Đẩy mạnh công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng ,đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện

Một phần của tài liệu CHấT lượng đội ngũ cán bộ nữ diện ban thường vụ thành ủy cần thơ quản lý trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 100)

bố trí sử dụng cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Công tác quy hoạch cán bộ nữ phải đi trước một bước, phải có dự báo chiều hướng phát triển tình hình thành phố đến năm 2020, đón trước thời cơ và thách thức để chuẩn bị đội ngũ cán bộ chủ chốt một cách chủ động, kịp thời và hiệu quả. Một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng quy hoạch cán bộ nữ chủ chốt trong thời kỳ mới là xác định được nguồn và phải tạo được nguồn cán bộ nữ để đưa vào quy hoạch. Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Chăm lo tạo nguồn cán bộ trong phong trào thực tiễn và ngay trong các trường đại học, cao đẳng dạy nghề”[ , tr.146]. Đây là nguồn lực cán bộ để quy hoạch cán bộ chủ chốt trong những năm trước mắt và lâu dài của hệ thống chính trị các cấp và tất cả các lĩnh vực của thành phố, trong đó có cán bộ nữ.

Để đáp ứng yêu cầu công tác quy hoạch cán bộ nữ diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý hiện nay, cần tập trung phát hiện, thu hút nhiều cán bộ, cơng chức nữ trẻ có thành tích xuất sắc, đang giữ các cương vị lãnh đạo cấp phòng ở các sở, ban, ngành thành phố, các quận, huyện; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp; các cán bộ khoa học và quản lý doanh nghiệp lớn tiêu biểu có năng lực, trình độ và triển vọng phát triển.

Để có nguồn cán bộ nữ dồi dào, cấp uỷ các cấp cần động viên, tạo điều kiện để cán bộ nữ phấn đấu, chuẩn bị dần về tri thức, tích lũy dần kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý từ cơ sở lên; mạnh dạn giao việc mới và khó cho cán bộ vừa để cán bộ phải luôn nỗ lực, khơng thoả mãn dừng lại, vừa có nhiều dịp thử thách cán bộ. Đối với các nơi có nhiều khó khăn và thiếu cán bộ tại chỗ, Ban Thường vụ Thành uỷ cần mạnh dạn, quyết tâm đưa cán bộ nữ trẻ có triển vọng từ các ban, ngành, quận, huyện luân chuyển đến giữ chức vụ lãnh đạo ở các địa bàn này.

Việc phát hiện, thu hút tài năng đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ nữ chủ chốt thời gian qua cịn có mặt hạn chế, cán bộ nữ trẻ có thành tích xuất sắc, có triển vọng chưa được lãnh đạo đơn vị mạnh dạn tiến cử vào quy hoạch các chức danh chủ chốt các sở, ban, ngành. Do vậy, cần cải tiến, đổi mới phương thức tuyển chọn, phát hiện và giới thiệu nguồn cán bộ nữ trẻ có triển vọng vào quy hoạch các chức danh chủ chốt; làm cho đông đảo các cán bộ trẻ ý thức được vinh dự, trách nhiệm khi được lựa chọn vào diện quy hoạch. Quá trình tuyển chọn đặc biệt quan tâm phát hiện đối tượng là những cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ đang giữ cương vị chủ chốt ở cấp dưới.

Để có nguồn ứng viên dồi dào thuận lợi cho việc tuyển chọn, cần chủ động rà soát, phát hiện trong đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt trẻ ở cấp dưới có thành tích xuất sắc đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cần xác định nguồn tuyển chọn ở phạm vi rộng, khơng nên bó hẹp, khép kín diện

đưa vào nguồn quy hoạch; chú ý phát hiện những cán bộ trẻ ưu tú ở tất cả các cấp các ngành, trong các doanh nghiệp nhà nước .

