STT Biến quan sát Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
1 Thông tin sử dụng đánh giá đƣợc thu thập từ
nhiều nguồn nội bộ và bên ngoài (TT1) 3,1149 0,81252
2 Anh/chị đƣợc phổ biến quy trình và thơng báo
thơng tin đầy đủ (TT2) 3,2162 0,82923
3 Anh/chị nhận đƣợc thông tin phản hồi về đánh
giá KQTHCV của bản thân (TT3) 3,0338 0,91410
4 Anh/chị đƣợc khuyến khích tham gia thảo luận
về kết quả đánh giá với cấp trên (TT4) 2,8649 1,00101
5 Anh/chị đƣợc giải thích thỏa đáng đối với
những thắc mắc về kết quả đánh giá (TT5) 3,0270 0,91060
6 Sự tƣơng tác giữa nhân viên và cấp quản lý
giúp nâng cao hiệu quả đánh giá (TT6) 2,9527 0,93557
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả))
Từ kết quả thống kê mô tả Bảng 2.16 nhận thấy:
- Đối với câu hỏi “Thông tin sử dụng đánh giá đƣợc thu thập từ nhiều nguồn nội bộ và bên ngoài” (TT1) và “Anh/chị đƣợc phổ biến quy trình và thơng báo thông tin đầy đủ” (TT2) đạt mức điểm tƣơng ứng 3,1149 và 3,2162 cho thấy sự đồng tình ở mức trung bình của nhân viên với việc thu thập và thông báo thông tin.
- Đối với câu hỏi “Anh/chị nhận đƣợc thông tin phản hồi về đánh giá KQTHCV của bản thân” (TT3) có mức điểm 3,0338 và câu hỏi “Anh/chị đƣợc giải thích thỏa đáng đối với những thắc mắc về kết quả đánh giá” (TT5) có mức điểm 3,027. Đồng thời, câu hỏi “Anh/chị đƣợc khuyến khích tham gia thảo luận về kết quả đánh giá với cấp trên” (TT4) có mức điểm khá thấp là 2,8649 cho thấy sự
không hài lịng của nhân viên, thể hiện luồng thơng tin chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thảo luận của ngƣời đƣợc đánh giá.
- Luồng thông tin từ ngƣời đƣợc đánh giá đến ngƣời đánh giá chƣa đƣợc xử lý tốt, dẫn đến tính tƣơng tác trong đánh giá chƣa cao. Do vậy, nhận định của nhân viên về câu hỏi “Sự tƣơng tác giữa nhân viên và cấp quản lý giúp nâng cao hiệu quả đánh giá” (TT6) chỉ đạt mức điểm dƣới trung bình là 2,9527.
Phân tích thực trạng yếu tố thơng tin
BHXH TP.HCM là đơn vị cung cấp dịch vụ cơng, nhân viên có tiếp xúc và giao dịch thƣờng xuyên với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật đóng trên địa bàn TP.HCM. Việc tổ chức thực hiện đánh giá hiện nay bao gồm cá nhân tự đánh giá, đồng nghiệp nêu ý kiến nhận xét và cuối cùng Trƣởng phịng hoặc Phó phịng kết luận đánh giá. Cách làm này đã quan tâm đến việc thu thập thông tin từ nguồn nội bộ, tuy nhiên chƣa quan tâm đến việc thu thập thơng tin từ nguồn bên ngồi. Nếu đơn vị thu thập thơng tin từ phía khách hàng sẽ giúp kết quả đánh giá chính xác và khách quan hơn, thơng qua đó có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
Theo quy định, kết quả xếp loại của nhân viên phải đƣợc công bố chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày đánh giá. Thông thƣờng, trong cuộc họp công khai với cấp quản lý, nhân viên đã đƣợc xác định mức xếp loại của mình. Riêng đối với xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A1) do bị khống chế tỷ lệ không quá 10% nhân viên nên kết quả đƣợc quyết định trong cuộc họp giữa Trƣởng phịng, phó phịng và tổ trƣởng chun mơn. Nhân viên chỉ đƣợc biết kết quả bình chọn A1 thơng qua các thơng tin truyền miệng mà khơng có thơng tin cơng khai chính thức.
