Quy trình tổ chức sinh hoạt chi bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

Quy trình sinh hoạt chi bộ thể hiện tính khoa học của sinh hoạt chi bộ. Để sinh hoạt chi bộ có chất lượng, bí thư chi bộ và cấp ủy đều phải nắm vững và thực hiện đúng quy trình sinh hoạt chi bộ. Quy trình tổ chức sinh hoạt chi bộ gồm các bước sau:

Thứ nhất, sự chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ: Chất lượng sinh hoạt chi bộ

khơng tự nhiên có được mà phải có sự chuẩn bị chu đáo. Sự chuẩn bị càng tốt thì khả năng thành cơng của sinh hoạt chi bộ càng cao. Bởi vậy, mức độ của sự chuẩn bị là một dấu hiệu cho biết chất lượng của sinh hoạt chi bộ. Thông thường, sự chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ bao gồm một số việc: xác định thời gian, phân công người chuẩn bị nội dung, tổ chức và thông báo kế hoạch, nội dung sinh hoạt cho đảng viên.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ, trên thực tế, liên quan mật thiết đến vai trò chi ủy, nhất là bí thư chi bộ. Do đó, muốn sinh hoạt chi bộ có chất lượng, cấp ủy phải chuẩn bị thật tốt nội dung, xác định điều gì cần đưa ra thảo luận; dự kiến các loại ý kiến khác nhau có thể xuất hiện chung quanh vấn đề đưa ra bàn bạc và quyết định; dự kiến phân công tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ.

Thứ hai, trong điều hành sinh hoạt, cần đảm bảo các tính chất, nguyên

tắc tổ chức sinh hoạt đảng, trước hết phải bảo đảm được các tính chất cơ bản: Tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

Tính lãnh đạo được thể hiện ở: chi bộ phải thảo luận đề ra những quyết định và định hướng đúng những hoạt động chủ yếu của cơ quan, đơn vị, địa phương ở một thời gian nhất định và có những chủ trương, giải pháp để giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Để đảm bảo tính lãnh đạo của sinh hoạt chi bộ cần thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng phải đi liền với tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất và thể hiện sau mỗi lần sinh hoạt chi bộ phải xây dựng được nghị quyết làm cơ sở cho việc triển khai, phân cơng cá nhân và tập thể trong hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nghị quyết đó.

Tính giáo dục được thể hiện ở: qua mỗi kỳ sinh hoạt, trình độ mọi mặt của đảng viên được nâng lên, ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về đường lối, chính sách của Đảng, có thêm những kiến thức mới bổ ích, những kinh

nghiệm thiết thực trong hoạt động thực tiễn, từ đó vững vàng hơn trong cơng tác, biết phát huy những mặt tốt; phòng, chống những biểu hiện tiêu cực, hạn chế những khuyết điểm. Để đạt được điều này, trong sinh hoạt chi bộ cần chú trọng nghiêm cứu, thảo luận nghiêm túc các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, tránh lối sinh hoạt qua loa, đại khái, hoặc chỉ giao nhiệm vụ nhưng không chú ý đến việc cung cấp thơng tin, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đảng viên.

Tính chiến đấu được thể hiện ở: đảng viên phải có tinh thần tự phê bình và phê bình, dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng ưu, nhược điểm, phê bình nghiêm khắc những hạn chế của chi ủy, chi bộ và từng đảng viên; góp ý, chỉ ra được biện pháp phát huy ưu điểm; khắc phục, sửa chữa khuyết, nhược điểm. Để nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ cần phát huy tính dân chủ nội bộ khi bàn bạc và quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ của chi bộ, thực hiện nghiêm túc quyền của đảng viên, duy trì thành nền nếp, chế độ tự phê bình và phê bình trên tinh thần thẳng thắn, trung thực, khách quan, cơng tâm và tình đồng chí, tơn trọng lẫn nhau giữa những người cộng sản. Tránh trình trạng né tránh, nể nang, lựa chiều khi phê bình và tình trạng “đồn kết một chiều”. Xử lý kịp thời và thật nghiêm minh những người lợi dụng dân chủ tiến hành phê bình để đả kích, gây chia rẽ hoặc lợi dụng phê bình để trả thù cá nhân.

Sinh hoạt chi bộ cũng là nơi thực hành các nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, đồn kết thống nhất… Việc thực hiện nghiêm túc hay khơng các ngun tắc đó là dấu hiệu quan trọng cực kỳ, không thể bỏ qua khi xem xét và đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Thứ ba, bí thư chi bộ phải thể hiện sự sắc sảo và tinh tế nhằm bảo đảm

vừa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa phát huy trí tuệ của từng đảng viên; đồng thời phải biết nhận định, phân tích, tổng hợp ý kiến thảo luận, khơng để rơi vào tình trạng lúng túng, mất phương hướng. Khi kết

luận cuộc sinh hoạt, phải nêu rõ những vấn đề nhất trí và biểu quyết thơng qua, những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận thì gác lại lần sinh hoạt sau hoặc báo cáo lên cấp trên. Có như vậy những quyết định, kết luận của chi bộ mới được đảng viên thực hiện thống nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w