Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 44 - 50)

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH NLCT NGÀNH MUỐI BÀ RI A VŨNG TÀU

3.2 Các nhân tố tác động đến NLCT cụm ngành Muối Bà Rịa – Vũng Tàu

3.2.4 Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp

Về môi trường kinh doanh: Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm

2016 của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cho thấy Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 16 (với 60,5 điểm), thuộc nhóm điều hành tốt trong bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, và là một trong năm tỉnh, thành phố được các doanh nghiệp dân doanh đánh giá có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt nhất (Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai và Vĩnh Phúc). Theo Bảng 3.2 và Hình 3.8 các chỉ số từ năm 2007 đến năm 2016 thì tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từng đứng trong top đầu những tỉnh có chỉ số PCI cao nhất nước (Năm 2009 đứng thứ 8 và năm 2011 đứng thứ 6). Và Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện chương trình cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh và năng cao năng lực cạnh tranh, mục tiêu là đến năm 2020 tỉnh trở lại top đầu. Điều này cho thấy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có mơi trường đầu tư rất tốt.

Bảng 3.2. Thống kê các chỉ số từ năm 2007 đến năm 2016 của tỉnh BRVT.

Nguồn: Báo cáo PCI 2016 của phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

CHỈ SỐ NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016 Gia nhập thị trường 7.59 8.52 8.36 6.35 8.41 9.34 7.25 7.88 8.09 7.94 Tiếp cận đất đai 5.5 6.51 5.81 5.52 6.73 6.35 5.31 5.54 5.83 5.94 Tính minh bạch 7.21 6.89 5.81 5.24 6.02 5.78 5.7 5.09 6.28 6.23 Chi phí thời gian 7.8 5.67 8.49 6.97 7.93 5.41 5.96 5.92 6.41 5.82 Chi phí khơng chính thức 6.96 7.23 7.14 6.17 7.52 6.02 6.14 5.53 5.12 5.56 Tính năng động 5.74 6.09 5.58 6.03 7.14 6.11 4.4 4.29 4.38 4.16 Hỗ trợ doanh nghiệp 6.84 6.79 4.6 6.48 3.93 4.12 6.04 6.04 5.56 6

Đào tạo lao

động 6.31 5.33 5.82 5.73 4.98 5.51 5.87 6.9 6.49 6.88

Thiết chế pháp

lý 5.13 5.11 7.34 7.17 7 3.5 4.24 5.36 5.38 5.09

Cạnh tranh

bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.09 5.96 5.34 4.48

PCI 65.63 60.51 65.96 60.55 66.13 59.14 56.99 59.05 59.51 60.5

Hình 3.8. Chỉ số PCI của BRVT (2007-2016)

Nguồn: Báo cáo PCI 2016 của Phòng TM và CN Việt Nam

Về cấu trúc doanh nghiệp: ngành muối của tỉnh chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất muối cơng nghiệp. Hiện nay có doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh xin đầu tư quy mô lớn sản xuất muối công nghiệp và các sản phẩm sau muối nhưng chưa được tỉnh chấp thuận. Hiện tại chỉ có Cơng ty Cổ phần Muối Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Công ty Muối III có quy mơ tương đối được đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại và kho bãi khang trang, có mái che kiên cố, có sức chứa trên 5.000 tấn. Các cơ sở cịn lại có quy mô vừa và nhỏ đều do tư nhân quản lý và chủ động đầu tư, dây chuyền sản xuất chế biến lạc hậu và kho bãi thơ sơ có sức chứa từ 500 đến 3000 tấn. Quy trình chế biến của các hộ đơn giản, kết hợp giữa máy móc và thủ cơng, chưa đầu tư trang thiết bị dây chuyền máy móc hiện đại và bao bì nhãn mác chưa được quan tâm đầu tư, chủ yếu lấy công làm lời. Sản phẩm sau chế biến chủ yếu cung cấp cho thị trường đánh bắt hải sản, sinh hoạt đời sống dân cư trong tỉnh và một số tỉnh lân cận nên tính cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến cũng không cao. Hạn chế lớn nhất của ngành muối Bà Rịa - Vũng Tàu là với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống hạ tầng, đường giao thơng tương đối hồn chỉnh, lực lượng lao động lâu năm, có tay nghề nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơng ty sản xuất và chế biến muối với quy mô lớn như các công ty tại tỉnh Ninh Thuận, Bạc Liêu và một số tỉnh có nghề muối khác. Nguyên nhân

