nào đó hoặc sinh hoạt "có chất lượng" hay "khơng có chất lượng" đều khơng có ảnh hưởng gì, thì liệu sinh hoạt chi bộ có ý nghĩa hay khơng? Vấn đề ở đây là các đối tượng đang mong chờ một điều gì làm cho tốt lên từ vai trị lãnh đạo, cụ thể từ các cuộc sinh hoạt của chi bộ nơi đó... Tất cả những điều trên đều liên quan đến nội dung, phương thức lãnh đạo của chi bộ. Mặt thứ hai của vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là "tâm và tầm" của bí thư chi bộ và các đảng viên; chung quy lại là năng lực, phương pháp để đạt được mục đích đề ra, là để đi đến một quyết định chính trị - nghị quyết - đúng đắn để từ đó đem lại lợi ích cho mọi đối tượng.
Nhận thức đúng là yếu tố chi phối quyết định đến hoạt động thực tiễn. Một trong những nguyên nhân của hạn chế trong sinh hoạt chi bộ trong các khu chế xuất, khu công nghiệp là do các cấp ủy, đảng viên chưa nhận thức thật sự đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trị, nội dung và u cầu đổi mới sinh hoạt chi bộ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó thiếu quan tâm thực hiện nghiêm túc các qui định, chế độ sinh hoạt chi bộ, khơng tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sinh hoạt. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trước hết phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho cấp ủy, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng, yêu cầu và trách nhiệm của họ đối với sinh hoạt chi bộ.
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp về tổ chức sinh hoạtchi bộ chi bộ
Cần hiểu sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Đây là một nội dung quan trọng không thể tách rời trong mọi hoạt động của chi bộ, có tính nhân quả của một tổ chức đảng. Sinh hoạt chi bộ có chất lượng thì hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cao, chất
lượng đội ngũ đảng viên tốt. Bác Hồ đã dạy: “Muốn đảng viên tốt thì chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng chí” [49, tr.80].
Đảng ủy các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố và đảng ủy cơ sở cần quán triệt ý nghĩa của sinh hoạt chi bộ và trách nhiệm của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ cho các cấp ủy đảng và đảng viên nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì sinh hoạt chi bộ định kỳ và cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ; tăng cường giáo dục, quán triệt về vị trí, vai trị của chi bộ và tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên thấy rõ, việc tham gia sinh hoạt chi bộ là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi đảng viên.
Đảng ủy cơ sở chỉ đạo và hướng dẫn các chi bộ tổ chức học tập Điều lệ Đảng, các qui định về quản lý đảng viên để đảng viên nắm vững nhiệm vụ, quyền của đảng viên, các qui định quản lý đảng viên, nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, đoàn kết thống nhất…. Từng chi ủy viên, từng đảng viên phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng; về mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp và việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, các hướng dẫn liên quan của Ban Tổ chức Trung ương (Hướng dẫn số 57- HD/BTCTW ngày 16 tháng 3 năm 2006 về một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 25 tháng 5 năm 2007 Đảng về nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng), Nghị quyết 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 7 (khóa X), ngày 2 tháng 2 năm 2008 về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”, coi đây là một nội dung không thể thiếu trong chỉ đạo của chi ủy, trong hoạt động của chi bộ và sự rèn luyện của đảng viên. Đồng thời, cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để mỗi đảng viên, cán bộ ý thức sâu sắc ý nghĩa, tác dụng, vai
trò của sinh hoạt chi bộ, thấy rõ sinh hoạt chi bộ là là một khâu quan trọng trong hoạt động của chi bộ, là hình thức lãnh đạo, xây dựng tổ chức cơ sở của Đảng. Đảng viên phải thấy rõ chất lượng sinh hoạt đóng vai trị quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ. Thông qua sinh hoạt chi bộ, đảng viên tiếp nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thơng tin thời sự chính trị, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thảo luận, thuyết phục, nhận nhiệm vụ, kiểm tra công tác, tham gia xây dựng Đảng... Bởi vậy, tham gia đầy đủ, tích cực sinh hoạt chi bộ là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi đảng viên.
Điều lệ Đảng quy định: “Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ ba tháng trong năm mà khơng có lý do chính đáng, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xóa tên trong danh sách đảng viên”. Như vậy, nếu đảng viên không tham gia sinh hoạt chi bộ đều đặn, đảng viên đó sẽ tự tách mình khỏi tổ chức đảng và có thể bị đưa ra khỏi đảng.
Những đảng viên là cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu tham gia sinh hoạt chi bộ một cách đầy đủ và đúng giờ, để làm gương tác động đối với đảng viên khác. Tuy nhiên, những đảng viên này tham gia sinh hoạt chi bộ với tư cách là một đảng viên của chi bộ, chứ không phải là cán bộ lãnh đạo đến dự và cho ý kiến chỉ đạo. Cần tăng cường giáo dục, quán triệt về vị trí, vai trị của chi bộ và tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên thấy rõ, vịêc tham gia sinh hoạt chi bộ là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi đảng viên. Hàng tháng khi sinh hoạt chi bộ, chi ủy duy trì việc điểm danh, thư ký phải ghi chép biên bản cần thể hiện rõ ai vắng mặt, có lý do hay khơng có lý do. Sau buổi sinh hoạt chi bộ, bí thư chi bộ hoặc chi ủy viên cần gặp gỡ, nhắc nhở hoặc truyền đạt nghị quyết của chi bộ để đảng viên vắng mặt hiểu rõ nội dung sinh hoạt chi bộ và tham gia thực hiện nghị quyết của chi bộ.