Vạt dạng đảo cuống động mạch thái dương nông

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT MŨI BẰNG CÁC VẠT DA VÙNG TRÁN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI (FULL TEXT) (Trang 31 - 33)

Chương 4 BÀN LUẬN

1.20 Vạt dạng đảo cuống động mạch thái dương nông

A: Giải phẫu động mạch thái dương nông, B: Vạt cân thái dương – đỉnh, C: Vạt đảo có tóc cuống mạch thái dương nơng, D: Vạt cân – xương thái dương

đỉnh, E: Vạt đảo cuống mạch thái dương nông tách đôi

*nguồn: Tarek (2018) [64]

1.4.1 Lựa chọn bệnh nhân

Vạt trán gần như được coi là lựa chọn tốt nhất trong tạo hình tổn khuyết mũi mức độ vừa và lớn và có rất ít bệnh nhân chống chỉ định thực hiện. Vì phẫu thuật này khơng phải quá phức tạp, thời gian phẫu thuật thường ngắn (khoảng

1 giờ). Tuy nhiên cần đánh giá thật kỹ trước mổ để ca phẫu thuật được thực hiện an tồn [62].

Tuổi tác khơng phải là chống chỉ định để sử dụng vạt trán, vì Correa và cs (2013) đã thực hiện tạo vạt trán một cách an tồn trên nhiều bệnh nhân trên 90 tuổi có bệnh kèm theo [62].

Chỉ định điều trị khuyết hổng phần mềm mũi bằng vạt da vùng trán: - Khuyết hổng sống mũi và sườn mũi trên 2,5cm.

- Khuyết hổng đầu mũi trên 1,5cm.

1.4.2 Các vấn đề về kỹ thuật mổ

1.4.2.1 Đánh giá chung

Phẫu thuật có thể được thực hiện dưới tiền mê hoặc tốt nhất là với gây mê toàn thân. Trước khi thiết kế vạt trán, phải đánh giá tổn khuyết chính. Trong trường hợp có tổn khuyết kết hợp giữa mũi và má, hãy đánh giá và sửa má trước, vì điều này sẽ định hình lại khuyết điểm mũi và xác định ranh giới. Bước tiếp theo là quyết định giữa thực hiện tái tạo tổn khuyết đơn thuần hay cắt bỏ hoàn toàn và tái tạo lại toàn bộ cấu trúc. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật.

Nguyên tắc tạo vạt da vùng trán:

1. Không làm tổn thương cuống mạch trục vạt 2. Sử dụng vạt da cùng bên với bên bị khuyết tổn

3. Cần thận trọng khi mở rộng vạt da về phía các góc của trán và chỉ thực hiện khi thật cần thiết

4. Sử dụng vạt có cuống hẹp hợp lý 5. Bóc tách màng xương sớm

1.4.2.2. Vật liệu tạo hình niêm mạc

Các tác giả trước đây thường sử dụng niêm mạc vách ngăn và sụn trong mũi để tạo hình niêm mạc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cách thức này khơng cịn được sử dụng nữa. Việc tạo hình niêm mạc có thể được thực hiện bằng một vạt trán chập đôi hoặc kết hợp với mảnh ghép da như mô tả của Menick [65], [66]. Nếu được thiết kế phù hợp, phần xa của vạt da vùng trán có thể sử dụng để tạo hình niêm mạc để tái tạo toàn bộ bán phần mũi [62].

Phần lớn các yêu cầu về sụn hay vật liệu nâng đỡ được cung cấp bởi sụn vành tai, được lấy thông qua vết rạch ở gờ đối vành. Vấn đề mấu chốt là chiều dài mảnh sụn ghép cần phù hợp đủ để tái tạo lại cánh mũi vì có thể lấy được tồn bộ sụn ở gờ đối luân. Đối với yêu cầu lớp lót lớn hơn bao gồm cả trụ giữa và vách ngăn, có thể lấy xương sườn làm vật liệu ghép như mô tả bởi Marin và cộng sự [67].

1.4.2.4. Phẫu tích vạt da

Vạt cuống kinh điển (cuống trên ròng rọc hoặc trên ổ mắt): Cần siêu

âm Doppler ở cung mày để xác định bó mạch chi phối. Lưu ý chiều xoay của vạt luôn xoay vào trong. Có thể thực hiện test Gilles đảo ngược tại vị trí cung mày để xác định vòng xoay vạt phù hợp. Cuống vạt nằm cách đường giữa cung mày hai bên khoảng 2 cm. Phần gốc của vạt được thiết kế rộng 1,5 cm để bao gồm bó mạch.

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT MŨI BẰNG CÁC VẠT DA VÙNG TRÁN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI (FULL TEXT) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w