Khâu đóng trực tiếp

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT MŨI BẰNG CÁC VẠT DA VÙNG TRÁN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI (FULL TEXT) (Trang 25 - 27)

Chương 4 BÀN LUẬN

1.16 Khâu đóng trực tiếp

*nguồn: B a k er ( 2 0 11 ) L o c a l F l a p s i n F a c i a l Re c o ns t r u c t i o n [5]

1.3.2.2 Liền thương định hướng (liền thương kỳ 2)

Những thương tổn mất tổ chức nơng, kích thước nhỏ, tổ chức da mỏng chỉ cần chăm sóc vết thương tốt có thể liền sẹo để lại kết quả thẩm mỹ cao, nhưng nhược điểm là thời gian tương đối lâu và đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ.

1.3.2.3 Ghép da

Mảnh da ghép là một mảnh da tự do có độ dày khác nhau được sử dụng để che phủ một diện khuyết da trên cơ thể, mảnh ghép được ni dưỡng bởi diện nhận ghép. Có nhiều hình thức sử dụng độ dày của mảnh da ghép, tuy nhiên ngày nay các tác giả thống nhất có 2 hình thức cơ bản: Ghép da dày toàn bộ và ghép da xẻ đơi.

- Ghép da dày tồn bộ: Mảnh da ghép được lấy toàn bộ chiều dày của da và loại bỏ toàn bộ tổ chức mỡ dưới da. Độ dày thực tế của da ghép phụ thuộc vào vị trí lấy da: mỏng như da sau tai, da vùng bẹn; dày hơn ở da vùng bụng dưới, mặt trong đùi...

- Ghép da xẻ đôi: Độ dày mảnh da ghép khác nhau như từ 1/3 đến 3/4 chiều dày da. Tuy nhiên, độ dày da xẻ đôi thường được lấy từ 0,3 - 0,45 mm bởi

vì theo những nghiên cứu giải phẫu học da, các mạch máu nuôi da phân nhánh khi đi lên lớp bì ở độ dày này. Do vậy, lấy da ở độ dày này sẽ lấy được mật độ mạch máu tối đa, tạo điều kiện hấp thụ dinh dưỡng cho mảnh ghép từ nền nhận.

Đối với vùng mũi thì thường ghép da dày.

1.3.2.4 Ghép phức hợp tổ chức lấy từ vành tai

Mảnh ghép phức hợp là mảnh ghép có hai hay nhiều tổ chức được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu, mảnh ghép phức hợp vành tai được sử dụng dưới các dạng như sau [4], [3]:

- Da- tổ chức dưới da- màng sụn - Da- tổ chức dưới da- màng sụn- sụn

- Da- tổ chức dưới da- màng sụn-sụn- màng sụn - Da- tổ chức dưới da sụn- da

Do sụn đươc nuôi dưỡng chủ yếu là nhờ tính thẩm thấu, nên khi ghép phức hợp sụn vành tai thì mảnh ghép phải có kích thước nhỏ và được cố định tốt, nếu mảnh ghép lớn gây hoại tử ở trung tâm, kích thước mảnh ghép từ 1- 1,5cm tốt nhất là 0,8cm.

Theo Celik (2019), các tổn khuyết của cấu trúc sụn – xương của mũi được tái tạo bằng cách sử dụng xương sọ, sụn vành tai và sụn sườn. Sự kết hợp giữa xương sọ và sụn vành tai giúp tạo hình sống mũi và đầu mũi, bất kể nguyên nhân, thời gian và kích thước của tổn khuyết [52].

1.3.2.5 Phương pháp tạo hình bằng vạt tại chỗ và lân cận

Đối với những tổn khuyết da cần đóng kín mà các thủ thuật tạo hình thơng thường khơng giải quyết được, người ta đã sử dụng các vạt da lành tại chỗ hoặc lân cận để che phủ. Có thể sử dụng các vạt tại chỗ trong tạo hình khuyết tổ chức mũi sau [53]: Vạt đơn, vạt hai thùy [54], vạt trượt V – Y, vạt đẩy, vạt xoay

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT MŨI BẰNG CÁC VẠT DA VÙNG TRÁN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI (FULL TEXT) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w