(Nguồn: www.ocai-online.com, tháng 8/ 2017)
- Văn hóa gia đình (clan): mơi trường làm việc thân thiện, mọi người giống như một gia đình lớn. Nhà lãnh đạo có vai trị như một nhà thơng thái hay thậm chí là một người cha. Doanh nghiệp gắn kết bằng lòng trung thành và truyền thống. Ở đây có sự tham gia đáng kể của nhân viên. Doanh nghiệp nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực dài hạn và đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau bằng sức mạnh tinh thần. Sự thành công được định nghĩa bằng việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và quan tâm đến con người. Doanh nghiệp khuyến khích làm việc nhóm, sự tham gia và sự đồng lịng.
- Văn hóa thứ bậc (hierarchy): mơi trường làm việc chính thức và theo cấp bậc. Con người tuân theo thủ tục. Nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến sự hiệu quả trên cơ sở hợp tác và tổ chức. Điều quan trọng là giữ cho tổ chức vận hành nhịp nhàng. Chất keo gắn kết là các nguyên tắc và chính sách chính thức. Mục đích dài hạn là sự bền vững và kết quả, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả và suôn sẻ.
Thành công được định nghĩa dựa trên sự tín nhiệm, hoạch định nhịp nhàng và chi phí thấp. Quản trị nhân lực phải đảm bảo cơng việc và dự báo được.
- Văn hóa thị trường (market): dựa trên kết quả – nhấn mạnh việc hồn thành cơng việc. Con người cạnh tranh nhau và tập trung vào kết quả. Nhà lãnh đạo đồng thời là người dẫn dắt, người sản xuất và kẻ thù cùng lúc. Họ rất nghiêm khắc và yêu cầu cao. Chất keo gắn kết là việc nhấn mạnh vào sự chiến thắng. Danh tiếng và thành công là điều quan trọng nhất. Định hướng dài hạn là các hoạt động cạnh tranh và đạt kết quả. Thành công được định nghĩa dựa trên sự thâm nhập thị trường và cổ phiếu. Giá cạnh tranh và nghệ thuật lãnh đạo là điều quan trọng. Mơ hình doanh nghiệp được dựa trên sự cạnh tranh.
- Văn hóa sáng tạo (adhocracy): đây là môi trường làm việc năng động và sáng tạo. Nhân viên chấp nhận mạo hiểm. Nhà lãnh đạo là những người đổi mới và chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm và sáng kiến là điều thịnh hành trong doanh nghiệp. Sự xuất chúng được nhấn mạnh. Mục đích dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Thành công được đánh giá dựa trên tính hữu hiệu của hàng hóa và dịch vụ mới. Doanh nghiệp khuyến khích sự tự do và sáng kiến cá nhân. Tác giả nhận thấy mơ hình Denison phù hợp với u cầu của luận văn – với cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là niềm tin và các quan niệm chung, cùng 4 thành phần chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: sự tham gia, sự kiên định, khả năng thích nghi, và sứ mệnh. Mơ hình đề cập đến sự cân bằng giữa việc linh hoạt, thích nghi với mơi trường bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định, bền vững nội bộ; giữa việc tập trung vào các mục tiêu chiến lược nhưng vẫn có sự tham gia và trao quyền cho nhân viên.
Vì vậy, tác giả sẽ áp dụng mơ hình Dension vào phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở chương 2, chỉ ra ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CMA CGM Việt Nam. Từ đó, đề ra giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp ở chương 3.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Văn hóa là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, ảnh hưởng đến cách tổ chức phản ứng lại với sự thay đổi nhu cầu của môi trường kinh doanh (Denison, 1995). Văn hóa tổ chức là kết hợp giữa hai khái niệm văn hóa và tổ chức, bao gồm sứ mệnh, mục tiêu, các giá trị, niềm tin, và hành vi mong đợi trong tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp là một nội dung trong văn hóa tổ chức, là một hệ thống những ý tưởng chung nhằm phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp xác định ranh giới, tạo sự khác biệt và cá tính chung cho các thành viên; tạo điều kiện đưa ra cam kết vì lợi ích chung; củng cố sự ổn định hệ thống xã hội; giúp chỉ dẫn, hình thành quan điểm và hành vi của nhân viên. Văn hóa tạo ra mơi trường và giống như một nghĩa vụ pháp lý của các thành viên.
Theo Schein (1992), có 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp: các giá trị hữu hình, các giá trị được tuyên bố và các giá trị căn bản. Trong đó, bản chất văn hóa doanh nghiệp nằm ở những giá trị căn bản.
