(Nguồn: Denison, 1995)
• Niềm tin và các quan niệm chung
Trong mơ hình này, niềm tin và các quan niệm chung nằm ở vị trí trung tâm. Mỗi nhân viên đều có niềm tin sâu sắc về tổ chức, đồng nghiệp, khách hàng, các đối tác trong lĩnh vực mà họ làm việc. Niềm tin và các quan niệm chung này cùng với sự kết nối các hành vi sẽ quyết định văn hóa doanh nghiệp.
• 4 thành phần của văn hóa doanh nghiệp
Mơ hình Denison bao gồm 4 thành phần, mỗi thành phần lại bao gồm 3 yếu tố nhỏ để thể hiện rõ hơn các yếu tố đo lường văn hóa doanh nghiệp.
1) Sự tham gia (involvement) – Liệu nhân viên có tuân thủ, cam kết và có khả năng
định. Đây là chìa khố khích lệ nhân viên làm việc, xây dựng mơi trường văn hố năng động và tự chủ.
1.1) Phân quyền (empowerment): nhân viên được trao quyền để giải quyết công việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất hay chưa.
1.2) Định hướng nhóm (team orientation): sự hợp tác giữa các thành viên để cùng làm việc nhằm đạt được mục đích chung.
1.3) Phát triển năng lực (capability development): doanh nghiệp quan tâm đến việc bổ sung rèn luyện kỹ năng cho nhân viên nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thích ứng với mơi trường kinh doanh liên tục thay đổi và giúp nhân viên hoàn thiện, phát triển năng lực cá nhân.
2) Sự kiên định (consistency) – Liệu chúng ta có những giá trị, hệ thống, và quy trình thích hợp để thực hiện?: doanh nghiệp có sự ổn định và mạnh mẽ. Đặc
điểm này tạo ra những nhân viên gắn bó với tổ chức nhờ vào sự chia sẻ thông tin. Sự kiên định được đánh giá thông qua:
2.1) Giá trị cốt lõi (core values): là yếu tố rất cần thiết, là niềm tin lâu dài của một tổ chức, là các nguyên tắc hướng dẫn hành động, có giá trị và tầm quan trọng nội tại đối với những người thuộc tổ chức.
2.2) Sự đồng thuận (agreement): là việc tổ chức và các thành viên có thể đạt được sự đồng thuận trong giải quyết các vấn đề quan trọng.
2.3) Hợp tác và hội nhập (coordination and integration): là sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ phận trong tổ chức, để cùng nhau đạt được các mục tiêu chung và phát triển hơn trong tương lai.
3) Khả năng thích nghi (adaptability) – Liệu chúng ta có đang lắng nghe thị trường?: là những điều chỉnh nhằm thích ứng với mơi trường bên trong và bên
ngoài. Khả năng này được đo lường bằng những thay đổi để phản ứng và dự đoán những thay đổi trong tương lai.
3.1) Đổi mới (creating change): liệu doanh nghiệp có dám đối diện và thay đổi để thích ứng với những thay đổi của mơi trường kinh doanh mới hay chưa.
3.2) Định hướng khách hàng (customer focus): doanh nghiệp có nắm được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cam kết liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng để phục vụ khách hàng tốt nhất hay chưa.
3.3) Tổ chức học tập (organizational learning): doanh nghiệp có tạo mơi trường làm việc tốt nhất để nhân viên có thể học tập lẫn nhau, rèn luyện, hoàn thiện bản thân để phục vụ tốt nhất cho tổ chức không.
4) Sứ mệnh (mission) – Liệu chúng ta có biết mình đang đi đâu?: đây là khái niệm để chỉ mục đích của tổ chức, lý do và ý nghĩa cho sự ra đời và tồn tại của nó. Đây là tun ngơn của tổ chức đối với xã hội, chứng minh được tính hữu ích của tổ chức đối với xã hội và mang tính dài hạn. Sứ mệnh bao gồm ba yếu tố:
4.1) Định hướng chiến lược (strategic direction and intent): là hệ thống cách thức thực hiện mục tiêu và những chỉ dẫn bởi lãnh đạo, nhằm giúp các thành viên có thể nắm bắt và hồn thành cơng việc của mình và thực hiện các mục tiêu tương lai của doanh nghiệp.
4.2) Hệ thống mục tiêu (goals and objectives): là những trạng thái, những cột mốc và tiêu chí cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
4.3) Tầm nhìn (vision): hình ảnh về vị trí mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Tầm nhìn có dễ hiểu, dễ nhận biết và được chia sẻ bởi các thành viên hay khơng.