Một khó khăn lớn đối với đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt nữ các cấp nói riêng của thành phố Cần Thơ là tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học về chun mơn cịn thấp, nên việc chọn lựa cán bộ nữ cịn khó hơn. Giải pháp mà thành phố áp dụng khá thành công để khắc phục hạn chế này là tổ chức các khoá đào tạo đại học tại chức ở thành phố, thậm chí dành kinh phí hỗ trợ cho một số cán bộ trẻ đi học đại học chính quy tập trung, đặc biệt là số con em người có cơng đi học đại học theo chế độ cử tuyển. Nhờ đó, trình độ văn hố, chun mơn chung của đội ngũ cán bộ trong thành phố được nâng lên, tạo nguồn từ xa cho việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt vừa có chất lượng cao, vừa đảm bảo cơ cấu hợp lý. Giải pháp này cần được tiếp tục đẩy mạnh.

Cần xác định đúng đối tượng quy hoạch, không chạy theo số lượng, cốt cho có.

Thực tiễn về cơng tác quy hoạch cán bộ ở thành phố Cần Thơ đã chỉ ra: lựa chọn đúng cán bộ nữ đưa vào quy hoạch cán bộ chủ chốt, nhất là những cán bộ nữ đứng đầu (cấp trưởng, cấp phó) các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Ở đâu quy hoạch đúng cán bộ chủ chốt thì ở đó có cán bộ chủ chốt đủ khả năng lãnh đạo, tổ chức tồn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, ở đâu đưa cán bộ vào quy hoạch khơng đúng thì cơng việc kém hiệu quả, nội bộ có vấn đề, tư tưởng khơng thống nhất, lịng tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước giảm sút; nhiệm vụ chính trị khơng hồn thành. Do vậy, có xác định đúng “đối tượng” quy hoạch thì quy hoạch cán bộ chủ chốt mới thiết thực và hiệu quả.

Đối tượng quy hoạch cán bộ chủ chốt bao gồm 3 loại : đối tượng kế cận, đối tượng dự bị nguồn và đối tượng đột biến.

- Đối tượng quy hoạch kế cận cán bộ nữ chủ chốt diện Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Cần Thơ quản lý gồm những cán bộ, công chức đã qua kinh nghiệm cơng tác thực tiễn và có kinh nghiệm trong cơng tác lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc qua thực tiễn đổi mới, tuổi đời dưới 45 tuổi là chủ yếu, đang công tác ở các cơ quan ở thành phố, cấp huyện, các doanh nghiệp nhà nước, các ngành khoa học kỹ thuật và trong các đơn vị lực lượng vũ trang có thể bổ nhiệm đề cử trong 1-2 năm tới. Chú ý cán bộ, công chức xuất thân từ công nhân, gia đình cách mạng, cán bộ nữ, cán bộ là dân tộc ít người trưởng thành qua thực tiễn công tác ở địa phương, ngành đã cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

- Đối tượng dự bị nguồn cho cán bộ nữ chủ chốt gồm những công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ cơng chức và chiến sĩ lực lượng vũ trang ưu tú, cán bộ dân tộc thiểu số, con em các gia đình có cơng cách mạng có triển vọng, có thành tích, sáng kiến trong lao động, công tác, các học sinh phổ thông trung học, sinh viên các trường đại học, các nhà khoa học trẻ tuổi thuộc các lĩnh vực có thành tích học tập xuất sắc, tốt nghiệp xuất sắc... Các đối tượng này cần được đầu tư đào tạo, thử thách để bổ sung cán bộ chủ chốt trong tương lai. Đây là những người tuổi đời cịn trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có triển vọng đào tạo để bố trí sử dụng lâu dài. Thành phố đã và đang thực hiện Chương trình Cần Thơ -150 đào tạo 150 cán bộ có trình độ sau đại học.

- Đối tượng đột biến gồm những cán bộ, công chức không thuộc đối tượng quy hoạch kế cận, nhưng trong một thời gian ngắn đột xuất, có thành tích xuất sắc, tỏ rõ triển vọng phát triển nhanh cần đưa vào quy hoạch.