Mơ hình khảo sát văn hóa doanh nghiệp của Denison khẳng định mối quan hệ bền vững giữa văn hóa doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó, niềm tin và các quan niệm chung ở trung tâm, 4 thành phần của văn hóa doanh nghiệp bao gồm: sự tham gia, sự kiên định, khả năng thích nghi, và sứ mệnh.
Mơ hình đo lường văn hóa doanh nghiệp của Cameron phân tích theo 2 khía cạnh: tính linh hoạt và xu hướng của doanh nghiệp; dựa trên 6 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp: đặc tính nổi bật của doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo, đặc điểm nhân viên, chất keo gắn kết của doanh nghiệp, chiến lược phát triển và tiêu chuẩn của sự thành công – chia văn hóa doanh nghiệp thành 4 loại: văn hóa gia đình, văn hóa thứ bậc, văn hóa cạnh tranh, và văn hóa sáng tạo.
Mơ hình Denison phù hợp với yêu cầu của luận văn, thơng qua phân tích các thành phần của văn hóa doanh nghiệp, chỉ ra ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CMA CGM Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CMA CGM VIỆT NAM
Trên cơ sở lý thuyết về 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Schein và mơ hình văn hóa doanh nghiệp của Denison ở chương 1, chương 2 – tác giả tiến hành khảo sát thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty CMA CGM Việt Nam, phân tích các ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ở chương 3.
2.1 Giới thiệu về công ty CMA CGM Việt Nam
2.1.1 Thông tin sơ lược
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hải CMA CGM Việt Nam Tên giao dịch đối ngoại: CMA CGM Vietnam Joint Stock Company Tên thường gọi: CMA
Hình 2.1: Logo hiện tại của cơng ty CMA CGM Việt Nam (Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/ 2017)
Trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Quy Nhơn.
Hình 2.2: Trụ sở chính và các chi nhánh của cơng ty CMA CGM Việt Nam (Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/ 2017) (Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/ 2017)
2.1.2 Q trình hình thành và phát triển • Tập đồn CMA CGM • Tập đồn CMA CGM
- Năm 1977, hai công ty của Pháp Messageries Maritimes (MessMar) và Compagnie Générale Transatlantique (Transat) sáp nhập thành công ty Compagnie Générale Maritime (CGM).
- Năm 1978, Jacques R. Saadé thành lập công ty Compagnie Maritime d’Affrètement (CMA), chỉ có 4 nhân viên và 1 con tàu vào lúc đó.
- Năm 1995, CMA trở thành hãng tàu số một của Pháp.
- Năm 1996, CGM tư nhân hóa thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. - Năm 1999, chính thức sáp nhập CMA và CGM thành CMA CGM, hãng tàu đứng
thứ 12 thế giới vào thời điểm đó.
Đến tháng 8/ 2017, CMA CGM là hãng tàu container đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng của Alphaliner, sau Maersk Line (Đan Mạch), MSC (Thụy Sỹ)
và là hãng tàu số 1 của Pháp. Tập đoàn cũng là công ty tư nhân lớn nhất ở Marseille.
Sau hơn một thế kỷ rưỡi phát triển gồm cả quá trình sáp nhập, thơn tính và tư nhân hóa, CMA CGM đã trở thành một hãng tàu có quy mơ tồn cầu. Trụ sở chính của CMA CGM được đặt tại Marseille, Pháp và hơn 600 văn phòng tại 160 quốc gia và 29,000 nhân viên (theo số liệu của tập đồn CMA CGM tính đến tháng 8/ 2017). Tập đồn có một loạt cơng ty con chun mơn hóa, cung cấp hàng loạt các dịch vụ vận tải container liên quan đến vận tải biển: APL, CMA CGM Logistics, ANL, MacAndrews, CNC Line, Comanav, US Lines,…
Hình 2.3: Tập đồn CMA CGM và các cơng ty con (Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/ 2017)
Hình 2.4: Mạng lưới của tập đồn CMA CGM trên toàn cầu (Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/ 2017)
• Cơng ty CMA CGM Việt Nam
- Năm 1998, CGM liên doanh với Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) mở đại lý Gematrans nhằm khai thác container và quản lý đội tàu tại Việt Nam. - Sau khi CMA và CGM sáp nhập thành CMA CGM vào năm 1999, ngày
17/03/2006, tập đồn thành lập cơng ty CMA CGM Việt Nam, tách ra khỏi Gematrans để thành lập một mảng hoạt động khai thác vận tải độc lập.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, văn phịng trước đây được đặt tại số 37 đường Tôn Đức Thắng, Quận 1. Tuy nhiên, từ ngày 30/06/2008, công ty đã dời văn phòng về lầu 8, tòa nhà Ruby, số 81-85 Hàm Nghi, Quận 1. Địa điểm này nằm ngay ở trung tâm thành phố, là nơi rất thuận tiện để khách hàng đến liên hệ và giao dịch. Các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và Quy Nhơn cũng được đặt ở những vị trí trung tâm, tiện lợi cho khách hàng.
