Các điều kiện cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH NLCT NGÀNH MUỐI BÀ RI A VŨNG TÀU

3.2 Các nhân tố tác động đến NLCT cụm ngành Muối Bà Rịa – Vũng Tàu

3.2.2 Các điều kiện cầu

Quy mô thị trường:

Số liệu điều tra địa lý của CIA World Factbook (2017) có bảy nước sản xuất muối từ năm 2011 đến năm 2016 đạt trên 10 triệu tấn trở lên trong một năm (xem Bảng 2.1) chiếm tổng cộng 65% sản lượng toàn cầu (Việt Nam được xếp hạng thứ 23/62

nước với sản lượng muối hơn 1,0 triệu tấn/năm). Châu Á là khu vực sản xuất muối lớn nhất thế giới, với thị phần lên tới 35% sản lượng toàn cầu. Theo báo cáo của hãng Roskill (2016) – trụ sở ở London, nhu cầu muối thế giới dự báo sẽ tăng 2,7% mỗi năm và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy nhu cầu tăng trên toàn thế giới. Tiêu thụ muối châu Á dự báo sẽ tăng gần 5% mỗi năm và khi đó khu vực này sẽ chiếm gần một nửa tổng nhu cầu muối toàn cầu. Phần lớn nhu cầu gia tăng đến từ lĩnh vực hóa chất, với sự tăng trưởng sản xuất chloralkali toàn cầu đẩy nhu cầu muối tăng gần 30 triệu tấn trong giai đoạn dự kiến. Nhu cầu muối trong năm năm tới cũng sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất soda ash tổng hợp trên tồn cầu. Bên cạnh đó, tiêu thụ muối ở các thị trường thực phẩm cũng gia tăng, với tiêu thụ ở các nước đang phát triển tăng mạnh sẽ bù lại tiêu thụ trung bình người giảm ở những nước phát triển.

Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2017), hiện nay sản phẩm muối thô của tỉnh chủ yếu phục vụ cho đánh bắt và chế biến thủy sản chiếm khoảng 95,5%, tương đương khoảng 68.591 tấn; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh thu mua và chế biến thành muối I-ốt dùng cho tiêu dùng chiếm khoảng 4,5% tương đương khoảng 3.233 tấn. Thị trường tiêu thụ chính tại các tỉnh miền Tây chủ yếu là Phú Quốc (Kiên Giang), TP.HCM, Long An, Đồng Nai…và một phần sản phẩm được bán cho các tàu, ghe đánh bắt hải sản trong tỉnh. Do đó, việc tiêu thụ muối phụ thuộc vào rất nhiều việc sản lượng đánh bắt thủy hải sản của ngư dân. Đây là một phần nguyên nhân làm cho việc tiêu thụ muối của diêm dân bị động, giá muối khơng ổn định. Ngồi ra, việc tiêu thụ muối cịn bị ảnh hưởng khơng nhỏ bởi 02 thị trường: Miền Trung và Miền Tây, đây là 02 thị trường có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Do đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ chịu sự cạnh tranh về giá bán và chất lượng muối từ 02 thị trường này, dẫn đến việc tiêu thụ muối của bà con diêm dân sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Các kênh tiêu thụ muối của diêm dân: (theo kết quả phỏng vấn diêm dân)

Kênh trực tiếp (không qua trung gian): muối được diêm dân bán trực tiếp cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản, hoặc diêm dân sơ chế, chế biến để bán trực tiếp cho người tiêu dùng địa phương. Lượng muối tiêu thụ qua kênh này không nhiều, chiếm khoảng 7.182 tấn (chiếm khoảng 10% tổng sản lượng muối toàn tỉnh).

Kênh cấp một (qua một trung gian): diêm dân thông qua thương lái để bán cho các tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, hoặc diêm dân bán cho các cơ sở chế biến rồi mới đến tay người tiêu dùng. Lượng muối tiêu thụ qua kênh này nhiều nhất, do phần lớn sản lượng muối của tỉnh được tiêu thụ bởi các tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, chiếm khoảng 50.276 tấn (chiếm khoảng 70% tổng sản lượng muối toàn tỉnh). Kênh cấp hai (qua hai trung gian): qua kênh này, muối được diêm dân bán cho các thương lái thu gom, các thương lái tiếp tục bán cho các cơ sở chế biến rồi mới đến tay người tiêu dùng; hoặc các cơ sở chế biến mua muối từ diêm dân để chế biến, rồi thông qua các đại lý để bán cho người tiêu dùng. Lượng muối tiêu thụ qua kênh này không nhiều, chiếm khoảng 14.336 tấn (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng muối toàn tỉnh).

