Đổi mới nội dung, cải tiến hình thức sinh hoạt chi bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 70)

Nội dung sinh hoạt phù hợp là yếu tố hàng đầu quyết định cho thành cơng của sinh hoạt chi bộ. Khơng có nội dung hoặc nội dung chung chung, khơng phù hợp thì sinh hoạt chi bộ khó có thể có chất lượng. Một trong những yếu tố khá phổ biến làm cho sinh hoạt chi bộ nhiều nơi trở nên tẻ nhạt là do nội dung không phù hợp, không thiết thực, đảng viên không quan tâm tới vấn đề được đưa ra trong khi sinh hoạt. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, nội dung sinh hoạt chi bộ cần có tính thiết thực, cụ thể và phù hợp.

Thiết thực là nội dung sinh hoạt chi bộ phải đi sâu vào bàn bạc giải

quyết những vấn đề việc làm, thu nhập, những vấn đề có liên quan đến đời sống của công nhân (chế độ làm việc, chính sách tiền lương, điều kiện lao động, an tồn, vệ sinh…), cần tăng cường các nội dung sinh hoạt chuyên đề để đi sâu bàn bạc, giải quyết dứt điểm từng vấn đề nội dung sinh hoạt phải gắn với đời sống của quần chúng và đảng viên, giải quyết những vấn đề hiện thực đang đòi hỏi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ, nguyện vọng của quần chúng và đảng viên.

Cụ thể là nội dung phải rõ ràng, hiểu được, bàn được, thực hiện được,

không chung chung hay sơ sài, đại khái bởi vì đảng viên là cơng nhân nên nhận thức cịn có phần hạn chế.

Phù hợp là nội dung phải có tính chính trị, tư tưởng theo yêu cầu nhiệm

vụ chính trị của chi bộ, tính chất lãnh đạo, giáo dục, chiến đấu của sinh hoạt chi bộ; đúng với tầm xử lý của chi bộ, không quá to tát nhưng cũng không quá chi tiết, vụn vặt.

Để chọn đúng nội dung sinh hoạt các chi bộ cần duy trì nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng của Đảng ủy khu chế xuất, khu cơng nghiệp. Trên cơ sở đó, chi ủy phải thảo luận và phân loại trước về nội dung sinh hoạt. Loại thứ nhất, chỉ thông báo để đảng viên biết, khơng thảo luận, như: thơng báo tình hình hoạt động của chi bộ, đảng bộ; tình hình nổi bật của khu chế xuất, khu cơng nghiệp; tình hình thời sự, chính sách mới… Những tài liệu, văn bản dài khơng nên đọc tồn văn mà bí thư chi bộ nghiên cứu trước, tóm tắt nội dung chính, thơng báo ngắn gọn. Loại thứ hai, cần thảo luận và đưa ra quyết định. Những việc cần bàn để ra quyết định thì chi ủy nên thảo luận trước và khi trình bày trước chi bộ, chỉ nêu ra các loại ý kiến và các phương án khác nhau để chi bộ xem xét cân nhắc, lựa chọn.

Nội dung sinh hoạt chi bộ cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: - Học tập, quán triệt đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thơng tin tình hình thời sự trong và ngồi nước… Nội dung này nhằm mục đích làm cho mọi đảng viên của chi bộ nâng cao được nhận thức, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, các chương trình, kế hoạch cơng tác của cấp trên, cung cấp kịp thời những thông tin mới để định hướng mọi người có tư tưởng đúng đắn, chủ động và tự giác thực hiện nhiệm vụ, có khả năng từ nhận thức đúng, đến việc vận dụng nghiêm túc và sáng tạo vào cuộc sống và nhiệm vụ đảng viên.

- Bàn bạc quyết nghị những vấn đề về sự lãnh đạo của chi bộ đối với nhiệm vụ chính trị, cơng tác vận động quần chúng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của chi bộ, và xuất phát từ những vấn đề đặt ra của đơn vị, chi bộ

tiến hành thảo luận, đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện. Trong nội dung sinh hoạt này, chi bộ phải nắm vững các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, kế hoạch công tác của cấp trên và những đặc điểm, những vấn đề mới và khó đang nảy sinh để có những quyết nghị đúng đắn, khơng trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những vấn đề quan trọng phải được bàn bạc kỹ lưỡng, thật sự dân chủ và đi tới quyết nghị. Quyết nghị phải rõ nội dung, biện pháp thực hiện và phân công trách nhiệm rõ ràng. Những vấn đề phức tạp thì cần xin ý kiến của cấp ủy cấp trên.

- Thảo luận, quyết nghị những vấn đề xây dựng nội bộ đảng, như: kế hoạch, biện pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, cơng tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật Đảng và tăng cường đồn kết trong chi bộ; phân cơng nhiệm vụ cho đảng viên, quản lý đảng viên, đánh giá chất lượng đảng viên, phát triển đảng viên. Sinh hoạt bàn những vấn đề nội bộ được tiến hành theo định kỳ hàng quý, hàng năm, hoặc khi đột xuất có những vấn đề tư tưởng cần phải giải quyết.

Trên cơ sở quán triệt tầm quan trọng của chất lượng sinh hoạt chi bộ, các cấp ủy, chi bộ, đảng viên cần đánh giá chính xác tình hình sinh hoạt chi bộ với thái độ khách quan về ưu, khuyết điểm và nguyên nhân. Đồng thời cần chỉ rõ những vấn đề cần thiết như: nội dung sinh hoạt chi bộ như thế nào là phong phú đúng với chức năng, nhiệm vụ, thể hiện được vai trò lãnh đạo của chi bộ.