Từng chức danh chủ chốt ở mỗi cơ quan, đơn vị của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chuẩn bị quy hoạch từ 2 đến 3 đối tượng kế cận, từ 3 đến 4 đối tượng quy hoạch dự bị nguồn, đảm bảo cán bộ trong diện quy hoạch được đào tạo theo yêu cầu tiêu chuẩn để không bị động, hẫng hụt trong những điều kiện cần bố trí ngay.

Khi xác định đối tượng quy hoạch cán bộ chủ chốt các cấp phải chú ý cả cơ cấu và tiêu chuẩn, khơng vì cơ cấu mà hạ tiêu chuẩn, hoặc ngược lại vì tiêu chuẩn khơng cần cơ cấu. Mặt khác, cần tránh khi xác định đối tượng quy hoạch lúc nhấn mạnh thành phần xuất thân, lúc nhấn mạnh quá trình cống hiến, lúc đề cao bằng cấp, lúc coi trọng độ tuổi, lúc nhấn mạnh đạo đức, tài năng.

Trong xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt của thành phố cũng phải chú ý một số “tình huống” thực tế:

- Một số cán bộ hướng theo chức vụ trong quy hoạch, nên khơng ổn định tư tưởng, khơng đầu tư trí tuệ, sức lực làm tốt nhiệm vụ đang đảm nhiệm; xây dựng, củng cố cơ sở mình, ngành mình trong sạch, vững mạnh.

- Một số cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực và uy tín tốt nếu đưa vào quy hoạch cơng khai lại bị loại bỏ, nhất là ở những nơi có tình trạng nội bộ mất đồn kết, hoặc “bằng mặt, khơng bằng lịng”.

- Có những trường hợp đưa vào quy hoạch cơng khai thì khi lấy phiếu bổ nhiệm rất khó đạt quá bán, hoặc chỉ đạt số phiếu thấp; ngược lại, có nhiều người khơng có trong quy hoạch, khơng đủ phẩm chất, năng lực, khơng nổi trội, khơng có uy tín thì lại được bổ nhiệm qua “đường vịng” uẩn khuất; bầu cử hoặc bổ nhiệm rồi mọi người phải chấp nhận, vì chuyện đã rồi.

Để phát huy mặt tốt, khắc phục nhược điểm trong công tác quy hoạch , cần nghiên cứu, phân tích rất kỹ từng đối tượng quy hoạch, làm rõ mối quan hệ giữa cơ cấu, tiêu chuẩn, giữa quyền hạn với trách nhiệm, nghĩa vụ với lợi ích của các chức danh quy hoạch. Quy hoạch phải theo quy luật phát triển và đào thải, phát triển tuần tự có kế hoạch và phát triển đột biến. Những đối tượng đã đưa vào quy hoạch, nhưng sau một thời gian khơng có triển vọng phát triển cần kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch; ngược lại, có những đối tượng chưa đưa vào quy hoạch, nhưng trong một thời gian ngắn, đột biến trở

thành đối tượng tốt, có nhiều triển vọng phát triển cần đưa vào quy hoạch. Như vậy, vấn đề cốt yếu là quy hoạch phải đúng đối tượng, không cứng nhắc và sau một năm có đánh giá, điều chỉnh đối tượng quy hoạch.

Quản lý, lãnh đạo là một khoa học, là một trong những dạng lao động trí óc phức tạp, địi hỏi người làm cơng tác lãnh đạo, quản lý phải có phẩm chất và năng lực, có tri thức lãnh đạo, quản lý, do đó họ cần được đào tạo, rèn luyện và thử thách để trưởng thành trong thực tiễn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thơng tin, địi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tri thức rộng và chuyên sâu, nhạy cảm và năng động, biết nắm bắt, ứng dụng và xử lý thông tin, biết sử dụng các công cụ, phương tiện thông tin và công nghệ quản lý hiện đại… Những phẩm chất này của người lãnh đạo, quản lý đều chủ yếu được hình thành trong quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo. Song do đặc điểm về giới cán bộ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn cán bộ nam trong q trình tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cũng như quá trình tự đào tạo. Bởi vậy, để duy trì và phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cho tương xứng với lực lượng lao động nữ ở TPCT, một vấn đề quan trọng là cần chú trọng công tác tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý.

