* Những ưu điểm
Tỉnh Hải Dương có 623.764 thanh thiếu nhi (chiếm 36,7%dân số), trong đó có 410.099 thanh niên (23,5%dân số), 213.665 thiếu niên, nhi đồng (13,2% dân số). Cơ cấu dân số trẻ là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát huy nguồn nhân lực dồi dào, tính sáng tạo, xung kích của thế hệ trẻ. Trong giai
đoạn hiện nay, đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; tỉnh Hải Dương hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh văn minh, hiện đại; thanh niên của tỉnh đang đứng trước nhiều thời cơ mới. Sự thành công của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học công nghệ tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên học tập, lao động, tiếp cận văn minh nhân loại, vui chơi giải trí và nâng cao đời sống văn hố tinh thần. Q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp, dịch vụ tạo cơ hội cho thanh niên tỉnh Hải Dương tìm kiếm việc làm, vươn lên làm giàu chính đáng, là cơ hội để cho hàng ngàn thanh niên trở thành người lao động có chun mơn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân. Những thành tựu to lớn của đất nước qua hơn 20 năm đổi mới, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã hội và mỗi gia đình đối với lớp trẻ khơng ngừng tăng lên là cơ sở, nguồn lực, điều kiện quan trọng để chăm lo tốt hơn cho thanh niên trong tỉnh.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X đã ban hành Nghị quyết 25 “Về cơng tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” và Đảng quyết định chọn năm 2011 là “Năm thanh niên” tạo cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của thanh niên cả nước nước nói chung và thanh niên tỉnh Hải Dương nói riêng. Việc đa dạng hố và mở rộng các loại hình giáo dục - đào tạo, dạy nghề tạo cơ hội cho thanh niên tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, trình độ học vấn, tay nghề, chun mơn. Thanh niên ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, thông minh, nhanh nhạy, có năng lực tiếp cận và sáng tạo cơng nghệ mới, tích cực đi trước đón đầu ở những ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn. Đa số thanh niên của tỉnh tự giác học tập, chủ động học thêm nhiều ngành, nghề, nhất là ngoại ngữ, tin học, các kiến thức khoa học kỹ thuật. Đã và đang xuất hiện một bộ phận thanh niên tiên tiến, đi đầu, thanh niên tài năng là tấm gương sáng cho đông đảo thanh niên noi theo. Cùng với sự phát triển của đất nước, thái độ và ý thức chính
trị của thanh niên trong tỉnh đã có những chuyến biến tích cực. Thanh niên của tỉnh ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của đất nước, xã hội và của chính thanh niên. Ý thức lập nghiệp của thanh niên cao hơn, tinh thần tình nguyện, tinh thần tương thân, tương ái đã được khơi dậy với một chất lượng mới. Thanh niên đã chủ động và tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do được trang bị, nâng cao về kiến thức và thông tin.
Nghiên cứu từng đối tượng thanh niên trên địa bàn tình Hải Dương cho thấy mỗi đối tượng có những đặc điểm và nhu cầu riêng:
Thanh niên là công chức, viên chức (4.211 chiếm 1,1%) đang không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, trau dồi năng lực, phẩm chất để xứng đáng là những nhân tố tích cực trong q trình phát triển của địa phương, đơn vị, góp phần thực hiện thành cơng chương trình cải cách hành chính.
Thanh niên cơng nhân (59.127 chiếm 14,4%) trong tỉnh đang tăng về số lượng và đang đứng trước đòi hỏi phải nâng cao tay nghề do u cầu hiện đại hố, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của tỉnh. Nhu cầu của thanh niên công nhân là được học tập nâng cao tay nghề để nâng cao thu nhập đáp ứng nhu cầu với mức sống trung bình tồn xã hội, được tiếp cận thơng tin thời sự, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng bởi tổ chức cơng đồn đúng với luật lao động nhà nước Việt Nam ban hành.
Thanh niên khối trường học (147.552 chiếm 36%) là lực lượng có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Hải Dương và đất nước; lực lượng này tăng nhanh về số lượng, nhạy cảm với cái mới, tiếp cận nhanh thông tin và lĩnh hội tri thức mới; du học sinh tiếp tục gia tăng về số lượng. Trí thức trẻ ngày càng có vai trị quan trọng, có điều kiện nâng cao chun mơn, có mơi trường lao động sáng tạo, thuận lợi cho việc phát triển tài năng, sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong điều kiện nền kinh tế tri thức phát triển.
Thanh niên lực lượng vũ trang (996 chiếm 0,2%) giữ vai trị nịng cốt trong cơng tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an tồn xã hội, có nhận thức chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với nhân dân, trình độ chiến đấu, kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đối với thanh niên lực lượng vũ trang sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự nhu cầu học nghề và tạo điều kiện trong tìm kiếm việc làm.
