Cấp uỷ cấp huyện lãnh đạo chăm lo tạo việc làm cho thanh niên. Chính quyền các cấp huy động các nguồn lực cho các chương trình thanh niên, trong đó có chương trình việc làm, dạy nghề, hướng nghiệp, dịch vụ, các chương trình dự án kinh tế - xã hội, đầu tư cho cơng tác thanh niên và Đồn thanh niên cả về ngân sách và năng lực quản lý, phát triển các mơ hình, đội hình thanh niên, nhất là thanh niên xung phong và trí thức trẻ tình nguyện.
1.2.3. Quy trình lãnh đạo của cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Hải Dươngđối với công tác thanh niên đối với công tác thanh niên
Trên cơ sở nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và bằng chính kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết phương thức, quy trình lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Người chỉ rõ:
Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng…
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy khơng có dân giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được [49, tr.507].
Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quy trình lãnh đạo của Đảng bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất: Phải quyết định mọi vấn đề cho đúng đắn, muốn quyết định
đúng đắn phải có bản lĩnh chính trị, có trí tuệ và phải thực hiện tốt ngun tắc tập trung dân chủ và phải dựa vào dân.
Thứ hai: Phải tổ chức thực hiện cho đúng; muốn thực hiện đúng phải
phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Thứ ba: Phải tổ chức kiểm tra, giám sát; muốn kiểm tra giám sát thì
cũng phải dựa vào dân, phải tiến hành thường xuyên từ khâu ra nghị quyết lãnh đạo đến khâu tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo. Có như vậy mới tránh được bệnh quan liêu xa rời thực tiễn, làm cho quyết định lãnh đạo của Đảng đúng đắn hơn và tổ chức thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân khi triển khai thực hiện.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể xác định quy trình lãnh đạo của cấp uỷ cấp huyện ở tỉnh Hải Dương đối với công tác thanh niên gồm các bước sau:
Cấp uỷ cấp huyện huy động các ban tham mưu, nhất là Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đoàn cấp huyện, Ban Chấp hành Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tham gia góp ý và chuẩn bị các điều kiện cần thiết như hồ sơ, tài liệu liên quan để giao văn phịng rà sốt, thẩm định, chỉnh sửa lần cuối để trình cấp uỷ xem xét ra nghị quyết lãnh đạo công tác thanh niên, đảm bảo cho nghị quyết có chất lượng, khả thi. Việc huy động các ban, ngành đóng góp ý kiến và chuẩn bị các tài liệu để tổng hợp, thẩm định văn bản để tham mưu cho cấp uỷ rất quan trọng, nếu khâu ban đầu làm tốt sẽ giúp việc đề ra nghị quyết sát hợp và chính xác hơn.
Bước hai: Ra nghị quyết lãnh đạo.
Sau khi hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết, Cấp uỷ cấp huyện chỉ đạo văn phòng chuẩn bị địa điểm và phát thư mời tổ chức hội nghị để bàn bạc, trao đổi, thảo luận và quyết định. Trong thảo luận cần phát huy dân chủ, các ý kiến góp ý ngắn gọn, tránh trùng lắp làm mất thời gian hội nghị; cần có gợi ý các ý kiến tập trung vào những vấn đề trọng tâm, những vấn đề phức tạp để thảo luận, bàn bạc tìm hướng tháo gỡ những vấn đề vướng mắc, phức tạp và cần tranh thủ ý kiến của các cấp trên vì nếu khơng tranh thủ ý kiến cấp trên mà quyết định ra nghị quyết sẽ dẫn đến chủ quan, không tạo sự thống nhất cao, không được sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên, nghị quyết sẽ khó thực hiện. Sau đó bộ phận văn phịng tổng hợp, chỉnh sửa dự thảo nghị quyết để trình cấp uỷ quyết định ban hành nghị quyết.
Bước ba: Tổ chức thực hiện nghị quyết bao gồm: Quán triệt nghị quyết
và lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể thực hiện nghị quyết.
Cấp uỷ cấp huyện tổ chức các hội nghị quán triệt nghị quyết về công tác thanh niên trong các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc. Chỉ đạo các tổ chức đảng lãnh đạo các tổ chức đồn xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp huyện.
Cấp uỷ cấp huyện lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đồn thể, Ban Chấp hành đoàn cấp huyện tổ chức thực hiện nghị quyết. Thực hiện tốt bước này phụ thuộc rất lớn vào việc cụ thể hoá nghị quyết một cách hết sức cụ thể, rõ ràng thành các mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp, chương trình, kế hoạch, bước đi và cách thức chỉ đạo các tổ chức đảng, tổ chức đoàn thực hiện.
Bước bốn: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quy trình lãnh đạo của Đảng, là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Cấp uỷ cấp huyện đối với công tác thanh niên như Đảng ta đã khẳng định: “Không kiểm tra coi như không lãnh đạo”
Cần kiểm tra, giám sát ngay từ khi tiến hành thực hiện bước một. Việc kiểm tra, giám sát ở bước này cần được coi trọng hơn vì đây là căn cứ để ra nghị quyết đúng đắn, phù hợp với điều kiện, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Phải thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát, tức là giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm. Bởi qua kiểm tra, giám sát sẽ chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, đồng thời, nắm bắt, uốn nắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của cấp uỷ cấp huyện.
Bước năm: Tổ chức tổng kết quá trình ra nghị quyết và tổ chức thực
hiện nghị quyết, rút ra những kinh nghiệm có tính phổ biến để chỉ đạo thực tiễn cũng như bổ sung hồn thiện quy trình lãnh đạo ở giai đoạn tiếp theo.
Tổ chức hoạt động sơ kết, tổng kết để chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân một cách chính xác, nhất là đối với những khuyết điểm, yếu kém; cần xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân đối với những yếu kém đó. Qua đó, thúc đẩy thực hiện nghị quyết, bổ sung những điểm cần thiết để nghị quyết hoàn chỉnh hơn, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong q trình lãnh đạo tiếp theo của cấp uỷ.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế sâu rộng tạo ra một diện mạo mới cho sự phát triển, đời sống của nhân dân tăng cao nhưng bên cạnh đó con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn: sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước; nguy cơ tụt hậu về kinh tế … dẫn đến sự mất niềm tin của một bộ phận thanh niên đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước, nếu cấp ủy nước cấp không tiến hành công tác thanh niên thường xuyên, nghiêm túc, khoa học thì sẽ khơng tập hợp được đông đảo lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó việc tuyên truyền, tập hợp thanh niên của tổ chức đoàn, hội ở tỉnh Hải Dương hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, cho nên hơn lúc nào hết cấp uỷ cấp huyện cần phải tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên.
Chương 2