.3 Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị cảm nhận và chất lượng sống sinh viên, nghiên cứu sinh viên đại học ngành kinh tế tại TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 31)

Giá trị chức năng (tính thiết thực của bằng) – FVS

Giá trị tri thức – EPS

Giá trị hình ảnh – IMV

Giá trị cảm xúc – EMV

Giá trị chức năng (chi phí/chất lượng) – FVP

Giá trị xã hội – SOV

Chất lượng sống sinh viên - QOCL H2 H1 H3 H4 H5 H6

2.5- Tĩm tắt chương 2:

Chương này trình bày các lý thuyết về giá trị cảm nhận và chất lượng sống. Trong chương cũng đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết về 6 thành phần của giá trị cảm nhận cĩ tác động tích cực lên chất lượng sống sinh viên ngành kinh tế.

CHƯƠNG 3:

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1- Giới thiệu

Chương 3 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo cũng như kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.

3.2- Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thơng qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi khảo sát; (2) Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định mơ hình nghiên cứu.

3.2.1.1. Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo của LeBlance & Nguyen (1999), xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với đặc thù sinh viên Việt Nam. Tác giả chọn 10 sinh viên đang học tại trường Kinh Tế TP HCM và trường Ngoại Thương TP HCM. 10 sinh viên được chọn ngẫu nhiên ở cả hai giới tính nam và nữ. Nội dung phỏng vấn căn cứ trên khung thang đo giá trị cảm nhận dịch vụ đào tạo của LeBlanc & Nguyen (1999) và chất lượng sống sinh viên của Nguyen & ctg (2011). Từ kết quả này, bảng câu hỏi chính thức được hình thành với nội dung được hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát là sinh viên ngành kinh tế tại TP HCM.

3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng:

a) Mẫu nghiên cứu:

HCM, Đại học Ngân Hàng, Đai học Cơng Nghiệp TP HCM và Học viện Hàng Khơng, lấy mẫu thuận tiện.

Theo Hair & ctg (1998), để cĩ thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và cỡ mẫu khơng ít hơn 100. Cũng cĩ nhà nghiên cứu yêu cầu phân tích nhân tố cần cỡ mẫu ít nhất 200 quan sát ( Gorsuch 1983, theo Nguyen), cĩ tác giả cho là 300 (Norusi 2005, theo Nguyen). Bên cạnh đĩ, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick& Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo cơng thức

n>=8m + 50 Trong đĩ: - n: cỡ mẫu

- m: số biến độc lập của mơ hình

Với số lượng biến độc lập là 26, như vậy yêu cầu cỡ mẫu ít nhất là 258. b) Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập, các bản phỏng vấn được xem xét, và loại đi những bản phỏng vấn khơng đạt u cầu; sau đĩ mã hĩa, nhập liệu và làm sạch, xử lý dữ liệu bằng SPSS 13.

Với phần mềm SPSS 13, thực hiện phân tích dữ liệu thơng qua các cơng cụ như các thống kê mơ tả, bảng tần số, đồ thị, kiểm định độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và các phân tích khác (T-test, ANOVA,…).

3.2.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được xây dựng dựa theo Quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007, được hiệu chỉnh cho phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị cảm nhận và chất lượng sống sinh viên, nghiên cứu sinh viên đại học ngành kinh tế tại TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)