• Các trạng thái văn hóa doanh nghiệp
Mọi người ln có cảm giác họ đang bị cuốn theo một hướng trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động. Cảm giác bị đẩy hay kéo như vậy là bình thường và buộc họ phải nghĩ đến mơi trường bên ngồi và q trình hoạt động bên trong nhằm duy trì sự kiên định và thích nghi với sự thay đổi từ bên ngồi. Mơ hình Denison nắm bắt được vấn đề và miêu tả những trạng thái đó. Các khung đặc điểm cũng như các yếu tố trong mơ hình tạo nên hai chiều hướng chính. Ở chiều ngang, các nhân tố đại diện cho khả năng linh hoạt và ổn định của doanh nghiệp. Trong khi đó, ở chiều
đứng mơ tả việc định hướng vào bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp. Phần mơ hình giao thoa chéo thể hiện sự liên kết từ trên xuống và từ dưới lên.
- Chiều ngang: linh hoạt và ổn định
Linh hoạt: khả năng thích nghi và sự tham gia
Doanh nghiệp mạnh ở điểm này có thể thay đổi rất nhanh để đáp lại sự thay đổi của môi trường bên ngồi và thường thành cơng trong việc cải tiến sản phẩm và thỏa mãn khách hàng của mình.
Ổn định: sứ mệnh và sự kiên định
Doanh nghiệp có xu hướng tập trung và có khả năng tiên đốn. Họ biết họ sẽ đi đến đâu và công cụ hay hệ thống nào để đi đến đó. Họ liên kết các kết quả với nhau một cách hiệu quả nhằm có lợi nhuận cao nhất
- Chiều đứng: định hướng bên trong và định hướng bên ngoài Định hướng bên trong: sự tham gia và sự kiên định
Doanh nghiệp định hướng vào sự liên kết giữa hệ thống quy trình và con người bên trong. Doanh nghiệp mạnh về điểm này thường có hiệu quả hoạt động cao, đạt được chất lượng cao và sự hài lòng cao của nhân viên.
Định hướng bên ngồi: khả năng thích nghi và sứ mệnh
Doanh nghiệp hướng về thị trường để thích nghi và thay đổi, có khả năng tăng trưởng khi đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai.
- Phần mơ hình giao thoa chéo - sự liên kết từ trên xuống và từ dưới lên Sứ mệnh và sự tham gia
Doanh nghiệp phải cân bằng giữa sứ mệnh (từ trên xuống) và sự tham gia của nhân viên (từ dưới lên), kết nối mục đích và chiến lược của tổ chức với trách nhiệm, sự tự chủ và cam kết của nhân viên.
Khả năng thích nghi và sự kiên định
Tình trạng căng thẳng được tạo ra giữa khả năng thích nghi (từ trên xuống) – liên quan đến thị trường – và sự kiên định (từ dưới lên) – liên quan đến giá trị, hệ thống, quy trình bên trong. Doanh nghiệp phải thích ứng và hồi đáp lại thị trường, phát triển các hệ thống và quy trình cho phép tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
1.5.2 Mơ hình đo lường văn hóa doanh nghiệp của Kim S. Cameron và Robert E. Quinn (Organizational Culture Assessment Instrument – OCAI) E. Quinn (Organizational Culture Assessment Instrument – OCAI)
Giáo sư Kim Cameron và Robert Quinn phân tích văn hóa doanh nghiệp theo 2 khía cạnh: (1) tính linh hoạt – sự linh hoạt và tự do hay sự ổn định và kiểm soát – và (2) xu hướng của doanh nghiệp – hướng nội và sự hòa nhập hay hướng ngoại và sự khác biệt. Đưa 2 khía cạnh này vào ma trận, họ lập ra mơ hình đo lường văn hóa doanh nghiệp.
- Phía trái của mơ hình: dành cho doanh nghiệp định hướng nội bộ: điều gì là quan trọng và chúng ta muốn làm việc như thế nào?
- Phía bên phải của mơ hình: dành cho doanh nghiệp định hướng mơi trường bên ngồi: điều gì là quan trọng với thế giới bên ngoài, khách hàng và thị trường? - Phía trên của mơ hình: doanh nghiệp ưa thích sự linh hoạt và tự do.
- Phía dưới của mơ hình: doanh nghiệp coi trọng sự ổn định và kiểm sốt.
Để xác định được mơ hình văn hóa của mỗi doanh nghiệp, Cameron và Quinn đã xây dựng Bộ cơng cụ đánh giá văn hóa của doanh nghiệp (Organizational Culture Assessment Instrument – OCAI) nhằm đánh giá cụ thể 6 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, từ đó định dạng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khung giá trị cạnh tranh. 6 đặc tính đó bao gồm:
- Đặc tính nổi bật của doanh nghiệp - Phong cách lãnh đạo
- Đặc điểm nhân viên
- Chất keo gắn kết của doanh nghiệp - Chiến lược phát triển
- Tiêu chuẩn của sự thành cơng
Từ đây, chia văn hóa doanh nghiệp thành 4 loại: văn hóa gia đình (clan), văn hóa thứ bậc (hierarchy), văn hóa thị trường (market) và văn hóa sáng tạo (adhocracy).