Thanh niên lao động tự do (42.503 chiếm 10,4%) là bộ phận đa dạng về ngành nghề, đa số có trình độ học vấn, tay nghề thấp; hồn cảnh khó khăn, nhu cầu cần thiết nhất đối với họ là được định hướng nghề nghiệp, cơ hội học nghề phù hợp có việc làm ổn định và nâng cao thu nhập.
Thanh niên nông thôn (153.024 chiếm 37,3%) trong những năm qua đang giảm về số lượng do diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, số đơng có trình độ học vấn, tay nghề thấp, ít có điều kiện mở rộng giao lưu nên chậm thích nghi với q trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, q trình đơ thị hố; cần được hỗ trợ để tiếp cận việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm.
Thanh niên theo đạo (2.686 chiếm 0,6%) có nhu cầu và đã được tham gia các hoạt động xã hội do đoàn, hội tổ chức; chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, ý thức học tập rèn luyện để cống hiến và trưởng thành, sống tốt đời đẹp đạo và coi trọng truyền thống gia đình. Đa số thanh niên quan tâm đến thời cuộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, sự phát triển của đất nước và tỉnh nhà; tán thành đường lối đổi mới của Đảng; có lối sống lành mạnh, ý chí vươn lên làm giàu chính đáng; có ý thức về các giá trị truyền thống, văn hố dân tộc, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật.
Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh là tổ chức trực thuộc tỉnh đoàn, tập hợp những thanh niên làm kinh tế giỏi, luôn hỗ trợ nhau trong nguồn vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh để cùng tồn tại và phát triển. Những năm gần đây số lượng doanh nhân trẻ phát triển nhanh, là lực lượng có khát vọng làm giàu
chính đáng và hợp pháp, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên.
Nữ thanh niên mong muốn được gia đình, xã hội quan tâm, tạo kiện học tập, làm việc, cống hiến; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ngày càng ý thức rõ hơn về vai trị và sự bình đẳng giới. Hiện nay nữ thanh niên đã từng bước khẳng định vị trí vai trị của mình trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Thiếu niên, nhi đồng được gia đình và xã hội quan tâm, có sự cải thiện về thể chất, được sống trong môi trường giáo dục đang cải cách. Cùng với việc học, nhu cầu của các em là có những điểm sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và được tổ chức vui chơi, giải trí lành mạnh để phát triển tồn diện về trí thể mỹ. Hiện nay theo điều tra xã hội học thì đã có trên 90% xã, phường ở tỉnh Hải Dương đủ tiêu chuẩn là xã, phường có mơi trường giáo dục, vui chơi phù hợp với trẻ em.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong việc xây dựng phát triển kinh tế chính trị văn hố, giữ gìn an ninh trật tự. Họ được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, sẵn sàng vượt qua những thử thách khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tinh thần xung kích, tình nguyện, dám nghĩ, dám làm.
Ngày nay, thanh niên đang là lực lượng đi đầu trong công cuộc dựng xây đất nước, thanh niên được trang bị học vấn cao với trình độ chun mơn kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến. Tuyệt đại bộ phận thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cách mạng, nếp sống lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Có khát vọng, hồi bão, lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Họ dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác như tham nhũng, lãng phí… Những tấm gương cao đẹp hy sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân ln được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Điều đó cho thấy, thanh niên tỉnh Hải
Dương ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố, mong muốn được đóng góp vào cơng việc xây dựng quê hương đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.
Trên lĩnh vực văn hoá, thế hệ trẻ hăng hái giao lưu, giới thiệu với bạn bè bốn phương những giá trị truyền thống và văn hoá Hải Dương. Tuổi trẻ Hải Dương cũng tỏ ra nhanh nhạy và sắc sảo trong việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh nhân loại. Nhiều bạn trẻ của chúng ta đã đoạt được những giải thưởng cao trong các cuộc thi quốc tế về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh.
Thanh niên ở một tỉnh nông nghiệp nên phần lớn xuất thân từ nông dân với truyền thống cần cù chịu khó mong muốn được học tập và làm giàu chính đáng. Khơng ít những thanh niên đã khẳng định được mình trên mảnh đất cha ơng để lại để phát triển kinh tế làm giàu cho bản thân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhiều mơ hình làm kinh tế giỏi đã được các tỉnh bạn sang học hỏi kinh nghiệm như mơ hình chăn, ni các loại đặc sản: baba, cá sấu, các loại cây ăn quả cho nguồn lợi kinh tế cao.