Phỏng vấn đánh giá cuối năm là cơ hội để cấp quản lý đƣa ra những nhận xét toàn diện và thảo luận với nhân viên về q trình thực hiện cơng việc trong năm. Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc BHXH TP.HCM: “Việc nhận xét nhân viên đang thực hiện hình thức. Trƣởng/Phó phịng đƣa ra nhận xét đánh giá mà khơng có đầy đủ luận điểm và dẫn chứng cụ thể để thuyết phục tập thể thì sẽ khơng hiệu quả”. Đặc biệt, đánh giá quý đƣợc thực hiện qua loa, cấp quản lý chỉ trao đổi
các thông tin về kết quả xếp loại mà không chú trọng nhận xét phản hồi về q trình cơng tác và điểm mạnh, yếu của nhân viên.
Việc trao đổi thông tin và phỏng vấn đánh giá gặp nhiều hạn chế bởi tâm lý ngại va chạm giữa nhân viên và cấp quản lý. Rào cản về quyền lực khiến nhân viên không muốn phản kháng trƣớc những nhận xét, và kết quả đánh giá đƣợc cấp quản lý đƣa ra. Tâm lý muốn yên phận dẫn đến kết quả bình xét trở thành ý kiến cá nhân của ngƣời đứng đầu.
Nhân viên có quyền đƣợc nêu ý kiến cá nhân về kết quả đánh giá. Tuy nhiên, việc thiếu kỹ năng trao đổi và văn hóa đánh giá vẫn chƣa thực sự cởi mở khiến nhân viên ít có cơ hội trình bày những ý kiến khác với mong muốn lợi ích của số đơng. Do vậy, luồng thông tin thƣờng chỉ đi từ trên xuống, chiều thông tin ngƣợc lại không đƣợc chú trọng.
2.4 Nhận xét chung về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM viên tại Bảo hiểm xã hội TP.HCM
2.4.1 Ƣu điểm
Từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng nhận thấy cơng tác đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên tại BHXH TP.HCM có những ƣu điểm sau:
- Đối với yếu tố tính chính xác của hệ thống: Các phòng tự chủ trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá KQTHCV có lợi thế là hiểu đƣợc đặc trƣng tính chất cơng việc của nhân viên rõ ràng nên có thể đƣa ra những thang bảng điểm phù hợp với thực tế.
- Đối với yếu tố ngƣời đánh giá: Ngƣời chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá là những ngƣời có chức vụ, họ là cấp trên trực tiếp nên có thể nắm bắt tình hình thực hiện cơng việc và hiểu rõ về năng lực để đƣa ra những nhận xét đúng nhất về kết quả thực hiện công việc của nhân viên.
- Đối với thái độ nhân viên: Nhân viên luôn thực hiện đầy đủ thủ tục đánh giá theo hƣớng dẫn và quy định của tổ chức.
- Đối với yếu tố thông tin: Phƣơng pháp đánh giá quan tâm đến việc thu thập thông tin từ cá nhân tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, cấp trên đánh giá giúp
ngƣời đƣợc đánh giá tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và dễ dàng chấp nhận kết quả đánh giá.
- Đối với quá trình đánh giá: Nội dung đánh giá thực hiện đúng hƣớng dẫn của các quy định pháp lý. Chu kỳ đánh giá phù hợp. Các quy định về công tác đánh giá đƣợc văn bản hóa và đƣợc cơng khai. Việc sử dụng kết quả đánh giá gắn với chính sách phân bổ thu nhập bổ sung cho nhân viên.
2.4.2 Nhƣợc điểm và nguyên nhân
Bên cạnh những ƣu điểm thì cơng tác đánh giá KQTHCV của nhân viên tại BHXH TP.HCM đang còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Thơng qua phân tích thực trạng và tham khảo ý kiến phỏng vấn trình bày tại Phụ lục 6, tác giả đã rút ra những nhƣợc điểm của hệ thống đánh giá và nguyên nhân đƣợc tổng hợp tại Bảng 2.17.