Để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ công tác này cần quan tâm như sau:

- Thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, quy hoạch là quá trình phát hiện, tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt sử dụng vào một hoặc các chức danh đã quy hoạch, đây là khâu mang tính chiến lược trong công tác cán bộ. Nếu công tác cán bộ được coi là nhiệm vụ then chốt thì quy hoạch cán bộ là nội dung quan trọng của công tác cán bộ, đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài như Nghị quyết Trung ương III khóa VIII khẳng định. Như vậy có thể

nói một cách khái quát là: quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của khâu then chốt trong nhiệm vụ then chốt của cơng cuộc đổi mới hiện nay. Ngồi ra quy hoạch cán bộ liên quan chặt chẽ đến tất cả các khâu của công tác cán bộ và tùy thuộc vào nhiều mặt của công tác xây dựng Đảng.

- Quy hoạch gắn bó chặt chẽ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đào tạo tốt mới có cán bộ tốt để đưa vào quy hoạch và quy hoạch là để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến số lượng cán bộ, vì thế cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Thành ủy quản lý một cách tích cực và có hiệu quả.

Trong q trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần gắn việc tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm thực tiễn. Bởi vì, mục đích của việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhằm đổi mới cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ, bảo đảm tính kế thừa liên tục, trẻ hóa và tri thức hóa đội ngũ cán bộ. Vì vậy, nếu khơng làm tốt cơng tác quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và gây lãng phí rất lớn.

Thực tiễn tại TPCT thời gian qua đã chú ý thực hiện quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Gắn kết chặt chẽ các khâu của cơng tác này. Có nhiều chương trình đào tạo cơ bản, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của thành phố. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, lực lượng này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, do đó cần phải đặc biệt quan tâm hơn nữa.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, tăng hiệu quả trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp CNH –

HĐH của TPCT nói riêng và cả nước nói chung, cơng tác này cần thực hiện theo các định hướng sau:

+ Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm khối lượng kiến thức vừa toàn diện vừa chuyên sâu và gắn với yêu cầu công việc và thực tế phát triển khách quan của thành phố và xã hội. Nội dung đào tạo cần tập trung vào những lĩnh vực then chốt như đào tạo về chuyên mơn nghiệp vụ, về chính trị, về quản lý nhà nước, đặc biết cần được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra cũng cần đào tạo về ngoại ngữ, tin học là những lĩnh vực mới nhưng rất cần thiết cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hội nhập và nền kinh tế tri thức như hiện nay. Hình thức đào tạo cũng cần đa dạng như tập trung chính quy, tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn…

+ Cần gắn lý luận với thực tiễn, gắn việc đào tạo kiến thức lý luận ở trường với việc thực hành ở môi trường thực tế để tăng hiệu quả đào tạo. Đối tượng được đào tạo phải phù hợp với chương trình nội dung đào tạo. Đồng thời cũng phải tính đến thời gian của các khóa đào tạo, địa điểm đào tạo và các dịch vụ xã hội, các chế độ chính sách hỗ trợ khác, để người được đào tạo an tâm tiếp thu học tập đạt kết quả tốt nhât. Đặc biệt quan tâm đối với cán bộ nữ để có thể tham gia học tập một cách thuận lợi, nhất là đối với những người

Một phần của tài liệu CHấT lượng đội ngũ cán bộ nữ diện ban thường vụ thành ủy cần thơ quản lý trong giai đoạn hiện nay (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w