.2 Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị cảm nhận và chất lượng sống sinh viên, nghiên cứu sinh viên đại học ngành kinh tế tại TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

4.4- Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát cĩ mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng cĩ ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thơng tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg 1998).

4.4.1 Thang đo giá trị cảm nhận:

Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 1 ≥ 0,5 với mức ý nghĩa của kiểm định Barlett ≤ 0,05.

 Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5.

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1.

 Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Khi phân tích EFA với thang đo giá trị cảm nhận, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố cĩ Eigenvalue >1.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 26 biến quan sát của 6 thành phần giá trị cảm nhận được nhĩm thành 5 nhân tố. Hệ số KMO = 0,902 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 7121,552 với mức ý nghĩa 0,000 do đĩ các biến quan sát cĩ tương quan với nhau. Phương

1

KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kaiser (1974) đề nghị KMO≥,90 rất tốt;

sai trích đạt 58,01% thể hiện 5 nhân tố giải thích được gần 60% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 5 với Eigenvalue=1,227 (kết quả cụ thể được trình bày Phụ lục 5). Tuy nhiên, hệ số tải nhân tố của hai biến cĩ 2 biến quan sát là FVP3 (giá trị chức nang: chi phí/chất lượng) và FVS4 (giá trị chức năng: tính thiết thực của bằng cấp) cĩ 4< factor loading < 5, tác giả thử loại 2 biến này thì phương sai trích tăng được gần 2% nhưng khi chạy hồi quy thì adjusted R square lại giảm đi gần 3%. Tác giả tìm thêm thơng tin và đọc được tài liệu như sau: theo Hair & ctg (1998, 111), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là cĩ ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75. Cỡ mẫu tác giả thu thập được là 864 do đĩ tác giả quyết định giữ lại 2 biến trên để thực hiện các phân tích tiếp theo.

STT Tên biến

Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 1. IMV2 .841 Giá trị hình ảnh IMV 2. IMV4 .800 3. IMV5 .765 4. IMV1 .722 5. IMV6 .708 6. IMV3 .707 7. EMV1 .641 8. EMV2 .545

9. EPS3 .769 Giá trị tri thức EPS

10. EPS6 .731 11. EPS1 .716 12. EPS2 .688 13. EPS5 .625 14. EPS4 .597 15. FVS3 .502

16. SOV2 .797 Giá trị xã hội SOV

17. SOV1 .761 18. SOV3 .727 19. SOV4 .567 20. EMV3 .515 21. FVP1 .858 Giá trị chức năng (chi phí/chất lượng) 22. FVP2 .844 23. FVP3 .423 24. FVS2 .768 Giá trị chức năng (tính thiết thực) 25. FVS1 .750 26. FVS4 .424 Eigenvalue 1,227 Phương sai trích 58,013%

 Nhân tố thứ nhất gồm 8 biến quan sát như sau:

IMV1 Tơi đã nghe rất nhiều thơng tin tích cực về trường X.

IMV2 Danh tiếng của trường X giúp nâng cao giá trị bằng tốt nghiệp của tơi.

IMV3 Thương hiệu của trường ảnh hưởng đến giá trị bằng tốt nghiệp của tơi.

IMV4 Tơi tin rằng sinh viên tốt nghiệp trường X được các doanh nghiệp đánh giá cao khi xin việc.

IMV5 Hình ảnh tốt đẹp của trường X giúp tơi dễ dàng tiếp cận các nhà tuyển dụng.

IMV6 Tơi tin rằng các doanh nghiệp luơn ưu tiên tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp từ trường X.

EMV1 Tơi tự hào khi nĩi về chuyên ngành kinh tế của trường X. EMV2 Tơi rất vui vì đã chọn chuyên ngành kinh doanh của trường

X

Nhân tố này được đặt tên là Giá trị hình ảnh, ký hiệu IMV.

 Nhân tố thứ hai: 7 biến quan sát.

EPS1 Các giảng viên của trường đã cung cấp những kiến thức hữu ích.

EPS2 Chương trình học sát với thực tế.

EPS3 Chương trình học giúp mở rộng vốn kiến thức của tơi. EPS4 Các phong trào học tập giúp nâng cao vốn kiến thức của tơi. EPS5 Những chỉ dẫn từ các giảng viên ảnh hưởng đến kiến thức

EPS6 Tơi học được nhiều điều mới lạ từ chương trình học.

FVS3 Những kiến thức tơi học được tại trường X sẽ giúp tơi thăng tiến trong sự nghiệp.