chính của những vấn đề hạn chế nêu trên là do tỉnh chưa có những chính sách ưu đãi đủ mạnh để mời gọi các nhà đầu tư tầm cỡ; chưa có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp hiện tại phát triển; chưa quy hoạch vùng sản xuất muối công nghiệp và tạo mọi điều kiện tốt nhất như các tỉnh Ninh Thuận, Thanh Hóa đã làm để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và phát triển. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành muối tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì các cơ quan quản lý nhà nước cần mời gọi, tạo điều kiện cho các cơng ty lớn trong và ngồi nước đầu tư vào ngành muối của tỉnh nhằm năng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành muối so với các tỉnh lân cận.

Về tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành: thiếu tính liên kết giữa các

doanh nghiệp chế biến và các hộ diêm dân sản xuất. Hiện nay các hộ diêm dân tự đầu tư, sản xuất và tự bán cho thương lái. Các doanh nghiệp chế biến không bao tiêu sản phẩm do diêm dân làm ra. Vì vậy, các hộ diêm dân ln thiếu vốn và không mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, dẫn đến năng suất và sản lượng thiếu ổn định, điều đó đã làm giảm đi tính cạnh tranh của cụm ngành trên thị trường. Nguyên nhân các DN trong chuỗi sx cũng như các DN hỗ trợ có liên quan ít liên kết với nhau là do cụm ngành chưa hình thành, chỉ có một số ngành đang hoạt động với quy mơ nhỏ, lẻ; vai trị điều hành của nhà nước đối với ngành muối chưa thật sự tích cực, chưa có các chính sách nổi bật để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, sản xuất với quy trình khép kín nên các doanh nghiệp tự ai nấy bơi, không liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Về chiến lược kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cụm ngành: Với lợi thế cạnh tranh về điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống hạ tầng,

đường giao thơng tương đối hồn chỉnh, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều khu cơng nghiệp và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm có rất nhiều ngành công nghiệp cần tới muối để làm nguyên liệu để sản xuất; ngành muối của tỉnh lại có lực lượng lao động lâu năm, có tay nghề, đồng thời với sự quan tâm của chính quyền địa phương và các chính sách phát triển nghề muối của Chính phủ nhưng hiện nay các doanh nghiệp ngành muối

của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa tạo ra ưu thế cạnh tranh nhất định cho riêng mình so với các tỉnh khác.

Muối Bà Rịa - Vũng Tàu đã có thương hiệu mạnh trong cả nước, và là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn trong vùng quy hoạch sản xuất muối thủ công và muối công nghiệp giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030 2. Theo nội dung quy hoạch này thì đến năm 2030, sản lượng muối công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ tư so với cả nước với sản lượng 150.000 tấn/năm (sau tỉnh Ninh Thuận: 913.000 tấn; TP.HCM: 235.000 tấn và Bình Thuận: 228.000 tấn) và được chọn đầu tư, nghiên cứu 02 cơng trình, dự án đến năm 2020 trong lĩnh vực đầu tư, phát triển KH-CN trong sản xuất đó là: Nghiên cứu hồn thiện quy trình sản xuất muối sạch, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng sản xuất muối phơi nước phân tán; và nghiên cứu xây dựng mơ hình kết hợp sản xuất muối với ni trồng thủy sản (Phụ lục 3.2). Vì vậy, nếu các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả nước ngoài đầu tư và có chiến lược kinh doanh thì sẽ có ưu thế cạnh tranh rất lớn so với ngành muối các tỉnh khác. Tuy nhiên, hiện nay ngành muối của tỉnh cũng như cả nước đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng sản phẩm muối từ các nước có mỏ muối (như Trung Quốc, Ấn Độ…) và trong nước là sản lượng muối của các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, hay muối chất lượng cao xuất khẩu đi Nhật của tỉnh Thanh Hóa. Vì nhu cầu về muối trong nước và thế giới hiện nay và trong tương lai là rất lớn, vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia ngành, do rào cản gia nhập ngành thấp, điều này cũng tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp đang tham gia và muốn tham gia ngành.