* Những hạn chế
Đã xuất hiện nhiều vấn đề có liên quan tới nhận thức, tư tưởng, quan điểm chính trị, lối sống, đạo đức, nhân cách của thanh niên. Những giá trị truyền thống, gia đình, văn hố đạo đức đang có xu hướng bị thanh niên xem nhẹ. Việc tìm hiểu, phân tích và tiếp thu các khuynh hướng tư tưởng và trào lưu của xã hội hiện đại trong thanh niên cịn có phần cảm tính, thiếu cân nhắc và chọn lọc một cách sáng suốt.
Thanh niên cũng chưa được chuẩn bị đầy đủ về bản lĩnh chính trị, ý thức sẵn sàng đối phó với những âm mưu lợi dụng vấn đề tồn cầu hoá của các thế lực thù địch hòng thâm nhập, can thiệp, làm lung lạc ý chí của thanh niên, phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Điều đó khiến cho một bộ phận khơng nhỏ thanh thiếu niên gặp phải những vấp váp, sai lầm trong nhận thức và hành động.
Trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật tuy đã có bước tiến mới nhưng còn hạn chế về tư duy sáng tạo, về năng lực vận dụng thực tế. Điều đó cho thấy thanh niên hiện nay đang thiếu kiến thức cần thiết cho yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà bộc lộ rõ nhất là trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp, hợp tác, tính chủ động sáng tạo, khả năng thích ứng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa...
Thanh niên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như sự phân hoá giàu nghèo, những biểu hiện xuống cấp của văn hoá xã hội, lối sống thực dụng chạy theo vật chất coi thường các giá trị văn hoá... Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đô thị ngày càng tăng, thanh niên nông thôn ngày càng thiếu việc làm do đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; số lao động trẻ chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ thanh niên đã qua đào tạo chỉ chiếm khoảng hơn 15%).
Nhiều thanh niên đã được đào tạo, có trình độ, năng lực nhưng lại chưa được sử dụng hợp lý, đa số là làm trái ngành so với trình độ chun mơn đào tạo nên chưa phát huy được hết khả năng. Tầm vóc, thể lực của thanh niên tuy có khá hơn nhưng vẫn chưa theo kịp các nước khác trong khu vực.
Cùng với q trình tồn cầu hố, mở cửa và giao lưu quốc tế, nhiều vấn đề tiêu cực cũng đã nảy sinh. Các sai lệch văn hoá, văn hoá phẩm đồi truỵ, lối sống thực dụng đề cao hưởng thụ và dục vọng cá nhân, nạn mãi dâm và ma tuý, nạn bạo hành và tội phạm, việc coi nhẹ các chuẩn mực của cuộc sống gia đình, sự ngược đãi cha mẹ và người già, sự thiếu quan tâm chăm sóc, trẻ em…đang len lỏi vào cuộc sống thường ngày của các gia đình Việt Nam với xu hướng ngày càng tăng.
Số thanh niên lao động nhập cư từ nông thôn ra các thành phố lớn, các khu công nghiệp tăng nhanh. Tỷ lệ thanh niên nghèo, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn cịn cao đang tạo nên áp lực đối với công tác quản lý nhà nước và việc đảm bảo các điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động trong đó có lao động trẻ.
Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế tác động trước hết đến những người trẻ tuổi, bởi những đặc trưng phổ biến của nhóm người này là nhạy cảm nhanh tiếp thu cái mới do được tiếp cận bằng nhiều nguồn thông tin và thực tế cuộc sống. Do thiếu những kiến thức và sự tỉnh táo cần thiết, một bộ phận khơng nhỏ thanh niên cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã bị những mặt trái, mặt tiêu cực nói trên tác động, khơng phân biệt rõ trắng đen, tốt xấu, họ đã sa vào cạm bẫy của những tệ nạn xã hội và lối sống vị kỷ. Họ nhầm lẫn giữa những giá trị tốt đẹp chân chính với những đòi hỏi vật chất tầm thường, những dục vọng cá nhân. Chính điều đó đã và đang đặt ra đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của thanh niên và hiệu quả của cơng tác thanh niên.
Q trình đơ thị hố mạnh mẽ đã tác động mạnh đến đời sống nhân dân trong đó có tầng lớp thanh niên. Thanh niên nơng thơn Hải Dương có nhu cầu làm việc tại các nhà máy xí nghiệp, tuy nhiên đa số họ chưa được trang bị những kiến thức về chuyên môn, đào tạo tay nghề nên làm những công việc giản đơn với mức lương thấp (trung bình 2,2 triệu đồng/tháng). Thanh niên làm việc tại các khu công nghiệp chỗ ở thường phân tán trong các mơ hình nhà trọ tập thể nhỏ, thời gian làm việc tại các công xưởng thường trên 10 tiếng/ngày khiến họ rất ít có thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động do đoàn, hội tổ chức. Sự dịch chuyển thanh niên từ nông thôn ra thành thị làm việc tại các khu công nghiệp ngày càng tăng khiến cơng tác tập hợp, quản lý thanh niên rất khó khăn