Theo đánh giá của Rodolphe Saadé, CEO của tập đồn, Việt Nam có vị trí độc đáo với vị trí địa lý chiến lược, lực lượng lao động có tay nghề, chi phí phải chăng và tăng trưởng GDP cao liên tục.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
CMA CGM Việt Nam là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải biển, bao gồm vận tải biển và vận tải đa phương thức. Mảng dịch vụ giá trị gia tăng – hoạt động logistics do công ty CMA CGM Logistics Việt Nam (cùng thuộc tập đoàn CMA CGM) đảm nhiệm.
2.1.4 Khách hàng
Khách hàng của công ty là những tổ chức tham gia hoặc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: công ty giao nhận – logistics (DHL, Schenker, Damco, Gia Nguyễn,…), công ty xuất nhập khẩu (Đại Dương Xanh, Cá Heo Xanh, Vinatras,…), tập đoàn đa quốc gia với mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu (Samsung, Nike, Adidas, Ikea,…), khách hàng trực tiếp của Việt Nam (nhà máy sản xuất, chế biến,…) có nhu cầu xuất nhập khẩu (Intimex, Posco, Vinafood 1, Vinafood 2,…).
2.1.5 Cơ cấu tổ chức
Sau khi CMA mua lại Neptune Orient Lines (NOL) của Singapore – chủ sở hữu hãng tàu APL vào năm 2016 đã quyết định giữ lại tên APL và sáp nhập nhân viên APL vào CMA – trừ nhân viên bộ phận kinh doanh của APL vẫn hoạt động riêng.
Tương tự tại Việt Nam, từ tháng 7/ 2016, nhân viên cũ của APL Việt Nam đã chuyển sang làm chung văn phòng với nhân viên CMA CGM Việt Nam, ngoại trừ nhân viên bộ phận kinh doanh là vẫn còn làm việc tại cơ sở cũ của APL (tòa nhà Minh Long, số 17 đường Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3).
Đứng đầu công ty CMA CGM Việt Nam là tổng giám đốc người nước ngoài, thường là người Pháp, nhiệm kỳ từ 2 đến 5 năm.
Khơng tính nhân viên kinh doanh của APL đang hoạt động riêng thì CMA CGM Việt Nam được chia thành 6 bộ phận chính là: Thương mại (Commercial), Điều hành (Operations), Logistics, Hậu cần Dịch vụ Khách hàng (Back Office), Tài chính (Finance), và Nhân sự – Hành chính (Human Resource – Administration) với tất cả 220 nhân viên, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, làm việc gắn kết với trụ sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh (120).
Tính riêng 120 nhân viên tại Hồ Chí Minh:
- Bộ phận Thương mại (Commercial): có 5 phịng là Xuất khẩu (Export Sales), Nhập khẩu và Hàng lạnh (Import/ Reefer Sales), Khách hàng Chiến lược (Key Account), Tuyến châu Á (CNC Line), Chăm sóc Khách hàng và Lưu chuyển Hàng hóa (Customer Service Front Office and Cargo Flow); gồm 1 giám đốc và 34 nhân viên.
- Bộ phận Điều hành (Operations) gồm 1 trưởng phòng và 6 nhân viên.
- Bộ phận Logistics: gồm 2 phòng ban là Logistics và Kỹ thuật (Maintenance and Repair); với 1 trưởng phòng và 8 nhân viên.
- Bộ phận Hậu cần Dịch vụ Khách hàng (Back Office): gồm Đơn hàng (Booking), Dịch vụ Khách hàng Nhập khẩu, Chứng từ (Import Customer Service/ Documentation) và Quầy thu tiền (Counter); có 1 trưởng phịng và 29 nhân viên.
- Bộ phận Tài chính (Finance): gồm 6 phịng ban là Kế tốn Tổng hợp (General Lecture), Phí lưu container–lưu bãi–cắm điện (DDSM), Kế tốn Nợ (Accouting Receivable), Hóa đơn (Invoicing), Thơng tin (Information Technology) và Quản trị Chất lượng (Quality Management); gồm có 1 giám đốc và 31 nhân viên. - Bộ phận Nhân sự – Hành chính (Human Resource – Administration): chia thành
Nhân sự và Hành chính; gồm có 1 trưởng phịng và 6 nhân viên. + Nhân viên kinh doanh của APL gồm có 42 người.
