, chỉ giới thiệu người của ngành, địa phương, cơ quan mình vào quy hoạch. Trong thực chất, cách
suy nghĩ này chứng tỏ chưa nhận thức đúng mục đích của cơng tác quy hoạch, có sự nhầm lẫn giữa quy hoạch và bổ nhiệm. Nếu cứ bó hẹp trong từng cơ quan, ban, ngành, tổ chức thì khơng có nguồn cán bộ dồi dào, đa dạng để bồi dưỡng, lựa chọn. Không thể chấp nhận cách lập luận:chỉ có Phó giám đốc Sở ngành mới có thể làm được Giám đốc Sở ngành; chỉ có Phó chủ tịch Hội phụ nữ mới có thể làm Chủ tịch Hội phụ nữ , người từ nơi khác đến không thể đảm nhiệm được. Trong sâu xa, cách lập luận trên che đậy một động cơ không trong sáng và khơng logic vấn đề: khi một Phó chủ tịch lên làm Chủ tịch thì sẽ có một UVTV- trưởng ban được lên giữ chức Phó chủ tịch, một Phó ban sẽ lên Trưởng ban… Cần làm cho mọi người hiểu rằng, lực lượng cán bộ nữ là nguồn lực chung của Đảng, Đảng đào tạo và rèn luyện cán bộ để bố trí sử dụng theo yêu cầu của nhiệm vụ chính trị; cán bộ hoạt động ở ngành, lĩnh vực nào là do Đảng phân công, nhưng đều là cán bộ của Đảng, chứ không phải của riêng ngành, lĩnh vực đó; cán bộ lãnh đạo 1 sở ban ngành không phải là “lãnh địa” riêng của sở ban ngành đó .
- Khắc phục quan niệm quy hoạch cán bộ nữ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý chỉ là công việc, trách nhiệm của riêng Ban Thường vụ Thành uỷ, mà không ý thức được đây là trách nhiệm của cả Đảng bộ thành phố, của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị của thành phố. Từ đó, tất cả các cấp uỷ viên, cán bộ các ban, ngành, đồn thể của thành phố đều phải có ý thức xây dựng, nêu cao trách nhiệm trong việc phát hiện nguồn, giới thiệu, đánh giá cán bộ nữ đưa vào quy hoạch diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
Các cấp uỷ cần thống kê, phân tích tình hình cán bộ nữ một cách tồn diện; cơng tác quy hoạch cán bộ nữ cần triển khai đồng bộ, dân chủ, chặt chẽ, đúng nguyên tắc; ưu tiên những chuyên ngành, lĩnh vực mà ở đó cán bộ nữ cịn thiếu và yếu; quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Trong quá trình thực hiện cần quan tâm đến thiên chức làm mẹ, sinh con, ni
dạy con, chăm sóc gia đình của chị em, từ đó đánh giá cơng bằng hơn đối với cán bộ nữ, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ.
Công tác tạo nguồn cán bộ nữ cần đặt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung của các cấp uỷ, chính quyền; ưu tiên và quan tâm tuyển dụng cán bộ nữ có trình độ đại học, trên đại học, nhất là những chuyên ngành, lĩnh vực phụ nữ chiếm số đơng; có kế hoạch bố trí, phân cơng cơng tác để họ được phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Chú ý lựa chọn, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, có triển vọng để tạo nguồn cho những vị trí lãnh đạo cao hơn trong đội ngũ cán bộ nữ đương chức ở các cấp. Đặc thù cán bộ nữ mất khoảng từ 5 đến 10 năm tập trung thời gian ni con nhỏ, ngồi 35 tuổi mới hồn thiện cơ bản về gia đình và có nhiều điều kiện tập trung vào sự nghiệp, vì vậy việc chủ động phát hiện, khuyến khích tài năng trẻ, sử dụng và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành được nguồn đội ngũ cán bộ nữ kế cận cũng phải được thiết kế một cách hệ thống, có lộ trình hợp lý