Nhân tố được đặt tên là Giá trị tri thức, ký hiệu EPS

 Nhân tố thứ ba: 5 biến quan sát

SOV1 Tơi rất vui vì cĩ nhiều bạn bè trong lớp học.

SOV2 Tơi thấy khĩa học thật thú vị vì cĩ nhiều bạn đến từ các vùng miền khác nhau.

SOV3 Học tập theo nhĩm giúp tơi nâng cao kỹ năng làm việc nhĩm.

SOV4 Các hoạt động xã hội tại trường X sinh viên vui thú hơn. EMV3 Những trải nghiệm tại trường X rất thú vị trong cuộc đời sinh

viên.

Nhân tố này được đặt tên là Giá trị xã hội, ký hiệu SOV

 Nhân tố thứ tư: 3 biến quan sát

FVP1 Tơi tin rằng chi phí học tập tương xứng với dịch vụ đào tạo. FVP2 Khi xem xét học phí, tơi tin rằng tỷ lệ học phí/chất lượng là

cân đối.

FVP3 Tơi tin rằng trường X cĩ chất lượng đào tạo tốt.

Nhân tố này được đặt tên là Giá trị chức năng (chi phí/chất lượng), ký

 Nhân tố thứ năm: gồm 3 biến quan sát

FVS1 Bằng tốt nghiệp thuộc ngành kinh tế giúp tơi tìm được việc làm cĩ mức lương cao.

FVS2 Bằng tốt nghiệp thuộc ngành kinh tế giúp tơi đạt những mục tiêu trong nghề nghiệp.

FVS4 Việc lựa chọn ngành kinh tế là sự đầu tư hiệu quả cho sự nghiệp tương lai của tơi.

Nhân tố thứ năm được đặt tên là Giá trị chức năng (tính thiết thực), ký

hiệu FVS.

4.4.2 Thang đo chất lượng sống sinh viên

Sau khi phân tích EFA, ba biến quan sát của thang đo chất lượng sống sinh viên ngành kinh tế được nhĩm thành 1 nhân tố. Khơng cĩ biến quan sát nào bị loại. EFA phù hợp với hệ số KMO = 0,631; phương sai trích gần bằng 57%; các biến quan sát cĩ hệ số tải nhân tố trên 0,5; mức ý nghĩa kiểm định của Bartlett là 0,000.

4.4.3 Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu:

Từ kết quả phân tích EFA, tác giả điều chỉnh mơ hình nghiên cứu như sau: Biến độc lập: gồm 5 nhân tố với 26 biến quan sát

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Các giả thuyết:

H1: Giá trị chức năng (tính thiết thực của bằng cấp) cĩ mối quan hệ dương với chất lượng sống.

H2: Giá trị tri thức cĩ mối quan hệ dương với chất lượng sống sinh viên. H3: Giá trị hình ảnh tác động dương đến chất lượng sống sinh viên.

H4: Giá trị chức năng (giá/chất lượng) tác động dương đến chất lượng sống sinh viên.

H5: Giá trị xã hội tác động dương đến chất lượng sống sinh viên. H2

H1

H3

H4

H5 Giá trị chức năng (tính thiết

thực bằng cấp) – FVS

Giá trị tri thức – EPS

Giá trị hình ảnh – IMV

Giá trị chức năng (chi phí/chất lượng) – FVP

Giá trị xã hội – SOV

Chất lượng sống sinh

viên - QOCL

4.5- Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích EFA, năm nhân tố của thang đo giá trị cảm nhận được đưa vào xem xét sự ảnh hưởng đến chất lượng sống sinh viên ngành kinh tế tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy cho thấy R2 hiệu chỉnh bằng 0,42 (mơ hình giải thích được 42% của biến chất lượng sống sinh viên) và mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (xem thêm Phụ lục 6).

Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng

1 0,652(a) 0,425 0,420 0,56566

Bảng 4.4 Đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Tiếp theo kiểm định F là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ta cĩ trị số F = 100,098 và giá trị sig. rất nhỏ (0,000), mơ hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%.

hình

Chưa chuẩn hĩa Chuẩn hĩa t Sig. Collinearity Statistics B Độ lệch chuẩn Tolerance VIF 1 Hằng số -,049 .152 -.325 .745 IMV ,264 ,033 ,273 7,990 ,000 ,726 1,377 EPS ,116 ,045 ,099 2,597 ,010 ,580 1,725 SOV ,212 ,036 ,202 5,933 ,000 ,730 1,370 FVP ,240 ,029 ,271 8,335 ,000 ,802 1,247 FVS ,102 ,038 ,094 2,658 ,008 ,675 1,482

Qua bảng 4.5 khi xét giá trị Sig. của giá trị hình ảnh IMV, giá trị tri thức EPS, giá trị xã hội SOV, giá trị chức năng (tính thiết thực của bằng cấp) FVS và giá trị chức năng (chi phí và chất lượng) FVP cho thấy tất cả đều tác động dương đến chất lượng sống sinh viên. Hệ số phĩng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 nên khơng cĩ hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:

QOL= 0.273IMV + 0.099EPS + 0.202SOV + 0.271FVP + 0.094FVS

Trong năm nhân tố giá trị cảm nhận, ba nhân tố cĩ tác động mạnh đến chất lượng sống là giá trị hình ảnh, giá trị xã hội và giá trị chức năng (chi phí/chất lượng). Nghĩa là cảm nhận của sinh viên về hình ảnh trường tăng, về giá trị xã hội trường mang đến tăng hay giá trị chức năng tăng thì chất lượng sống sinh viên tăng (khi xét sự thay đổi của 1 yếu tố thì các yếu tố khác được tác giả định là khơng đổi). Như vậy giả thuyết được chấp nhận, 5 nhân tố giá trị cảm nhận đều ảnh hưởng dương đến chất lượng sống sinh viên.

Hình 4.2 Kết quả hồi quy

Giá trị chức năng (tính thiết thực) – FVS

Giá trị tri thức – EPV

Giá trị hình ảnh – IMV

Giá trị chức năng (chi phí/chất lượng) – FVP Chất lượng sống sinh viên - QOCL 0,099 0,094 0,273 0,271

4.6- Phân tích sự đánh giá của các sinh viên các trường về các nhân tố giá trị cảm nhận

Mơ hình hồi quy cho thấy cảm nhận của sinh viên về hình ảnh, giá trị xã hội và giá trị chức năng (chi phí/chất lượng) tác động mạnh đến chất lượng sống sinh viên ngành kinh tế. Điều này cĩ thể nhận thấy qua điểm thang đo, cả 3 yếu tố này cĩ điểm trung bình cao hơn điểm giữa của thang đo.

STT Nhân tố Điểm trung bình Sig. (2-tailed)

1. Giá trị xã hội 3,6651 0,000

2. Giá trị hình ảnh 3,4343 0,000

3. Giá trị tri thức 3,4175 0,000

4. Giá trị chức năng (chi phí/chất lượng)

3,2856 0,000

5. Giá trị chức năng (tính thiết thực của bằng cấp)

3,2446 0,000

Bảng 4.6 Điểm trung bình thang đo giá trị cảm nhận

3.43 3.42 3.67 3.29 3.24 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 IMV EPS SOV FVP FVS

Tên trường IMV EPS SOV FVP FVS

Học Viện Hàng Khơng 2.7367 3.2576 3.5436 3.3182 3.0076 Đại học Cơng Nghiệp 3.3529 3.4468 3.8176 3.3072 3.2745 Đại học Kinh Tế TP HCM 3.6751 3.5146 3.5812 3.5856 3.3241 Đại học Ngoại Thương TP

HCM

3.8166 3.3026 3.7369 2.9376 3.2512

Đại học Ngân Hàng 3.1193 3.7792 3.6818 3.4343 3.4343

Total 3.4343 3.4175 3.6651 3.2856 3.2446

Bảng 4.7 Mức độ giá trị cảm nhận của sinh viên theo các trường

4.7- Phân tích mức độ hài lịng về chất lượng sống giữa các trường

Kết quả phân tích như sau

STT Trường Điểm trung bình

1. Học Viện Hàng Khơng 2.8990

2. Đại học Cơng Nghiệp 3.1993

3. Đại học Kinh Tế TP HCM 3.3702

4. Đại học Ngoại Thương TP HCM 3.1067

5. Đại học Ngân Hàng 3.1313

Tồn sinh viên 3.1525

Bảng 4.8 Điểm trung bình chất lượng sống sinh viên ngành kinh tế

Điểm trung bình mức độ chất lượng sống (QOCL) của tồn sinh viên là 3,1525 – lớn hơn mức giữa của thang đo nhưng khơng nhiều. Điều này cho thấy nhìn chung sinh viên cĩ hài lịng về chất lượng sống nhưng khơng cao.