Những nội dung trình bày trên là những nội dung chủ yếu của sinh hoạt chi bộ ở khu chế xuất, khu cơng nghiệp. Tuy nhiên, do có những đặc điểm khác nhau nên nội dung sinh hoạt của mỗi chi bộ có sự vận dụng khác nhau. Tuỳ theo đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của các chi bộ và những vấn đề do thực tiễn đặt ra ở từng thời điểm, trên cơ sở những nội dung chủ yếu nêu trên, mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ cần tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể.

Hình thức, phương pháp tổ chức sinh hoạt chi bộ có tác động rất lớn đến chất lượng buổi sinh hoạt. Nội dung nào hình thức đấy, hình thức phù hợp với nội dung sẽ làm cho sinh hoạt chi bộ hấp dẫn, sinh động và hiệu quả. Hình thức, phương pháp sinh hoạt được cải tiến, phù hợp với nội dung sẽ kích thích sự tích cực của đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nếu khơng đổi mới hình thức sinh hoạt sẽ gây cho đảng viên cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt. Tùy theo nội dung sinh hoạt cụ thể và đặc điểm của chi bộ mà áp dụng các hình thức sinh hoạt phù hợp trên cơ sở 3 hình thức sinh hoạt cơ bản: sinh hoạt chính trị, sinh hoạt học tập, sinh hoạt

chuyên đề. Có thể áp dụng một hình thức cho một buổi sinh hoạt, nhưng

cũng có thể áp dụng kết hợp nhiều hình thức cho một buổi sinh hoạt. Tuy nhiên, chi bộ cần chú trọng cải tiến, đổi mới ngay cách tiến hành từng hình thức sinh hoạt chi bộ.

Kinh nghiệm cho thấy cách làm khá thuận lợi, có hiệu quả nhưng lại khơng xơ cứng là hình thức kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chính trị hoặc sinh hoạt học tập: phần đầu có thơng tin, báo cáo, kiểm điểm cơng tác tháng trước để mọi đảng viên thấy được kết quả công tác trong tháng; phần sau tập trung thảo luận những vấn đề yếu nhất cần khắc phục, những vấn đề mới phát sinh, vấn đề bức xúc nhất cần giải quyết theo hình thức những chun đề cụ thế, thiết thực. Khi có những nội dung lớn, quan trọng, nên phân chia tổ thảo luận, gửi tài liệu nghiên cứu trước, đặt câu hỏi hoặc nêu vấn đề cần thảo luận gửi trước cho đảng viên nghiên cứu... Khi sinh hoạt tập trung, chỉ tổng hợp kết quả thảo luận và đi đến biểu quyết.

Đối với chi bộ Doanh nghiệp trực thuộc Đảng ủy khu chế xuất Tân Thuận quá đông đảng viên (69 đảng viên), phải tổ chức sinh hoạt theo tổ đảng thì mỗi q hoặc 6 tháng phải tổ chức sinh hoạt tồn thể một lần, có thể khơng đảm bảo những yêu cầu chất lượng như sinh hoạt chi bộ. Trong thời gian tới, chi bộ Doanh nghiệp thuộc Đảng ủy khu chế xuất Tân Thuận có thể tách

thành ba chi bộ để duy trì hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là thuận lợi hơn trong khi tiến hành sinh hoạt chi bộ.

Ngoài những buổi sinh hoạt định kỳ có tính tổng hợp, cần tăng cường những buổi sinh hoạt theo chun đề nhằm thay đổi, sinh động hóa hình thức sinh hoạt, tránh gây cảm giác nhàm chán, nâng cao hiệu quả lãnh đạo và bồi dưỡng kiến thức cho đảng viên. Sinh hoạt chuyên đề là đi sâu thảo luận vào một nội dung công tác nào đó của tổ chức cơ sở đảng và chi bộ như: công tác phát triển đảng viên mới; biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn; chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các giải pháp để nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác cho đội ngũ đảng viên; phân công công tác cho đảng viên; cải cách phương thức, lề lối làm việc khoa học... Sinh hoạt chuyên đề không chỉ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, bí thư chi bộ và đảng viên trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, giữ vững nền nếp, chế độ sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, mà còn mở rộng dân chủ trong Đảng, nhất là việc thảo luận và quyết định các công việc của tổ chức cơ sở đảng, những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của đảng viên, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình, thực hiện quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ, tăng cường sự đoàn kết thống nhất, phát huy vai trị tiên phong gương mẫu của đảng viên, qua đó chi bộ thực sự là nơi sinh hoạt tư tưởng để cấp ủy nắm hiểu tâm tư, nguyện vọng đảng viên; là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên. Khắc phục thái độ thụ động, nội dung nghèo nàn, thiếu chính trị tư tưởng trong sinh hoạt Đảng. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề ở cơ sở không những là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với cơng tác xây dựng Đảng mà cịn là nhiệm vụ cần được tiến hành thường xuyên, lâu dài để phát huy vai trị là “hạt nhân chính trị ở cơ sở” nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của tổ chức đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Dù sinh hoạt theo định kỳ hay đột xuất đều phải được tiến hành nghiêm túc, đúng nguyên tắc. Trong sinh hoạt, đảm bảo mỗi đảng viên đều có thể trình bày với chi bộ, tổ đảng tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc trong cơng tác, trong cuộc sống đời thường mà cá nhân đảng viên không khắc phục được để chi bộ góp ý hoặc có biện pháp giúp đỡ thiết thực, giúp người đảng viên đó hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 70)

w