CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lí và phân tích đánh giá
3.5.4. Kết quả đánh giá kiến thức qua bài kiểm tra kiến thức
- Kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS lớp ĐC và TN được xử lí theo phương pháp thống kê tốn học như sau:
Mơ tả dữ liệu
- Lập bảng phân phối tần suất, tần suất lũy tích.
- Vẽ đồ thị đường lũy tích theo bảng phân phối tần suất tích lũy. Tính các tham số đặc trưng thống kê.
- Điểm trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự hội tụ của bảng số liệu. Trong đó: xi là các giá trị điểm của nhóm TN; nhóm ĐC.
ni là số HS đạt điểm kiểm tra xi.
N là tổng số HS của từngnhóm lớp được kiểm tra.
Phương sai (S2) và Độ lệch tiêu chuẩn (S): phản ánh sự dao động của số liệu quanh giá trị trung bình cộng. Độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.
;
Trong đó n là số HS của một nhóm thực nghiệm.
- Hệ số biến thiên V: Ta so sánh mức độ phân tán của số liệu bằng hệ số biến thiên V khi hai bảng số liệu có giá trị trung bình khác nhau. Nhóm có giá trị biến thiên nhỏ hơn thì chất lượng đồng đều hơn.
+Trường hợp : Độ dao động không đáng tin cậy
* So sánh dữ liệu
Cơng thức tính p:
p =TTEST (array, array2, tail, type).
Trong đó: array1 và array2 là hai cột điểm số so sánh của lớp TN và lớp ĐC. Các giá trị tail (đuôi), type (dạng) trong phép kiểm chứng t-test độc lập được điền tùy theo mỗi trường hợp như sau: Tail (đuôi) là 1 do giả thuyết đề tài của chúng tơi có định hướng, Type (dạng) là 3 vì biến số khơng đều, độ lệch chuẩn khác nhau.
Khi kết quả Chênh lệch giữa giá trị trung bình của 2 nhóm
p 5% Có ý nghĩa (chênh lệch khơng có khả năng xảy ra ngẫu nhiên) p > 5% Khơng có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên)
* Cơng thức tính giá trị mức độ ảnh hưởng (ES) cho biết quy mơ ảnh hưởng của tác động:
SMD= [GTTB (nhóm TN) – GTTB (nhóm ĐC)]/ SD (nhóm ĐC)
Sau đó đem kết quả so sánh giá trị mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen:
Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng
Trên 1,00 Rất lớn
0,80 đến 1,00 Lớn
0,50 đến 0,79 Trung bình
0,20 đến 0,49 Nhỏ
Dưới 0,20 Khơng đáng kể
* Kết quả các bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả TN với mục đích xác định mức độ hiệu quả và tính khả thi của phương án đã đề xuất. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC được tiến hành và có kết quả nhue sau:
Bảng 3.5: Kết quả bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐCLớp Số HS Điểm xi Lớp Số HS Điểm xi Điểm trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 0 0 0 2 3 2 5 4 7 10 12 7.82 ĐC 45 0 0 0 3 3 7 6 9 6 7 4 6.80
Bảng 3.6: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra của lớp ĐC và TN
Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi
% HS đạt điểm xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0% 0% 0% 0% 1 0 0 0% 0% 0% 0% 2 0 0 0% 0% 0% 0% 3 2 3 4% 7% 4% 7% 4 3 3 7% 7% 11% 13% 5 2 7 4% 16% 16% 29% 6 5 6 11% 13% 27% 42% 7 4 9 9% 20% 36% 62% 8 7 6 16% 13% 51% 76% 9 10 7 22% 16% 73% 91% 10 12 4 27% 9% 100% 100%
Biểu đồ 3.3: Đồ thị đường luỹ tích so sánh kết quả bài kiểm tra của lớp TN và ĐC
Bảng 3.7: Bảng phân loại kết quả bài kiểm tra của HS lớp ĐC và TN
Lớp Số HS
% yếu kém
4) % trung bình(5, 6) % khá(7, 8) % giỏi(9, 10)
TN 45 5 11% 7 16% 11 24% 22 49%
ĐC 45 6 13% 13 29% 15 33% 11 24%
Bảng 3.8: Tổng hợp các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra Đối tượng Lớp TN Lớp ĐC Mode 10 7 Trung vị (median) 8 7 Giá trị TB (mean) 7.82 6.80 Độ lệch chuẩn (SD) 2.11 2.01 Hệ số biến thiên V 26.98% 29.56% Giá trị p (T – test độc lập) 0.0104361 Giá trị mức độ ảnh hưởng (SMD) 0.51
* Phân tích kết quả các bài kiểm tra trong TNSP: Dựa trên các kết TNSP
và thơng qua việc xử lí số liệu TNSP, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này được thể hiện như sau:
a. Đồ thị các đường tích luỹ tích
- Qua biểu đồ 3.3: Ta thấy đồ thị các đường luỹ tích của lớp TN và lớp ĐC
trong bài kiểm tra đều nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ, khi áp dụng dạy học trải nghiệm vào dạy học HS lớp TN không chỉ phát triển tốt NLHT mà còn đáp ứng được mục tiêu kiến thức bài học tốt hơn so với lớp ĐC.
b. Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá, giỏi
- Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.4: nhận thấy lớp TN có tỉ lệ HS đạt điểm khá và giỏi
cao hơn so với lớp ĐC. Ngược lại tỉ lệ HS đạt điểm trung bình, yếu kém của lớp ĐC cao hơn lớp TN. Từ đó cho thấy phương án TN đã có tác động tích cực đến các HS, trong q trình hợp tác nhóm làm việc hồn thiện sản phẩm, HS cũng đã nắm được kiến thức, kĩ năng của bài rất tốt và tốt hơn lớp ĐC.
c. Giá trị các tham số đặc trưng (bảng 3.7)
- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn HS lớp ĐC, điều đó cho thấy
HS lớp TN đáp ứng tốt hơn mục tiêu kiến thức, kĩ năng bài kiểm tra.
- Giá trị p <0,05 chứng tỏ sự khác biệt giữa lớp TN và lớp ĐC có ý nghĩa (chênh lệch rõ rệt của điểm trung bình bài kiểm tra sau khi TN của HS lớp TN và lớp ĐC khơng có khả năng xảy ra ngẫu nhiên).
- Giá trị V của TN và ĐC đều nhỏ hơn 30% có độ giao động trung bình, do đó kết quả TN là đáng tin cậy.
- Giá trị mức độ ảnh hưởng hưởng (MSD) = 0,51 (nằm trong khoảng 0,50 đến 0,79) cho thấy mức độ ảnh hưởng là mức trung bình, chứng tỏ ảnh hưởng của dạy học trải nghiệm nhằm phát triển NLHT cho HS đã có tác động tích cực đến kết quả học tập của HS lớp TN cho nên có thể nhân rộng mơ hình này.