Nhìn chung, việc tiêu thụ muối của diêm dân phụ thuộc rất nhiều vào các thương lái và tình trạng diêm dân bị ép giá là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận vai trò của thương lái, bởi từng hộ diêm dân riêng lẻ không thể đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chủng loại cho người mua. Ngồi ra, thương lái cịn đóng vai trị là người đáp ứng nhu cầu về vốn cho diêm dân. Tính đến thời điểm tháng 12/2016 tiêu thụ muối của tỉnh đạt 34.324 tấn, đạt 48% tổng sản lượng sản xuất và sản lượng tồn kho trong diêm dân là 37.500 tấn.

Từ phân tích trên cho thấy, mặc dù sản lượng muối tồn kho của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và của cả nước nói chung là rất lớn (năm 2016 lượng muối tồn kho cả nước là 542.000 tấn) nhưng Chính phủ vẫn cho nhập khẩu muối.

Hộp 3.1. Vì sao muối trong nƣớc thất bại

Theo Chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng:

"Hiện nay, điểm yếu của hạt muối Việt Nam là giá q cao, cịn muối nước ngồi nhập về Việt Nam, tính tất cả phí vận chuyển, thuế đều thấp hơn nên mới có chuyện nhập khẩu muối diễn ra nhiều năm qua. Để Việt Nam có thể sản xuất đủ muối cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, trước hết Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn vay cho diêm dân. Nhà nước phải hỗ trợ kỹ thuật và hạt muối chúng ta sản xuất ra phải được doanh nghiệp thu mua hết”.

Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, truy cập tại địa chỉ: http://www.ipcs.vn/vn/nghich-ly-hat-muoi- viet-nam-doanh-nghiep-noi-che-nuoc-ngoai-tim-nhap-W470.htm

Độ tinh vi của khách hàng:

Khu vực muối diêm dân có lượng khách hàng riêng và dễ tính hơn, do sản phẩm muối chủ yếu dùng làm phụ liệu ướp thủy sản, thức ăn gia súc và đặc biệt phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng trong việc ăn, nêm, chế biến thực phẩm. Xu hướng dùng muối ăn nhiều vi lượng ngày càng được ưu chuộng trên tồn thế giới, vì trong muối vẫn cịn các thành phần khống chất Magie, Canxi, Kali, Sunphat là những thành phần cần thiết cho cơ thể; hơn nữa muối có vị mặn dịu, xốp, dễ tan, dễ hấp thu, cân bằng vi khoáng, tốt cho ăn uống, chế biến thực phẩm và các nhu cầu khác. Vì vậy, nhu cầu muối của khu vực diêm dân ln ổn định và có sự tăng trưởng nên tất yếu vẫn cịn tồn tại hình thức sản xuất cũ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các hộ diêm dân cần nghiên cứu phương pháp làm muối sạch (công nghệ chế biến muối đen thành muối công nghiệp thượng hạng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu thành công) để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếu khách hàng nhằm tận dụng tối đa thị trường dễ tính và đầy tiềm năng này.

Riêng khu vực muối cho công nghiệp, tiềm năng tăng trưởng lớn và khách hàng khó tính hơn, u cầu chất lượng cao, nhất là muối làm nguyên liệu cho ngành cơng nghiệp hóa chất sản xuất sút-clo, sơ-đa địi hỏi hàm lượng NaCl phải bằng hoặc trên 98%, các tạp chất trong muối phải rất thấp. Vì vậy, để “được lịng” khách hàng “khó tính” trong nước, và hướng đến xuất khẩu, tỉnh đã chủ trương thu hút các doanh nghiệp lớn, vốn mạnh, có cơng nghệ sản xuất hiện đại để từng bước đáp ứng được yêu cầu khách hàng trong ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)