Từ thực tế phân tích trên cho thấy ngành đang có rất nhiều lợi thế và cũng đối mặt với rất nhiều thách thức trong cuộc cạnh tranh về quy mô, sản lượng, chất lượng…Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô để hạ giá thành sản phẩm

2

đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược cạnh tranh rất bài bản, trong đó chú trọng đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đối với diêm dân, tuy không biết về chiến lược kinh doanh nhưng từ lâu đã luôn chú trọng đến chất lượng, áp dụng cơ giới hóa để giảm sức lao động, giảm giá thành và nâng cao chất lượng muối. Qua trao đổi, phỏng vấn 30 hộ diêm dân thì đa số diêm dân áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất như sử dụng xa quạt gió để lấy nước vào ô giang, sử dụng con lăn để tạo da đất và áp dụng kinh nghiệp trong sản xuất muối lâu năm để tạo ra sản phẩm muối Bà Rịa nức tiếng gần xa.

Hộp 3.2. Kỹ thuật làm muối của diêm dân

Theo diêm dân Chế Đình Huê (thị trấn Long Điền, huyện Long Điền) thì muối Bà Rịa được sản xuất theo phương pháp phơi nước trên nền da rong tự nhiên (da rong là lớp rong trên nền ô kết tinh muối được phơi khô rồi cán xẹp xuống tạo thành lớp da phủ trên bề mặt ruộng, ngăn muối tiếp xúc với nền đất sét bên dưới), ưu thế thổ nhưỡng địa phương và khí hậu đặc trưng tạo nên những hạt muối nhỏ, rắn chắc, sắc cạnh, mang màu trắng xám sáng, khơng có ánh vàng

Nguồn: Tác giả phỏng vấn diêm dân

Tuy nhiên, dù cẩn thận và với kinh nghiệm làm Muối lâu năm thì hạt Muối truyền thống vẫn bị lẫn bùn, bụi bẩn, hạt Muối khơng có độ trắng, độ kết tinh khơng cao. Vì vậy, với sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Long Điền trong việc triển khai thực hiện Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất Muối sạch cho diêm dân nghèo xã An Ngãi – huyện Long Điền – tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” đến nay các hộ diêm dân đầu tư mơ hình Muối trải bạc ơ kết tinh (hiện được 30 ha) đã giúp cho diêm dân tăng sản lượng, giá Muối bán được cao hơn và mơ hình này tiếp tục được hỗ trợ và nhân rộng thì Muối của diêm dân làm ra sẽ tăng tính cạnh cạnh thì thu nhập người dân sẽ ổn định và nâng cao hơn trong thời gian tới.

đây thương hiệu muối Bà Rịa đã bị một số doanh nghiệp, cơ sở thu gom muối từ các địa phương khác với giá rẻ hơn, rồi gắn nhãn hiệu “muối Bà Rịa” để bán ra thị trường các tỉnh khác để sản xuất nước mắm. Từ đó, ảnh hưởng đến thương hiệu muối Bà Rịa, thu nhập của diêm dân, cụ thể trong năm 2016 lượng muối tồn trong diêm dân gần 38.000 tấn. Mặc khác hơn 80% muối Bà Rịa - Vũng Tàu sản xuất ra được các nhà thùng ở Phú Quốc mua để chế biến nước mắn cá cơm, vì vậy nếu Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tham mưu UBND tỉnh quan tâm xây dựng được “Chỉ dẫn địa lý” và tổ chức cho các Doanh nghiệp, HTX, các cơ sở sản xuất, chế biến muối gặp gỡ các đối tác tại Phú Quốc nhằm thiết lập mối quan hệ bền vững trong việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm thì sản lượng muối sản xuất hàng năm của diêm dân được bao tiêu, thu nhập người dân sẽ ổn định, từ đó khuyến khích diêm dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng và sản lượng, nâng cao hơn nữa thương hiệu muối Bà Rịa và phát triển ngành muối một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành muối tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)