Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, điều hành sinh hoạt cho chi ủy, nhất là bí thư chi bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 75)

cho chi ủy, nhất là bí thư chi bộ

Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ và là người trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt, điều hành sinh hoạt chi bộ, người chủ trì cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ. Đội ngũ bí thư chi bộ mạnh sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ nói chung và chất lượng sinh hoạt chi bộ nói riêng. Bởi vậy muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải quan tâm nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ.

Phấn đấu xây dựng đội ngũ bí thư chi bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành nghiêm túc Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và nghị quyết của Đảng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, trung thực, gương mẫu, có tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, khơng tham nhũng, quan liêu, không cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực, được đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có năng lực, kiến thức, sức khỏe, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; có khả năng nắm bắt thực tiễn, đề xuất chủ trương, giải pháp

đóng góp vào sự lãnh đạo của chi bộ và vận dụng sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện.

Phương pháp tổ chức, điều hành sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa rất quyết định đến thành công của cuộc sinh hoạt, song đây là một cơng việc phức tạp, địi hỏi nhiều năng lực và sự kết hợp giữa tính nguyên tắc, khoa học và nghệ thật ứng xử. Về phương pháp điều hành sinh hoạt chi bộ, nên giảm tối đa tình trạng “độc diễn” của chủ tọa, tăng cường thảo luận, tọa đàm, phát huy nhân tố sáng tạo trong sinh hoạt chi bộ. Bí thư chi bộ chỉ nên nêu tóm tắt nội dung và các vấn đề định hướng cho thảo luận trong vòng 10 - 15 phút, không nên gợi ý quá sâu vào nội dung làm giảm tính chủ động, sáng tạo của đảng viên. Những nội dung đã chuẩn bị bằng văn bản thì gửi cho đảng viên nghiên cứu trước, khơng trình bày lại tại buổi sinh hoạt. Sinh hoạt nghiêm túc, bảo đảm nguyên tắc, nhưng không cứng về phương pháp, chú ý tạo bầu khơng khí cởi mở trong thảo luận xây dựng nghị quyết, tự phê bình và phê bình. Người chủ trì cuộc sinh hoạt phải nắm vững mục đích, yêu cầu nội dung sinh hoạt, chủ động điều hành một cách khoa học, tuỳ theo nội dung và hình thức sinh hoạt cụ thể mà người chủ trì lựa chọn phương pháp điều hành cho thích hợp.

Thơng thường người chủ trì phải qn triệt mục đích, u cầu của buổi sinh hoạt, báo cáo tóm tắt nội dung chỉ thị, nghị quyết, ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, dự thảo nghị quyết của chi uỷ, nêu và định hướng những vấn đề cần tập trung thảo luận. Quá trình điều hành buổi sinh hoạt, người chủ trì cần phải gợi mở, tơn trọng và phát huy dân chủ, khai thác tiềm năng, trí tuệ của đảng viên và tập thể, để tập trung thảo luận làm rõ những vấn đề đã nêu ra. Trong trường hợp nội dung đưa ra vẫn cịn có nhiều ý kiến khác nhau, thì người chủ trì tiếp tục gợi ý để cho đảng viên thảo luận, nếu vẫn khơng thống nhất được thì lấy biểu quyết theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, hoặc dừng lại để hội nghị sau bàn tiếp.

Trong sinh hoạt tất cả đảng viên phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng, có chính kiến rõ ràng về các nhận định, đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Nghiêm cấm các hành vi trù dập người phê bình và lợi dụng sự phê bình để nói xấu, bới móc lẫn nhau, làm giảm uy tín của nhau, làm chia rẽ mất đồn kết nội bộ đảng.

Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng đó là việc ghi biên bản trong sinh hoạt, người ghi biên bản phải ghi chép cụ thể diễn biến của cuộc họp, ghi trung thực, chính xác những kết luận của người chủ trì buổi sinh hoạt để làm cơ sở cho việc văn bản hóa nghị quyết của chi bộ và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ có hiệu quả.

Năng lực tổ chức, điều hành đó khơng phải tự nhiên có được và khơng ai có thể làm tốt việc tổ chức, điều hành một cuộc sinh hoạt chi bộ ngay được mà thường phải qua q trình học tập, rèn luyện nhất định. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng

lực tổ chức, điều hành sinh hoạt cho cấp ủy, nhất là bí thư chi bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w