Sinh viên trường cĩ chất lượng sống cao nhất là trường Đại học Kinh Tế. Từ thực tế ta cĩ thể thấy hàng năm tỉ lệ thi vào trường Kinh Tế là rất cao – điều đĩ đồng nghĩa là trường Kinh Tế cĩ hình ảnh tốt, uy tín, cĩ chất lượng giảng dạy tốt, và các nhà tuyển dụng cũng đánh giá cao sinh viên tốt nghiệp từ trường. Bên cạnh đĩ trường cịn thường xun tổ chức những buổi hội thảo, các hoạt động xã hội gắn liền với việc học và phát triển kỹ năng. Đĩ là những lý do giúp sinh viên của trường ngày càng năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với cuộc sống mới sau khi tốt nghiệp. (Xem Phụ lục 7 – Kết quả phân tích chất lượng sống theo trường- Anova). 3.3702 3.1313 3.1067 3.1993 2.8990 2.60 2.70 2.80 2.90 3.00 3.10 3.20 3.30 3.40 3.50 Học Viện Hàng Khơng Đại học Cơng Nghiệp Đại học Kinh Tế TP HCM Đại học Ngoại Thương TP HCM Đại học Ngân Hàng QOCL - Trường

Hình 4.4 Điểm trung bình chất lượng sống sinh viên

4.8- Phân tích sự ảnh hưởng của các biến định tính đến chất lượng sống 4.8.1. Giới tính 4.8.1. Giới tính

Kết quả T-test (xem Phụ lục 8) cho thấy ở độ tin cậy 95%, giới tính cĩ ảnh hưởng đến chất lượng sống sinh viên (QOCL) ở độ tin cậy 95%, vì Sig của T-test là 0,005 đạt mức ý nghĩa (kiểm định Levene cĩ Sig=0,369 – trường hợp phương

sai bằng nhau). Nam cho rằng chất lượng sống của mình tốt hơn nữ (mức độ chất lượng sống trung bình của nam là 3,2801, của nữ là 3,1020).

Như vậy, giới tính cĩ ảnh hưởng đến chất lượng sống sinh viên, sinh viên nam cĩ chất lượng sống cao hơn sinh viên nữ. Thực tế cho thấy sinh viên nam xét về mặt tâm lý vững vàng hơn sinh viên nữ và cũng khơng cĩ nhiều u cầu “khắt khe” như sinh viên nữ.

4.8.2. Năm học

Thật sự cĩ sự khác biệt giữa sinh viên các năm vì kiểm định Anova và Post Hoc Test cho thấy trong kiểm định F trong Anova cĩ Sig = 0,009 cĩ mức ý nghĩa, đồng thời kiểm định Post Hoc giữa năm 1 và cuối cĩ Sig= 0,027; năm 2 và năm cuối cĩ Sig = 0,003; năm 3 và cuối cĩ Sig = 0,038 đạt mức ý nghĩa với độ tin cậy 95%. (Phụ lục 9) 3.0240 3.1323 3.3359 3.1298 2.85 2.90 2.95 3.00 3.05 3.10 3.15 3.20 3.25 3.30 3.35 3.40 1.00 2.00 3.00 cuối QOCL - Năm học

Hình 4.5 Ảnh hưởng của năm học lên chất lượng sống QOCL

Như vậy, sinh viên năm cuối cĩ điểm trung bình về chất lượng sống cao hơn sinh viên các năm trước. Điều này ban quan trị nhà trường cần chú ý để cĩ những chính sách hỗ trợ sinh viên.

4.8.3. Kết quả học tập:

Aûnh hưởng của biến định tính kết quả học tập cho thấy kết quả học tập khơng ảnh hưởng đến chất lượng sống sinh viên. (Phụ lục 10).

4.9- Tĩm tắt

Trong chương này trình bày kết quả kiểm định các thang đo, mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của các biến định tính lên thang đo giá trị cảm nhận và chất lượng sống.

Kết quả EFA cho thấy, từ 6 nhân tố nhĩm thành 5 nhân tố với 26 biến quan sát. Vì vậy 6 giả thuyết ban đầu rút thành 5 giả thuyết.

Kết quả hồi quy cho thấy những giả thuyết đưa ra là hợp lý, cả 5 nhân tố giá trị cảm nhận đều cĩ tác động dương đến biến phụ thuộc chất lượng sống sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị cảm nhận và chất lượng sống sinh viên, nghiên cứu sinh viên đại học ngành kinh tế tại TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)