2.1.6 Tình hình lao động
Tại Hồ Chí Minh, cơng ty có tổng cộng 118 nhân sự người Việt và 3 nhân sự người nước ngoài (tổng giám đốc và giám đốc). Trong đó, chủ yếu là nữ - chiếm hơn 60% (Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty CMA CGM Việt Nam, tháng 8/ 2017).
Lao động của cơng ty có độ tuổi từ 21 đến 55, trong đó tỷ lệ cao nhất là từ 26 đến 30 tuổi, từ 31 đến 35 và từ 36 đến 40 tuổi. Từ đây, có thể thấy nhân viên của cơng ty cịn rất trẻ, phần lớn mới ra trường và nhân viên có từ 5 - 10 năm kinh nghiệm. Riêng cấp quản lý có độ tuổi trung bình trên 35 tuổi (Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty CMA CGM Việt Nam, tháng 8/ 2017).
Hình 2.5: Đồ thị độ tuổi của nhân viên công ty CMA CGM Việt Nam (Nguồn: Kết quả khảo sát)
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức của công ty CMA CGM Việt Nam (Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty CMA CGM Việt Nam, tháng 8/ 2017)
2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 - 2016 • Tập đồn CMA CGM • Tập đồn CMA CGM
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của tập đoàn CMA CGM giai đoạn 2013 - 2016
Đơn vị tính: triệu USD
Mơ tả 2013 2014 2015 2016
Doanh thu 159 167 157 160
Lợi nhuận thuần trước thuế 756 973 911 29 Lợi nhuận ròng hợp nhất 408 584 567 -452 Tỷ suất hoàn vốn (ROI) 10.3% 9.9% 9.2% -1.4%
(Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/2017)
Bảng 2.2: Khối lượng vận chuyển của tập đoàn CMA CGM giai đoạn 2013 - 2016
Đơn vị tính: triệu TEU1
Mô tả 2013 2014 2015 2016
Khối lượng vận chuyển 11.3 12.2 13 15.6 Năng lực chuyên chở 1,556 1,648 1,893 2,208
(Nguồn: www.cma-cgm.com, tháng 8/2017)
Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008 - 2009, từ năm 2010 - 2012, kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, năm 2013 vẫn được đánh giá là một năm khó khăn của ngành vận tải biển khi giá cước vận chuyển luôn ở mức thấp do cung vượt cầu. Nhờ thành công trong việc cắt giảm chi phí cùng với tăng trưởng về khối lượng vận chuyển (tăng 7.5% so với mức trung bình thị trường là 3%), CMA CGM được ghi nhận là một trong những cơng ty có hiệu quả hoạt động cao nhất ngành, lợi nhuận ròng đạt mức cao 22.8%. Điều này giúp tập đồn có tỷ lệ nợ thấp và dịng vốn mạnh – tỷ suất nợ trên vốn năm 2013 chỉ là 0.77%.
Năm 2014 tiếp tục là một năm kinh doanh tốt nhờ vào việc cắt giảm chi phí và tái cơ cấu hoạt động: sáp nhập CMA và DELMAS chuyên tuyến châu Phi vào làm một, tập trung mạnh vào thị trường Mỹ và mở rộng ANL – chuyên tuyến Úc; phát triển
nền tảng thương mại điện tử từ tháng 10/ 2013. Khối lượng vận chuyển tăng 8.1% – mức cao nhất thị trường. Tỷ suất nợ trên vốn giảm còn 0.55%. Tháng 12/ 2014, khởi động dự án Aquila2 – mua lại công ty Neptune Orient Lines (NOL) của Singapore – chủ sở hữu của hãng tàu APL (đứng thứ 12 thế giới) vào thời điểm đó.
Năm 2015 là một năm khó khăn của kinh tế thế giới khi nhu cầu nhập khẩu của các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là Trung Quốc, biến động của thị trường tiền tệ và giá hàng hóa đi xuống. Trong bối cảnh đó, tập đoàn vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định nhờ vào chiến lược cắt giảm chi phí và cấu trúc tài chính. Với việc tham gia vào liên minh Ocean Three cùng với China Shipping và UASC (United Arab Shipping Company) vào tháng 1/ 2015 - kết thúc vào tháng 4/ 2017, khối lượng vận chuyển của tập đoàn đã tăng 6.3% tương ứng với 13 triệu